IS ‘thảm sát hàng trăm người’

17 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 22798)
“Văn Hóa Magazine-California” - Thứ Ba 19/8/14

IS ‘thảm sát hàng trăm người’

BBC - chủ nhật, 17 tháng 8, 2014
the-gioi-august-18-2014-1
Phiến quân IS đang kiểm soát đập Mosul

Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.

Ít nhất 80 người thuộc nhóm tôn giáo Yazidi thiểu số được cho là đã bị sát hại trong khi phụ nữ và trẻ em bị bắt đi ở một ngôi làng ở Iraq.

IS cũng bị cáo buộc tàn sát 700 người thuộc một bộ tộc chống đối họ ở tỉnh Deir Ezzor của Syria trong khoảng thời gian hai tuần lễ.

Xung đột đã khiến 1,2 triệu người rời bỏ nhà cửa chỉ riêng ở Iraq.

Bị giết vì dị giáo?

Các phi cơ Mỹ đang viện trợ bằng đường không cho lực lượng của người Kurd ở miền bắc Iraq để giúp họ đẩy lùi phiến quân và giành lại con đập Mosul chiến lược.

Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ cho biết họ đã thực hiện chín cuộc không kích hôm 16/8 và đã bắn trúng các mục tiêu ở gần Irbil và con đập.

Các cuộc không kích đã ‘phá hủy và làm hư hại bốn xe thiết giáp dùng chở lính, bảy xe vũ trang và một xe thiết giáp khác’, thông cáo của quân đội Mỹ cho biết.

“Tất cả máy bay đều ra khỏi khu vực không kích an toàn.”

IS xuất hiện ở Syria. Lúc đầu họ tham gia chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở nước này nhưng sau đó họ đã kiểm soát được một số vùng ở miền bắc Iraq và đặt thủ đô ở Mosul.

the-gioi-august-18-2014-2
Những người Thiên chúa giáo đang trú ẩn ở một nhà thờ ở Irbil

Theo đường lối Hồi giáo cực đoan, IS đã ngược đãi những ai không theo đạo Hồi hoặc thuộc dòng Hồi giáo Shia mà họ xem là ‘dị giáo’.

Các nguồn tin của người Kurd và người Yazidi cho biết cuộc tàn sát người Yazidi xảy ra ở làng Kawju gần thị trấn Sinjar vào trưa ngày 15/8.

Theo các nguồn tin này thì đàn ông bị giết sau khi không chịu cải sang đạo Hồi. Một máy bay không người lái của Mỹ sau đó đã tấn công phá hủy hai chiếc xe của IS.

Đàn ông bị tách ra khỏi phụ nữ và trẻ em dưới 12 tuổi trong khi nam thiếu niên và đàn ông được đưa đi trong những nhóm riêng rẽ và bị bắn chết ở rìa làng, một người đàn ông thoát được nhờ giả chết nói với hãng tin Mỹ AP.

Các chiến binh sau đó bước qua các thi thể và dùng súng lục kết liễu những ai có dấu hiệu còn sống, nhân chứng 42 tuổi này nói qua điện thoại từ nơi ông đang ẩn nấp với điều kiện giấu tên.

“Chúng nghĩ chúng tôi đã chết nên khi chúng bỏ đi thì chúng tôi chạy thoát thân,” ông nói, “Chúng tôi trốn ở một thung lũng cho đến khi mặt trời lặn rồi sau đó chạy đến các ngọn núi.”

‘Bị chặt đầu và bêu thủ cấp’

the-gioi-august-18-2014-3
Quân đội của người Kurd đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến với IS

Một người tỵ nạn Yazidi ở một ngôi làng khác có tên là Moujamma Jazira, nói với hãng tin Pháp AFP rằng người dân ở đó cũng bị thảm sát sau khi phản công trở lại nhưng bất lực.

Ông Dakhil Atto Solo nói khoảng 300 đàn ông đã bị hành quyết ở làng của ông trong khi trẻ em và phụ nữ bị bắt đi. Những thông tin này không thể được kiểm chứng một cách độc lập.

Trong khi đó, Đài Quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết IS cũng đã sát hại 700 người của bộ tộc al-Sheitaat ở tỉnh Deir Ezzor giàu dầu mỏ.

Cơ quan này dẫn ‘các nguồn tin đáng tin cậy’ cho biết nhiều nạn nhân bị ‘chặt đầu’.

“Những người bị hành quyết đều là người al-Sheitaat,” ông Rami Abdelrahman, giám đốc cơ quan này, nói với hãng tin Anh Reuters qua điện thoại.

“Một số bị bắt giữ, xét xử và tử hình,” ông nói.

the-gioi-august-18-2014-4
Người Yazidi đang đứng trước nguy cơ bị tàn sát

Thông tin này được đưa ra sau khi có những thông tin trên mạng xã hội trong những ngày qua rằng người al-Sheitaat bị phiến quân Hồi giáo chặt đầu và thủ cấp của họ bị bêu trên đường phố.

Các bộ tộc trong khu vực đã cố gắng đẩy lùi IS hồi đầu tháng trong hành động phản kháng hiếm hoi. IS đã đáp trả bằng cách tăng viện binh.

Trong khi đó, quân đội của người Kurd được sự yểm trợ của máy bay Mỹ đã chiến đấu để lấy lại đập Mosul từ tay IS.

Họ đã bắn vào các vị trí của phiến quân và có tin chưa được xác nhận về một cuộc tấn công trên bộ.

Ở đông bắc Syria, người Kurd đang huấn luyện quân sự cho người Yazidi để giúp họ chống lại IS, theo Reuters.

Trong lúc này, ở các thành phố phương Tây đã diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ các sắc dân thiểu số của Iraq trước mối đe dọa của IS./

+++++++++++++++++++++

Thanh niên da đen bị giết tại Ferguson : Biểu tình tiếp tục, bất chấp lệnh giới nghiêm

“Văn Hóa Magazine-California” - Thứ Ba 19/8/14

RFI Chủ nhật 17 Tháng Tám 2014

the-gioi-august-18-2014-5
Bất chấp lệnh giới nghiêm, biểu tình bạo động lại diễn ra tại Ferguson, Missouri, đêm 16/08/2014e samedi à dimanche.

REUTERS/Lucas Jackson

Trọng Thành

Vụ án người thanh niên da đen 18 tuổi, bị cảnh sát bắn chết ở Ferguson, tiểu bang Missouri (Hoa Kỳ) cách nay một tuần, tiếp tục gây căng thẳng với cuộc biểu tình ban đêm bất chấp lệnh giới nghiêm vừa được ban bố, có hiệu lực từ nửa đêm đến 5 giờ sáng.

Tối qua, 16/08/2014, Thống đốc bang Mitssuri, ông Jay Nixon, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ban hành lệnh giới nghiêm để « duy trì trật tự » và để « tư pháp làm việc » nhằm soi sáng tình huống xung quanh cái chết của Michael Brown. Tuy nhiên, ngay sau nửa đêm, khoảng 200 người biểu tình đã tập hợp tại nơi mà Michael Brown bị bắn ngày 09/08 và từ chối yêu cầu giải tán của cảnh sát.

Cảnh sát trang bị vũ khí, được nhiều phương tiện bọc thép hỗ trợ, đã dùng hơi cay và bom khói để giải tán người biểu tình. Bất chấp khung cảnh đầy ấn tượng về cuộc tấn công của cảnh sát, nhưng hiện tại không có tin tức nào về bạo lực nào được thông báo. Bảy người từ chối rời khỏi vị trí này đã bị bắt, theo ông Ron Johnson, lãnh đạo cảnh sát giao thông. Viên cảnh sát này được Thống đốc bang giao nhiệm vụ phụ trách an ninh tại Ferguson, sau khi chỉ huy cảnh sát địa phương bị tước quyền, vì bị cáo buộc có hành xử thô bạo. Ông Ron Johnson cho báo giới biết có một người trúng đạn bị thương bên lề cuộc biểu tình, một xe cảnh sát bị đạn bắn. Chính đại úy Ron Johnson, một người gốc Phi, đã đứng về phía dân chúng, tham gia vào cuộc tuần hành ôn hòa tối thứ Năm, 15/08, khiến bầu không khí căng thẳng dịu xuống.

Từ New York, thông tín viên Elisabeth Guédel giải thích,

'' Một tuần sau vụ Michael Brown bị giết, các đường phố Ferguson bị giới nghiêm vào ban đêm theo lệnh của chính quyền tiểu bang, một biện pháp hiếm có tại Mỹ. Hôm thứ Sáu, việc cảnh sát tung ra một đoạn video cho thấy một người thanh niên, có vẻ là Michael Brown, rời khỏi một cửa hiệu tạp hóa với một hộp xì gà trước khi bị giết, khiến căng thẳng sôi sục trở lại. Ngay lập tức gia đình nạn nhân đã lên án có âm mưu bôi nhọ. Đêm hôm đó, đã diễn ra một cuộc biểu tình ôn hòa, tuy nhiên đã diễn ra một số vụ cướp phá bên lề, như ghi nhận của cảnh sát Missouri.

Nỗi thất vọng của một cộng đồng đòi công lý vẫn còn nguyên. Trong buổi đối thoại với Thống đốc bang, được tổ chức tại một nhà thờ gần Ferguson, có thể thấy rõ tình cảm giận dữ của dân chúng. Dân cư thành phố liên tục chất vấn ông Jay Noxon, « tại sao thủ phạm vụ bắn giết lại không bị truy tố ? Tại sao không ai bị bắt sau các hành động bạo lực của cảnh sát ? Tại sao Michael Brown bị giết ? ». Đây là các câu hỏi mà nhóm điều tra của cơ quan liên bang FBI, với khoảng 40 nhân viên vừa tới Ferguson, sẽ phải trả lời.''

Theo một nhân chứng, Micheal Brown, đi thăm người thân không mang theo vũ khí, đã bị cảnh sát bắn hạ khi đang đi trên đường, dù anh ta đã đưa tay lên trời. Tuy nhiên, theo cảnh sát địa phương, người thanh niên da đen bị bắn chết, sau khi hành hung và cướp súng của một cảnh sát./

18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21054)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20360)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19660)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20076)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20798)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22320)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22220)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22619)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22156)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21180)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21232)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 21788)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24606)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23240)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 22880)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22011)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22317)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22796)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 20554)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 19719)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”