Phạm Bình Minh: “không mua vũ khí Mỹ, cũng mua từ nước khác”

02 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 19960)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ BẨY 04 OCT 2014

Bộ trưởng Ngoại giao VN: Cấm vận vũ khí là điều bất thường

 

VOA Tiếng Việt

Thứ năm, 02/10/2014

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tuyên bố như vậy hôm 24/9 tại Asia Society (Hội Á châu) ở New York, Mỹ, trong buổi trao đổi về chủ đề có tên gọi “Vị trí của Việt Nam trong trật tự thế giới”.

Các bình luận của nhà ngoại cấp cao của Việt Nam đưa ra đúng ngày hãng tin Reuters dẫn lời hai giới chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Obama cho biết rằng các cuộc thảo luận về việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí “đang diễn ra ở Washington và có thể dẫn tới một quyết định vào cuối năm nay”.

Ông Minh nói:

“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”

Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington.

Khi được hỏi là liệu việc dỡ bỏ lệnh cấm vận rồi Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ có làm cho Trung Quốc phật lòng hay không, ông Minh đáp:

“Nếu chúng tôi không mua vũ khí từ Mỹ, chúng tôi cũng mua từ nước khác. Vậy thì sao mà Trung Quốc phải phiền lòng?”

Hồi giữa tháng Sáu, phát biểu tại buổi điều trần nhằm chuẩn thuận chức vụ đại sứ Mỹ tại Việt Nam do Tổng thống Obama đề cử, ông Ted Osius cũng nói rằng đã đến lúc Washington cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ông Osius nói rằng Hoa Kỳ đã nói rõ cho phía Việt Nam biết rằng lệnh cấm này không thể được gỡ bỏ nếu không có tiến bộ quan trọng nào về nhân quyền.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thừa nhận rằng Hà Nội và Washington “vẫn có những khác biệt liên quan tới nhân quyền”, nhưng hai bên “có các cuộc đối thoại để hiểu rõ hơn về vấn đề đó”.

Các nguồn tin cho hay, ông Minh sẽ hội kiến với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vào đầu tháng sau.

Theo các nhà quan sát, cuộc gặp này được cho là để đáp lễ lời mời của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ trong cuộc điện đàm giữa hai quan chức hồi tháng Năm, khi căng thẳng Việt - Trung vẫn còn leo thang.

Hồi tháng Năm vừa qua, khi Việt Nam và Trung Quốc đối đầu nhau quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông, ông Kerry đã mời ông Minh tới Washington 'để trao đổi về một loạt các vấn đề song phương lẫn khu vực thuộc phạm vi của thỏa thuận Đối tác Toàn diện'.

image008
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh gặp nhau tại Bandar Seri Begawan, Brunei, tháng 7/2013.

Gần đây nhất, hai nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ và Việt Nam đã dự cuộc họp song phương bên lề một hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Miến Điện hồi tháng Tám.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng hiện có nguy cơ chưa từng có về khả năng xảy ra xung đột quân sự trên các vùng biển ở châu Á, nhưng ông đã tránh đề cập tới Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi rằng liệu Việt Nam có phải đang cần Washington để đương đầu với Bắc Kinh, ông Minh nói:

“Tôi muốn nhấn mạnh lại chính sách mà chúng tôi gọi là 3 không: Không liên minh quân sự; không cho lập căn cứ quân sự ở Việt Nam và không liên minh chống lại bất kỳ nước nào. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phát triển quan hệ với bất kỳ nước nào, nhưng không phải để chống lại nước thứ ba.”

Trong khi đó, cựu cố vấn cho thủ tướng Việt Nam, giáo sư Tương Lai, nói với VOA Việt Ngữ rằng quan điểm không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba là “tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế”, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang lấn lướt trên Biển Đông.

“Khi mà cái thằng kẻ cướp nó đã vào tới tận sân nhà rồi, nó đã chĩa dao, mác, súng ống vào nhà mình rồi, nó uy hiếp mà những người trong nhà vẫn nói rằng là Việt Nam không liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba thì không có sự mơ hồ, kỳ cục nào lại có thể tưởng tượng nổi, nếu không nói đó là một sự ngu xuẩn.”

Nhà nghiên cứu này cho rằng đã “đã đến lúc Việt Nam phải củng cố liên minh với các nước như Mỹ”.

Về cuộc họp giữa hai người đứng đầu ngành ngoại giao Việt - Mỹ sắp tới, ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ nhận định với VOA Việt Ngữ rằng vấn đề vũ khí sát thương và Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nằm cao trong nghị trình cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao cấp cao Việt-Mỹ.

“Gần đây chúng ta thấy có hai vấn đề, thứ nhất là vũ khí sát thương. Việt Nam lần nào cũng đặt vấn đề đó cả. Bất cứ người nào gặp phía Mỹ thì đều đặt vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Mà bên Mỹ thì ta thấy có sự ủng hộ mang tính bi-partisan, tức lưỡng đảng. Vấn đề thứ hai là vấn đề kinh tế, vấn đề TPP [Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương]. Những vấn đề đó vẫn còn giữa Mỹ và Việt Nam. Hai cái đó họ đang làm. Nó chỉ có hơi vướng mắc về vấn đề nhân quyền thôi.”

Theo nhận định của ông Earnest Bower, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, 'Washington và Hà Nội ngày càng chia sẻ các mối quan tâm chung về kinh tế, an ninh và địa chính trị. Hai chính phủ cùng quan tâm tới việc bảo đảm tự do đường thủy và thương mại trên Biển Đông'.

"http://www.youtube.com/watch?v=_8L2x1oU77s&&">YouTube

+++++++++++++++++++

VN 'cần đổi thể chế' để mua vũ khí?


image007

 

Bộ trưởng Ngoại giao VN nói về quan hệ Mỹ - Việt tại Asia Society, New York hôm 24/9

Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh tới Hoa Kỳ, một báo Mỹ viết về khả năng giải quyết vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu nước này 'cải tổ thể chế'.

Nhưng điều được cho là gắn kết và thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt là cách nhìn chiến lược về an ninh khu vực.

Bài của John Grady trên trang USNI hôm 1/10/2014 trích lời ông Chris Borse, cố vấn an ninh quốc gia cho Thượng nghị sỹ John McCain nói rằng:

"Quyền lợi chiến lược trực tiếp của hai nước là an ninh hàng hải,"

Bài báo cũng trích lời ông Borse cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với bên Hành pháp để thông qua nghị quyết bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam "chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế" và ý chí "xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện" chống lại các nhà bất đồng chính kiến.

Nhu cầu cải cách hệ thống tư pháp cũng là một trong những yêu cầu Hoa Kỳ đặt ra với Việt Nam.

Việt Nam cần chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế và có ý chí xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện chống lại các nhà bất đồng chính kiến

Bài báo cũng nhắc lại lời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Viện nghiên cứu CSIS hôm thứ Tư ở Washington DC rằng "Chưa có hai quốc gia nào nỗ lực hơn Hoa Kỳ và Việt Nam để khắc phục các khác biệt".

Nhắc lại các ưu điểm của Việt Bam và quan hệ ngày càng tiến triển với Hoa Kỳ kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương được thiết lập năm 1995, ông Phạm Bình Minh cũng nói các ký kết với Mỹ "không làm tổn hại quan hệ của Việt Nam với các nước khác, gồm cả Trung Quốc", theo bài báo.

Tác giả John Grady cũng đưa tin rằng theo giới quan sát tại Mỹ, việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không phụ thuộc vào chuyệ̉n 'một đổi một' về con số cụ thể bao nhiêu nhà bất đồng chính kiến được Hà Nội thả, hay bao nhiêu vũ khí sẽ được bán, mà vào tiến triển chung về nhân quyền.

Ông Phạm Bình Minh dự kiến có cuộc hội đàm với ông John Kerry

Trong chuyến thăm từ cuối tháng 9 sang Bắc Mỹ, ông Phạm Bình Minh đã nói nước ông "hoan nghênh các bước đi của Mỹ tiến tới chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam", theo các báo Việt Nam.

Hôm 24/9, ông đã đọc diễn văn tại Asia Society nói về các nét chính trong quan hệ Mỹ - Việt và mở đầu cuộc vận động nhằm để Washington bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Sau khi phát biểu tại Liên hiệp quốc hôm 27/9 ở New York và có các cuộc họp cao cấp, ông Phạm Bình Minh thăm Canada.

Ông đã trở lại Washington DC, Hoa Kỳ, nơi ông dự kiến có hội đàm với người tương nhiệm Mỹ John Kerry vào tuần này./

18 Tháng Tư 2016(Xem: 17283)
"Hôm 17/04/2016, tổng thống Miến Điện Htin Kyaw đã ân xá cho hơn 80 tù nhân nhân dịp năm mới truyền thống của người Miến Điện".
18 Tháng Tư 2016(Xem: 16213)
"Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cùng các vị lãnh đạo Chính thống giáo Hy Lạp đã ra sân bay Mytilene trên đảo Lesbos để đón giáo hoàng. Sau đó, lãnh đạo Tòa thánh Vatican đã tới trung tâm Moria, nơi tạm giữ người tị nạn".
18 Tháng Tư 2016(Xem: 15266)
"... Trong một diễn tiến mới nhất, Trung Quốc điều nhiều máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đã điều Hạm đội HkMh John C. Stennis tiến hành tuần tra tại khu vực từ nhiều tuần trước... Bên cạnh đó, còn một cuộc chiến khác đang diễn ra song song, đó chính là cuộc chiến pháp lý".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 19062)
"Người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết: "Những gì Sam Rainsy nói chúng tôi để mất đất cho Việt Nam, chúng tôi không ngu. Ông ta dường như muốn chống lại người Việt Nam, nhưng thực tế mẹ ông ta là một người Việt".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 15533)
"Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói sai lầm tệ hại nhất trong các nhiệm kỳ Tổng Thống của ông là không chuẩn bị để có thể đối phó với những hệ quả ở Libya sau hành động can thiệp do NATO lãnh đạo để lật đổ lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi vào năm 2011, đẩy nước này vào tình trạng hỗn loạn".
11 Tháng Tư 2016(Xem: 15379)
"Ngoài vấn đề khủng bố, khối G-7 theo trông đợi cũng sẽ thảo luận về vấn đề an ninh ở Biển Đông và cuộc khủng hoảng di dân tại châu Âu và Trung Đông".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 15726)
"Đại sứ Saperstein sẽ thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 31/3. Trong chuyến thăm, ông sẽ gặp các quan chức chính phủ, cũng như các lãnh tụ tôn giáo và xã hội dân sự để bàn thảo về các cơ hội và thách thức đối với việc cải thiện tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 15486)
- "Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ diễn thuyết tại hội thảo quan trọng về Chiến tranh Việt Nam diễn ra ngày 27/4 tại Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson. - "Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng sẽ tham dự sự kiện này. Ngoài ra, còn có hai nhân vật đáng chú ý khác là ông Henry Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ thời kỳ 1973-1977, và nhà làm phim Ken Burns, người sẽ cho ra mắt bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam dài 10 phần vào năm 2017".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 16960)
"Rất nhiều người cho rằng, với chiến thắng của NLD trong cuộc bầu cử tháng 11/2015, với việc chính quyền của cựu Tổng thống Thein Sein chấp nhận kết quả bầu cử và rời khỏi vũ đài chính trị bằng việc công nhận kết quả đắc cử Tổng thống của ông Htin Kyaw, nền dân chủ của Myanmar đã được khẳng định giá trị trong đời sống chính trị tại quốc gia này".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 17156)
"Thủ tướng Iceland hôm thứ Ba từ chức giữa làn sóng biểu tình phản đối rộng khắp theo sau những tiết lộ về những khoản đầu tư gây nhiều nghi vấn của ông ta ở nước ngoài".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 15607)
"Các vấn đề an ninh dự kiến sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khi ông đến thăm Bahrain và Nhật Bản trong tuần này. Từ trụ sở Bộ ngoại giao ở Washington, thông tín viên Pam Dockins của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây:"
05 Tháng Tư 2016(Xem: 17342)
"Dưới đây là 10 sự việc diễn ra dưới thời TT Barrack Obama, nhưng đôi khi chúng ta vội sao nhãng vì truyền thông hầu như bỏ quên đi. Cuối năm nay ông sẽ chia tay với nhân dân Hoa Kỳ nhưng vẫn có hàng chục, hàng trăm triệu người tiếp tục thừa hưởng di sản của ông để lại. Xin kể:"
31 Tháng Ba 2016(Xem: 15347)
"Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong vòng hơn 50 năm đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypidaw. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật. Hai vị phó Tổng thống Myint Swe và Henry Van Tio cũng tuyên thệ nhậm chức cùng với ông Htin Kyaw. Lãnh tụ dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã được đề cử để trở thành một thành viên trong nội các của Tổng Thống tân cử Htin Kyaw ".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 16569)
"Một điểm Trump nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn là sẽ không để Trung Hoa hay các đối thủ khác lường trước được những suy tính và quyết định của mình. Trump nói sẽ trở thành không tiên đoán được, unpredictable, khi lãnh đạo quốc gia vì Hoa Kỳ quá dân chủ và cởi mở nên trở thành quá dễ dàng cho đối thủ tính trước được phản ứng". - Tổng thống Obama: Nhà báo có trách nhiệm 'tìm tòi kỹ hơn'
29 Tháng Ba 2016(Xem: 16707)
"Không chỉ là một thành tích quân sự, việc quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga giành lại được thành phố cổ Palmyra từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech)..."
29 Tháng Ba 2016(Xem: 17108)
"Ngày 28/03/2016, Nhật Bản khánh thành hệ thống radar mới trên đảo Yonaguni, gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 15327)
"Tổng thống Obama là diễn giả chính tại lễ trao Giải thưởng Toner dành cho Đưa tin Chính trị Xuất sắc. Giải thưởng được đặt theo tên của Robin Toner, người phụ nữ đầu tiên được cử làm phóng viên chuyên về chính trị quốc gia của tờ New York Times".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 18103)
"Giáo Hoàng Francis rao giảng thông điệp Phục Sinh hy vọng sau một tuần ảm đạm ở châu Âu, kêu gọi người Công giáo không để sự sợ hãi và bi quan "chi phối" mình".