Yemen có gì khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều chộn rộn?

09 Tháng Tư 20156:59 CH(Xem: 20331)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 10 APRIL 2015
Yemen có gì khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều chộn rộn?

Thứ tư, 08/04/2015, 16:53 (GMT+7)

(Quốc tế) - Yemen đang là điểm nóng xung đột trên thế giới. Ngoại trừ những yếu tố bên trong liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, bất ổn ở Yemen lần này đã trở thành tâm điểm chú ý của cả Mỹ và Trung Quốc, dù cách thức thể hiện có thể khác nhau.

Khi Mỹ muốn quân sự hóa các tuyến hàng hải chiến lược

Ngay khi liên quân do Saudi Arabia đứng đầu mở các cuộc không kích nhằm vào phiến quân Houthi ở Yemen hôm 26/3, Washington lập tức lên tiếng ủng hộ chiến dịch này, cam kết cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần. Đến ngày 7/4, Thứ trưởng Ngoại giao Tony Blinken nói rằng, Mỹ sẽ trợ giúp liên quân cả vũ khí, đạn dược. Nhìn vào những diễn biến trên, giới phân tích cho rằng can dự của liên quân ở Yemen thực chất là hình thức “chiến tranh ủy quyền” do Mỹ đứng sau, với mục tiêu là duy trì được một thể chế có thể chi phối được, phục vụ cho ý đồ chiến lược của Mỹ tại khu vực. Then chốt nhất là kế hoạch quân sự hóa các tuyến đường hàng hải chiến lược ở Ấn Độ Dương.
blank
Mỹ từ lâu đã dồn sự chú ý tới Socotra. Ảnh: AP

Đảo Socotra (Yemen) trên Ấn Độ Dượng là cửa ngõ quan trọng, án ngữ tuyến hàng hải chiến lược giữa Biển Đỏ và Vịnh Aden, có tầm quan trọng chiến lược về mặt quân sự đối với Mỹ. Trong kế hoạch quân sự hóa các tuyến đường biển huyết mạch, Socotra có vai trò đặc biệt, từ đây có thể kết nối tới Địa Trung Hải, Nam Á, Viễn Đông thông qua kênh đào Suez, Biển Đỏ, Vịnh Aden. Khu vực này nằm trên tuyến đường vận tải biển sầm uất, nhất là đối với hoạt động vận chuyển dầu mỏ bằng tàu chuyên dụng. Đặt được một căn cứ quân sự ở Socotra, Mỹ có điều kiện giám sát mọi dịch chuyển tàu thuyền, kể cả tàu quân sự, ra vào Vịnh Aden.

Nhận thức được điều đó, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã dồn ngay sự chú ý sang Socotra – nơi mà Liên Xô từng đặt một căn cứ quân sự tại đây. Năm 2010, Mỹ đã mở các cuộc tiếp xúc với chính quyền Yemen về vấn đề này. Đầu năm 2013, Mỹ từng tuyên bố sẽ thiết lập 3 căn cứ quân sự tại quốc gia Bắc Phi này, với trọng điểm là ở Socotra. Theo tính toán của Mỹ, Socotra và Diego Garcia là hai điểm mấu chốt nhất về mặt quân sự ở Ấn Độ Dương.

Nhìn rộng ra, Ấn Độ Dương là tuyến hàng hải lớn kết nối Trung Đông, Đông Bắc Á và châu Phi với châu Âu và châu Mỹ. Đại dương này có 4 cửa ngõ chính đối với hoạt động giao thương toàn cầu, đó là kênh đào Suez (Ai Cập), eo biển Bab-el-Mandeb (nằm giữa Djibouti và Yemen), eo biển Hormuz (giáp ranh giữa Iran và Oman) và eo biển Malacca (giữa Indonesia và Malaysia). Ai kiểm soát được những trọng điểm chiến lược này, người đó sẽ làm chủ cuộc chơi trên các đại dương. Trong tác phẩm “Sức mạnh biển”, tài liệu được cho là “học thuyết nền tảng” cho chiến lược viễn dương của Mỹ, Đô đốc Alfred Thayus Mahan chỉ rõ: Ai kiểm soát được sức mạnh biển ở Ấn Độ Dương, người đó sẽ nắm quyền chi phối thế giới; đây là vùng biển quan trọng nhất trong 7 vùng biển trên toàn cầu, vận mệnh của thế giới trong thế kỉ 21 sẽ được quyết định tại Ấn Độ Dương.

Quan tâm của Trung Quốc

Ngày 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Bắc Kinh bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình bất ổn tại Yemen, kêu gọi các bên liên quan nhanh chóng thực thi một lệnh ngừng bắn. Trước đó, hôm 2/4 Trung Quốc đã cử tàu hộ vệ tên lửa tới sơ tán công dân của 10 nước tại Yemen, sau khi đã sơ tán hơn 500 công dân Trung Quốc khỏi đây. Song song với hoạt động sơ tán công dân, hải quân Trung Quốc cũng phái biên đội tàu 3 chiếc tới làm nhiệm vụ “tuần tiễu chống cướp biển” tại Vịnh Aden, với tổng cộng 800 binh sĩ, thủy thủ và một đơn vị đặc nhiệm.
blank
Mô phỏng các cứ điểm trong “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Ảnh: Wiki

Không thể hiện rõ như Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng dành sự quan tâm không nhỏ đối với Yemen. Quan hệ hai nước có bước phát triển mạnh vài năm trở lại đây. Năm 2013, Tổng thống Abed Rabbo Mansour Hadi (người hiện chạy khỏi Yemen) có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc. Tại đó, Bắc Kinh tuyên bố dành cho Yemen khoản vay 507 triệu USD để phát triển cảng Aden và hai bên thậm chí còn cam kết đẩy mạnh hợp tác quân sự.

Mối quan ngại lớn nhất của Trung Quốc chính là nguy cơ “đóng cửa” eo biển Bab-el-Mandeb. Hiện có tới 50% tàu container và 70% tàu chở dầu đi qua tuyến hàng hải ở Ấn Độ Dương. Riêng với Trung Quốc, 90% lượng dầu nhập khẩu là từ các nước Trung Đông, châu Phi và đều phải qua vùng biển này; hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc cũng đi qua đây.

Về mặt chiến lược, giới nghiên cứu phương Tây từ lâu đã đề cập đến khái niệm “Chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc theo đuổi nhằm mở rộng sức mạnh ở Ấn Độ Dương, tiến đến vị thế của một cường quốc đại dương. Lý thuyết này đề cập đến việc tạo lập một chuỗi các cứ điểm quân sự và thương mại chạy dọc từ Trung Quốc đại lục qua các tuyến đường biển huyết mạch như eo Bab-el-Mandeb, eo Malacca, eo Hormuz, eo Lombok, các cảng chiến lược ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives và Somalia. Yemen với vịnh Aden và eo Bab-el-Mandeb khi đó được xem là những cửa ngõ rất quan trọng./
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15208)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15299)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15061)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15540)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14165)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16512)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15998)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15514)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15097)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15205)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14636)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14108)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14162)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14398)
Theo chương trình, lẽ ra ông Putin sẽ tới thăm Paris vào ngày 19 tháng 10, và theo ấn định sẽ dự lễ khai trương một nhà thờ Chính thống giáo mới.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15383)
Dutetrte: "Chúng ta không nhấn mạnh vấn đề Scarborough vì chúng ta không có khả năng chiến thắng. Ngay cả khi chúng ta tức giận cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chúng ta không thể lấy lại nó (bằng việc tức giận)."