Việt-Trung Apec 2014: "Tầm nhìn đại cục và dài hạn"

10 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 20069)
“"NHẬTB ÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 10 NOV 2014

Chủ tịch Trung-Việt nhấn mạnh đối thoại

BBC 11/11/14

image006

Quan hệ Trung-Việt đang có nhiều dấu hiệu cải thiện

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cam kết sẽ xử lý các tranh chấp trên biển một cách thỏa đáng thông qua đối thoại và tham vấn trong cuộc gặp ở Bắc Kinh hôm thứ Hai ngày 10/11, Tân Hoa Xã đưa tin.

Hai vị lãnh đạo cũng cam kết sẽ tăng cường quan hệ song phương.

Ông Sang đang có mặt ở Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 22 của Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương Apec.

‘Xử lý tốt bất đồng’

Hãng tin nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói hai nước nên xử lý tốt bất đồng và duy trì ổn định trên biển.

Ông Tập nói Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và muốn thấy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

“Quan hệ Trung-Việt đã liên tục tiến tới kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao mặc dù cũng có những lúc sóng gió,” Chủ tịch Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời nói.

Ông Tập cũng nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường.

Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.

Ông bày tỏ sự sẵn sàng đẩy mạnh tiếp xúc cấp cao và trao đổi phi chính phủ giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng đã hội đàm hồi tháng trước ở Bắc Kinh và cam kết sẽ nối lại dần quan hệ quân sự.

Cũng trong sáng 10/11, ông Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu trước lãnh đạo của hơn 1.500 tập đoàn hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.

Ông Sang là một trong hơn 10 nhà lãnh đạo Apec được mời tham dự các phiên thảo luận của hội nghị này với tư cách khách mời đặc biệt.

Hội nghị Thượng đỉnh Apec lần này tại Trung Quốc có chủ đề ‘Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương’.

Trước đó, vào ngày 9/11, ông Sang đã có cuộc gặp với người đồng cấp Philippines Benigno Aquino, cũng theo Thông tấn xã Việt Nam.

Tại cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo đã bàn các công việc chuẩn bị cho việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines và nhắc lại lập trường của hai bên là ‘giải quyết hòa bình’ các tranh chấp trên Biển Đông.

Mời ông Obama thăm Việt Nam

Cũng trong ngày 10/11, Chủ tịch Việt Nam đã tiếp xúc song phương với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Sang một lần nữa mời ông Obama sớm thăm Việt Nam.

Tổng thống Mỹ trả lời rằng ông “sẽ thu xếp thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp”.

Trọng tâm cuộc gặp là vấn đề đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo phía Việt Nam, Chủ tịch Sang nói đàm phán bước vào giai đoạn “then chốt”.

“Các nước cần thể hiện quyết tâm chính trị cao và có những linh hoạt cần thiết để có thể kết thúc đàm phán,” theo lời ông Sang.


RFI 10-11-2014 11:19

Tổng thống Obama lạc quan về Hiệp định TPP

Thanh Hà
image007 
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Tony Abbott, tại tượng đỉnh APEC-Bắc Kinh, ngày 10/11/2014.REUTERS/Kevin Lamarque

Phát biểu trước khi dự thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương sáng ngày 10/11/2014 tại Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi 12 nước liên quan nhanh chóng thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP. Trung Quốc đứng ngoài TPP.

Một khi hoàn tất, Hiệp định TPP cho phép đẩy mạnh trao đổi mậu dịch giữa 12 quốc gia liên quan gồm Brunei, Chilê, Singapore, New Zealand, Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mêhicô, Canada, Nhật Bản. Gặp gỡ các đối tác trong TPP tại tòa Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, ông Obama cho rằng đàm phán về Hiệp định xuyên Thái Bình Dương đã có nhiều tiến triển trong những tuần lễ gần đây. Trên thực tế, Washington và Tokyo vẫn chưa san bằng bất đồng trên hai hồ sơ lớn: đó là mức độ mở cửa thị trường Nhật Bản cho các doanh nhân Mỹ vào làm ăn và thị trường nông nghiệp, vốn được xứ hoa anh đào bảo vệ rất chặt chẽ.

Tại Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: « Hiệp định TPP là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia liên qua và khu vực ». Tuy nhiên, Nhà Trắng không chờ đợi gặt hái được những thành quả cụ thể nhân vòng công du Châu Á dài ngày của Tổng thống Barack Obama. Hơn nữa bản thân Trung Quốc, không tham gia vào Hiệp định xuyên Thái Bình Dương, đang nỗ lực vận động cho một hiệp định tự do mậu dịch khác – FTAAP, mang tính cạnh tranh trực tiếp với Hiệp định TPP của Hoa Kỳ.

Thỏa thuận mậu dịch Trung - Hàn

Về phần Hàn Quốc, sau cuộc tiếp xúc song phương giữa Tổng thống Park Geun Hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Seoul thông báo đã đạt được một thỏa thuận tự do mậu dịch « thực sự » với Bắc Kinh. Hai bên sẽ đi sâu thêm vào chi tiết trong những đợt đàm phán sắp tới. Nhưng về nguyên tắc, Hàn Quốc và Trung Quốc đồng ý giảm hoặc xóa bỏ một số hàng rào thuế quan để đẩy mạnh trao đổi mậu dịch và đầu tư song phương. Theo hãng thông tấn Yonhap, hiệp định tự do mậu dịch với Trung Quốc mở ra viễn cảnh, giảm thuế xuất nhập khẩu đánh vào hơn 90 % hàng hóa trao đổi giữa hai nước trong 20 năm tới.

Trên nguyên tắc chiều nay (10/11/2014), lãnh đạo hai nước sẽ chính thức ký kết văn bản về thỏa thuận tự do mậu dịch Trung – Hàn. Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều trong năm 2013 lên tới 229 tỷ đô la, tương đương với khoảng 21 % xuất nhập khẩu của Hàn Quốc./

++++++++++++++++++++++++++++++++

Ba cú bắt tay ba thái độ khác nhau
image002 
Bàn tay Chủ tịch Tập Cận Bình giơ tay trước, thẳng, xòe rộng, tươi cười đón chào TT Obama vừa bước tới. Reuters

image008
Hai bàn tay: Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Shinzo Abe cùng đưa ra một lúc; bàn tay ông Abe xòe rộng tỏ ra thân thiện, cố nở nụ cười, còn bàn tay ông Tập tỏ ra hờ hững, lạnh nhạt. Nét mặt ông Tập nghiêm nghị khác hẳn nét mặt tươi rói lúc ông đón TT Obama. Reuters

image009
Cũng hai bàn tay hai thái độ: Bàn tay ông Tập Cận Bình không hờ hững lắm, cũng không thân thiện lắm, ra vẻ "đàn anh"; còn ông CT Sang nhà mình cố tươi cười, xòe rộng bàn tay, cố đóng vai độc lập tự chủ trước một anh hàng xóm khổng lồ. Reuters

21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1297)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1458)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?