Gần 100,000 thanh niên Việt cống hiến sinh mạng cho Campuchia

30 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 20074)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ NĂM 02 OCT 2014

Gần 100,000 thanh niên Việt cống hiến sinh mạng cho Campuchia

Bao nhiêu lính VN thiệt mạng ở Campuchia?

BBC 26 tháng 9 2014

image013

Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp.

Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.

Tuy nhiên, theo số liệu mà một cựu chuyên viên tổ nghiên cứu về Campuchia của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra con số tử vong có thể lên tới năm chục ngàn, hoặc thậm chí cao hơn nữa.

"Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.

"Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam", Đại tá Thắng nói với BBC.

Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000. Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đại tá Phạm Hữu Thắng, Viện Lịch sử Quân sự VN

Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác.

Ông nói: "Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm... Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó."

Theo ông Huy, năm 1979, khi Việt Nam bắt đầu phát động phong trào đưa các lực lượng sang Campuchia, nhiều thanh niên Việt Nam được vận động sang quốc gia láng giềng để dọn dẹp chiến trường.

Tiến sỹ Huy nói: "Thanh niên Việt Nam được vận động trong những đội thanh niên xung phong để qua đó dọn chiến trường và đồng thời để chuẩn bị cơ sở khi bộ đội tiến quân, thì họ đi sau lưng để dọn chiến trường.

"Tôi thấy số người chết năm 1979 không biết là bao nhiêu, nhưng trong suốt mười năm, tôi nghĩ con số khoảng 55 ngàn người."

'Tài liệu mật'

Hơn 39.000 binh lính VN đã thiệt mạng trong khoảng mười năm can thiệp ở Campuchia.

Là người từng tham gia theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia từ Bộ Ngoại giao, như tự giới thiệu, ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong này.

"Tôi cũng là người theo dõi Campuchia và theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia, qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó,

"Thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt ở Campuchia", ông Hùng nói:

Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa. Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết

GS. Tạ Văn Tài, Hoa Kỳ

Bình luận về ý nghĩa và những con số thương vong này, Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật học Đại học Havard từ Hoa Kỳ nói:

"Ngoại trưởng (Việt Nam) Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa.

"Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết. Ví dụ như là Hoa Kỳ ở lại Trung Đông bây giờ."

Theo chuyên gia về luật học này, bài học rút ra là phải biết cách 'thoát ra khỏi' một cuộc chiến tranh ra sao.

Ông Tài nói: "Nguyên tắc căn bản là đã vô chiến tranh, thì phải có một lối ra, phải có một 'exit', một tư duy 'exit' thì mới được."

'Biết ơn'
image014
Campuchia ngày nay có nhiều đảng phải chính trị cạnh tranh nhau về đường lối và quyền lực.

Nhìn lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như đánh giá ý nghĩa cuộc can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam, vốn dẫn đến sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia, nhân dịp này, Tiến sỹ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds, Anh quốc nói:

"Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia."

Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia đang nghiên cứu tại Trung tâm Hòa bình và Hợp tác này, tình hình chính trị ở Campuchia và nhận thức của các đảng phái ở Campuchia hiện nay cũng có sự không thống nhất về hành động can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam trước đây.

Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia

TS. Vannarith Chheang, Đại học Leeds, Anh

"Ở Campuchia cũng có nhiều vấn đề vì nhiều đảng phái, phe phái chính trị khác nhau, như vậy cũng có một nhóm người phản đối việc Việt Nam giải phóng Campuchia và gọi đó là việc xâm lược của Việt Nam đối với đất nước Campuchia", Tiến sỹ Vanarith Chheang nói thêm.

Là một phóng viên theo các chuyển biến gần đây trong quan hệ Campuchia - Việt Nam, phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt chia sẻ thêm với tọa đàm.

"Đối với một bộ phận những người đã tìm hiểu lịch sử, hay những người đã sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng chắc chắn họ vẫn có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi vì đã đặt dấu chấm hết cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với giới trẻ có một sự quan ngại, bởi vì họ không biết được về lịch sử của nước họ.

"Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước nào, không riêng gì ở Việt Nam chẳng hạn, thì họ không nắm được những gì đã xảy ra. Và tinh thân bài Việt Nam thật sự gây lo ngại trong lúc này. Khi tôi nói chuyện với một số thanh niên, thì cảm thấy rằng thứ nhất họ không biết gì về lịch sử, và thứ hai là họ có một cái nhìn khá phiến diện đối với sự tham gia của Việt Nam trong vòng mười năm, trong một thập niên như vậy ở đất nước Campuchia."

Tự mâu thuẫn? 
image012 

Liên Hợp Quốc từng cho phép chính quyền Khmer Đỏ sau khi bị sụp đổ được giữ ghế ở LHQ.

Liên Hợp quốc ngày nay không chỉ lên án chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ, mà còn đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này về các tội ác chống nhân loại.

Khi được hỏi, liệu LHQ có tự mâu thuẫn gì hay không khi cũng chính chế độ này mấy chục năm về trước lại được LHQ công nhận cho giữ một chiếc ghế đại diện ở quốc tế, Tiến sỹ Vannarith Chheang nêu quan điểm:

"Khi đó thời gian đang là chiến tranh lạnh, như vậy vấn đề LHQ chấp nhận chiếc ghế của Khmer Đỏ cũng phản ánh chính sách của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ cùng các nước phương Tây khác và cả Trung Quốc nữa, cũng ủng hộ Khmer Đỏ, để làm thế nào không cho ảnh hưởng của Việt Nam lan truyền hiệu ứng Domino (domino effects) ở trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đông Dương. Như vậy đó là vấn đề chính trị và trong thời gian chiến tranh lạnh."

Chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam, đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế giới đối với chế độ, chính quyền VN lúc đó rất là xấu, mặc dù VN đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng

TS Nguyễn Văn Huy, từ Paris

Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận thêm:

"Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam, đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc dù Việt Nam đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng.<

"Nhưng mà hình ảnh Việt Nam, một quốc gia xua đuổi người ra biển một cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có một cái nhìn xấu. Như vậy, mặc dù Việt Nam đã đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra khỏi biên giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nhìn thiện cảm với Việt Nam, mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...

"Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn đề hoàn toàn là chính trị, chứ không liên quan gì đến nhân đạo hết. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu trở lại vấn đề này, phải nhìn lại vấn đề khách quan thời đó là nước Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nhìn Việt Nam như một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự bình yên của miền Nam thời đó."

'Con bài mặc cả'

Trung Quốc không ủng hộ nhiều cho phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, theo nhà nghiên cứu người Campuchia.

image016
Trung Quốc được cho là quốc gia đã từng ủng hộ, hậu thuẫn chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất từ khi lực lượng này nắm quyền ở Campuchia năm 1975 cho tới năm 1979, và Bắc Kinh cũng tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ sau khi chính quyền này sụp đổ, tan rã.

Được hỏi liệu ngoài những nguyên nhân chính trị ra, liệu Trung Quốc có gặp vấn đề gì về mặt 'đạo lý' ở đây hay không khi được cho là đã 'tiếp tay' cho Khmer Đỏ 'diệt chủng' và gây nhiều tội ác chống nhân loại ở Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang nói:

"Cũng có vấn đề đạo lý đối với Trung Quốc về vấn đề chế độ Khmer Đỏ và đặc biệt là Tòa án xét xử chế độ Khmer Đỏ hiện nay đang diễn ra ở Campuchia, thì phía Trung Quốc cũng không ủng hộ nhiều để đem lại vấn đề lịch sử, đặc biệt là sự liên kết của Trung Quốc trong việc ủng hộ Khmer Đỏ."

Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó rất mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia.

Ông Đặng Xương Hùng

Trở lại với việc quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, khi được hỏi liệu quyết định này có liên quan thế nào đến sự kiện mang tên Hội nghị Thành đô, chỉ một năm sau đó, năm 1990 giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Xương Hùng nêu quan điểm:

"Lúc đó, để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta (Việt Nam) một mặt đã tuyên bố đơn phương rút quân, không kèm thêm điều kiện gì nữa, chúng ta đơn phương rút quân khỏi Campuchia, và rút quân hoàn toàn vào tháng 9/1989.

"Cùng lúc đó chúng ta đã sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp, sửa lại Điều lệ Đảng, bỏ cái "Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp". Tất cả những sự kiện như thế, để chuẩn bị cho vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc...

"Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó thế mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia," cựu quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC./

17 Tháng Năm 2016(Xem: 16932)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".
17 Tháng Năm 2016(Xem: 21053)
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó".
13 Tháng Năm 2016(Xem: 16726)
Thái độ của Philippines: "Song phương" hay "Đa phương" về Biển Đông?
10 Tháng Năm 2016(Xem: 18366)
"Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 23346)
"Hàng triệu con cá chết trải dài hơn 200km dọc bãi biển miền trung Việt Nam đang đặt ra những thử thách lớn nhất cho đến nay đối với tân chính phủ ".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 16392)
"Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc..."
02 Tháng Năm 2016(Xem: 17030)
"Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua dành đề cử vào Nhà trắng thuộc Đảng Cộng Hòa của Mỹ, Donald Trump cáo buộc Trung quốc “cưỡng bức thương mại” Hoa Kỳ".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 16269)
- TNS McCain kêu gọi nới lỏng thêm cấm vận vũ khí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17964)
"Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa". "Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17439)
"Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông, do ý đồ thống trị của Bắc Kinh qua việc xây dựng các thiết bị quân sự tại vùng biển này".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 16757)
"Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã thăm Việt Nam hôm 25/4 để gặp các quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, và một số tổ chức khác. Ông Vilsack và phía Việt Nam đã bàn thảo các chi tiết của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 15465)
"Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Matxcơva, hai Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17947)
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16875)
Sự kiện tác giả người Mỹ gốc Việt chiến thắng hạng mục Tiểu thuyết của giải thưởng danh giá Pulitzer 2016 đã đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt trong ngoài nước.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16634)
- That man was rare. And we were damn lucky to have him! Người dân Mỹ, dù vẫn còn hơi sớm, hẳn đã phần nào cảm nhận được sự thật rằng: Barack Obama thực sự xuất chúng. Và nước Mỹ rất may mắn khi có ông.