Tướng Phùng Quang Thanh thăm tướng TQ nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần!”

19 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 24605)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ HAI 20 0CT 2014

Báo Trung Quốc: Đoàn Việt Nam sang thăm có 12 sỹ quan cấp tướng

Đông Bình (Tổng hợp từ Tân Hoa xã, báo Nhân Dân, Phát thanh, Quan sát - TQ)

19/10/14 08:15

(GDVN) - Báo chí TQ đã có một số bài viết phản ánh chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, báo GDVN đăng tải toàn bộ nội dung để độc giả tham khảo.

image008

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh thăm Trung Quốc (nguồn mạng Bộ Quốc phòng TQ)

Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam thăm Trung Quốc có quy mô

Các tờ báo điện tử Trung Quốc ngày 17 và 18 tháng 10 đưa tin, nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu tiến hành chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ ngày 16 - 18 tháng 10 năm 2014.

Trong đoàn có 16 quan chức cấp cao Việt Nam, trong đó có 12 người mang quân hàm cấp tướng (6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng) và 1 người mang quân hàm Đại tá, lần lượt đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.

6 Trung tướng của đoàn đại biểu Việt Nam gồm có Trung tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng; Trung tướng Lương Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Dương Đức Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 2; Trung tướng Phương Minh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Trung tướng Võ Trọng Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Trung tướng Phạm Hồng Hương, Tư lệnh Quân khu 3...

Hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tân Hoa xã đưa tin, ngày 17 tháng 10, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.

image009

Ngày 17 tháng 10 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc (nguồn Tân Hoa xã)

Trong cuộc hội đàm, ông Thường Vạn Toàn cho rằng, quân đội hai nước Trung Quốc và Việt Nam sẽ tuân thủ chặt chẽ đồng thuận quan trọng của lãnh đạo hai nước, phát huy vai trò tích cực trong xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển, bảo vệ cục diện hòa bình, ổn định.

image010

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hội kiến với Phó chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều

image011

Ngày 18 tháng 10 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hội kiến với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (nguồn Tân Hoa xã)

 

image012

Trước đó, ngày 16 tháng 10 năm 2014, tại Milan, Italia, bên lề hội nghị cấp cao ASEM 10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Tư liệu và bình luận

Mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 17 tháng 10 cho rằng, Đại tướng Phùng Quang Thanh năm 2006 bắt đầu làm Bộ trưởng Quốc phòng, là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương.

Khi Việt-Trung đang đối đầu trên Biển Đông từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (Trung Quốc kéo giàn khoan 981 và đội tàu quân sự - bán quân sự khổng lồ xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam), trong thời gian Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-ASEAN ngày 19 tháng 5, ông Thường Vạn Toàn, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng đã hội kiến với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ở Myanmar.

Về cuộc gặp này, tờ “Quan sát” đã đăng tải những phát biểu của hai bên về vấn đề có liên quan đến giàn khoan Hải Dương Thạch Du-981. Những phát biểu của phía Trung Quốc không những không thừa nhận sai lầm, mà còn thể hiện thái độ trịch thượng trong khi đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam cũng như đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Tờ “Quan sát” cũng không đăng tải đầy đủ về phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong cuộc gặp này.

Ngoài ra, những thông tin trên báo chí Trung Quốc về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lần này cũng như cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Lý Khắc Cường (ngày 16 tháng 10 năm 2014) rõ ràng cũng không đăng tải đầy đủ các nội dung phát biểu của các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự Việt Nam, cho thấy truyền thông Trung Quốc rõ ràng luôn tính toán thêm bớt các nội dung...

image013

Giàn khoan dầu khí nước sâu Hải Dương Thạch Du-981 Trung Quốc

Để có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và toàn diện hơn về nội dung cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Thủ tướng Lý Khắc Cường và nội dung chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, độc giả cần đọc thêm về các cuộc gặp và hội đàm này qua phản ánh chính thức của báo chí Việt Nam.

Khi đó, độc giả sẽ thấy rõ Việt Nam có lập trường rõ ràng trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong vấn đề Biển Đông đang nóng bỏng hiện nay do Trung Quốc đang có nhiều hành động bất hợp pháp xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tướng Trung Quốc: Việt Nam nên "bán anh em xa, mua láng giềng gần"

Hồng Thủy

19/10/14 13:00

 (GDVN) - Nên lưu ý rằng các cuộc gặp cấp cao Việt - Trung được bố trí chỉ vài tuần sau khi Mỹ công bố nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

image014

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.

Bưu điện Hoa Nam ngày 19/10 bình luận, chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam là dấu hiệu cho thấy quan hệ Việt - Trung đã "bình tĩnh hơn" sau những căng thẳng liên tục trên Biển Đông. Hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc tiếp tục quan hệ hợp tác quân sự, giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông.

Ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc khi hội kiến với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nói: "Cả Trung Quốc và Việt Nam nên kiểm soát lực lượng của mình, kiềm chế những nhận xét bất lợi và không làm gì để ảnh hưởng đến tình hình chung. Chúng ta không thể thay đổi được láng giềng. Hữu nghị với nhau và xử lý thích hợp những khác biệt là vì lợi ích của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam", Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Long cho biết.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn, hội kiến Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều hôm Thứ Sáu, theo Tân Hoa Xã. Các nhà phân tích cho biết các cuộc họp cấp cao cho thấy cả hai nước đang quan tâm ngăn chặn sự bùng nổ của xung đột quân sự trên Biển Đông.

Trương Minh Lượng, một chuyên gia các vấn đề Đông Nam Á đại học Kỵ Nam cho biết, Phạm Trường Long đã "nhắc nhở" người Việt không cố gắng "ve vãn" các cường quốc khác như Hoa Kỳ mà nên tập trung vào việc phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc, Việt Nam nên "bán anh em xa, mua láng giềng gần".

"Chúng ta nên lưu ý rằng các cuộc gặp cấp cao Việt - Trung được bố trí chỉ vài tuần sau khi Mỹ công bố nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam hồi đầu tháng này", Trương Minh Lượng nhấn mạnh. Căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông đã nổ ra và nhanh chóng leo thang hồi tháng 5 năm nay, khi Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Trong tháng này Trung Quốc công bố họ đã hoàn thành việc cải tạo sân bay (bất hợp pháp) trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1956, 1974 đến nay). Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy dự án cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong đó 5 đảo nhân tạo do Tập Cận Bình trực tiếp phê duyệt.

Nguồn tin tình báo Đài Loan cũng cho biết, Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã có chuyến đi "chưa từng có tiền lệ" ra quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thị sát các điểm đảo Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp) và quan sát một cuộc tập trận hải - không quân ở đá Chữ Thập cuối tháng 9 vừa rồi.
image015 

Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca.

Chữ Thập cách đảo Trường Sa - Trung tâm chỉ huy quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Thị Tứ - trung tâm chỉ huy quần đảo Trường Sa của Philippines khoảng 225 km, cách căn cứ đá Vành Khăn (hiện do Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp) khoảng 295 km, cách đá Subi (hiện do Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp) khoảng 195 km, cách bãi ngầm James khoảng 625 km, cách Sàigon khoảng 600 km, cách Malaysia khoảng 550 km, cách Philippines khoảng 550 km, cách đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khoảng 800 km.

Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người.

Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng nàyvào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)

Nghê Lạc Hùng, một nhà phân tích quân sự từ Thượng Hải, Trung Quốc bình luận: Việt Nam cần phải biết quân đội Trung Quốc "thực sự muốn duy trì hiện trạng ở Biển Đông"?! "Đối với Việt Nam, không đáng để đi đến chiến tranh với Trung Quốc"?! Nhưng với những gì Bưu điện Hoa Nam vừa tường thuật ở trên thì quân đội Trung Quốc, Trung Nam Hải chỉ muốn "thay đổi hiện trạng, đặt ra luật chơi" trên Biển Đông chứ không phải "duy trì hiện trạng" như ông Hùng nói./

08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17961)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17860)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16607)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17135)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17876)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18216)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17285)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17244)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17728)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 19828)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17323)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17271)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19470)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19188)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19835)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20290)
"Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ».