Thủ Tướng Đức - Bà Merkel đến Mỹ bàn về Ukraine

10 Tháng Hai 201510:38 CH(Xem: 19258)

CHÂU ÂU - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 11 FEB 2015

 Bà Merkel đến Mỹ bàn về Ukraine
image011
Nỗ lực hòa bình của bà Merkel bị phản ứng từ phía Mỹ

Thủ tướng Đức Angela Merkel sắp gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Washington hôm nay 9/1 để thảo luận về giao tranh tiếp diễn ở đông Ukraine.

Bà Merkel được trông chờ sẽ thông báo với ông Obama về đề xuất hòa bình mà Pháp và Đức đang đàm phán với các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine.

Merkel bị chỉ trích

Hiện tại ở Washington, Tổng thống Barack Obama đang chịu sức ép phải có lập trường cứng rắn hơn.

Một số quan chức Mỹ, như Thượng nghị sỹ John McCain, cho rằng một số hỗ trợ quân sự cho Ukraine là cần thiết, phóng viên chúng tôi cho biết.

Các nỗ lực hòa bình của Đức đã bị các nghị sỹ Cộng hòa của Mỹ chỉ trích gay gắt tại hội nghị an ninh ở Munich hồi cuối tuần qua.

Thượng nghị sỹ Lyndsey Graham, người tham dự cùng Thượng nghị sỹ John McCain, nói: “Các người bạn châu Âu của chúng tôi ơi, cuối cùng thì việc này cũng không có kết quả đâu. Hãy nhìn thẳng vào những điều rõ ràng là dối trá và nguy hiểm.”

Người dân Ukraine đang bị sát hại vậy mà chúng ta chỉ gửi cho họ chăn màn và thức ăn. Chăn màn không giúp được gì trước xe tăng Nga.Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain

Về phần mình, ông McCain nói: “Người dân Ukraine đang bị sát hại vậy mà chúng ta chỉ gửi cho họ chăn màn và thức ăn. Chăn màn không giúp được gì trước xe tăng Nga.”

Ông Mark Stroh, phát ngôn nhân An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết ông Obama ‘đang trông đợi thảo luận với Thủ tướng Merkel nhất là về vấn đề Ukraine và sau chuyến đi của bà cùng Tổng thống Francois Hollande đến Ukraine và Nga’.

Đàm phán bốn bên

Trong lúc này, lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp dự định sẽ gặp nhau ở thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 11/2 để thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho miền đông Ukraine.

Trước đó, hôm 8/2, các nhà lãnh đạo bốn quốc gia này đã nói chuyện qua điện thoại về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã dẫn đầu các nỗ lực đưa đến một kế hoạch hòa bình.

Đề xuất chi tiết về kế hoạch hòa bình này vẫn chưa được thông báo nhưng nó được cho là bao gồm một khu phi quân sự rộng 50 đến 70 cây số xung quanh chiến tuyến hiện tại.
image012

Ba nhà lãnh đạo Nga, Pháp, Đức sẽ gặp lại ở Minsk sau cuộc gặp ở Moscow

Bà Angela Merkel, ông Francois Hollande, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một hội nghị ‘sâu rộng’ qua điện thoại hôm 8/2, ông Steffen Seibert, phát ngôn nhân Chính phủ Đức cho biết trong một thông cáo.

Họ đã bàn thảo ‘một gói các giải pháp’ để đạt được ‘một cách giải quyết toàn diện cuộc xung đột ở đông Ukraine’, thông cáo viết.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ông mong đợi cuộc gặp ở Minsk sẽ đưa đến ‘những quyết định quan trọng’.

Tuy nhiên, ông Putin nói cuộc gặp đã được lên kế hoạch này chỉ diễn ra khi ‘chúng tôi đã nhất trí được một số điểm’.

Các bên đã tham gia ký kết thỏa thuận ngừng bắn trước đây, bao gồm Nga, Ukraine, đại diện phiến quân và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cũng sẽ đến Minsk tham gia cuộc gặp này, ông Seibert cho biết.

Thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng Chín năm ngoái đã không chấm dứt được giao tranh và kể từ đó phe ly khai đã chiếm thêm lãnh thổ.

Ông Poroshenko nói ông hy vọng cuộc đàm phán ở Minsk sẽ dẫn đến một ‘lệnh ngừng bắn nhanh chóng và vô điều kiện’ từ cả hai phía.

Sợ Mỹ cấp vũ khí?

image013
Giao tranh ở Ukraine diễn ra ngày càng ác liệt

Nỗ lực vận động một thỏa thuận hòa bình được cho là phản ứng trước tin tức Mỹ đang xem xét cung cấp vũ khí phòng vệ cho Ukraine. Động thái này bị nhiều nhà lãnh đạo châu Âu chống đối.

Phát biểu hôm Chủ nhật ngày 8/2, bà Jen Psaki, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói nước bà vẫn đang quan ngại về giao tranh ác liệt diễn ra tại các thành phố Debaltseve và Mariupol ở miền đông Ukraine.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế không có những hành động gây nguy hại cho các nỗ lực ngoại giao hiện nay,” bà nói.

Hơn một triệu người dân Ukraine đã rời bỏ nhà cửa kể từ tháng Tư năm 2014 khi phiến quân chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Luhansk và Donetsk sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea tự trị của Ukraine.

Đợt giao tranh mới nhất tập trung vào thị trấn chiến lược Debaltseve. Quân đội Ukraine cho biết hôm 8/2 rằng quân ly khai ‘đã nhiều lần’ tấn công vào các vị trí quân chính phủ ở đây trong vòng 24 giờ qua và đã ‘nã pháo ồ ạt’.

Họ cũng cho biết quân ly khai đã chịu tổn thất nặng nề mặc dù điều này không thể kiểm chứng. Theo các nguồn tin từ Chính phủ Ukraine và phe ly khai thì giao tranh trongmột ngày qua đã làm thiệt mạng 12 lính Ukraine và 12 dân thường./

BBC 9 tháng 2 2015

14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3588)
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3377)