Thái Lan có Hiến pháp lâm thời
BBC - thứ tư, 23 tháng 7, 2014
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái
Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc vương Bhumibol Adulyadej phê chuẩn sau khi Tướng Prayuth Chan-ocha, người đứng đầu Ủy ban Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO), cơ quan điều hành Thái Lan sau đảo chính, được Quốc vương tiếp vào chiều 22/7.
Tổng cộng bản Hiến pháp này có 48 điều.
Trong đó có những điều khoản đáng lưu ý như sau:
Điều 44 quy định tất cả các mệnh lệnh từ hội đồng tướng lĩnh đảo chính trên những vấn đề trên là ‘hợp hiến, hợp pháp và cao nhất’.
Điều 48 ân xá cho NCPO sau hành động đảo chính chính phủ dân cử của họ.
Điều 15 cho phép Quốc vương phủ quyết các dự luật.
Điều 19 cho phép Quốc vương cách chức thủ tướng theo đề xuất của chủ tịch Hội đồng Lập pháp Quốc gia và đề xuất này chỉ được đưa ra sau khi có ý kiến của NCPO.
Ngoài ra, Hiến pháp còn quy định để NCPO tiếp tục hoạt động như hiện nay và người đứng đầu hội đồng tướng lĩnh có thể triệu tập phiên họp nội các hay NCPO để bàn bạc các vấn đề về an ninh quốc gia.
Tướng Prayuth hiện đang nắm quyền ở Thái Lan
Hội đồng Lập pháp Quốc gia sẽ có 220 thành viên do NCPO chọn lựa và được Quốc vương bổ nhiệm. Tương tự, 250 thành viên của Hội đồng Cải cách Quốc gia cũng trải qua quá trình bổ nhiệm như vậy.
Chính phủ sẽ bao gồm một thủ tướng và nội các gồm 35 thành viên. Nội các và thủ tướng sẽ do Hội đồng Lập pháp Quốc gia đề cử và được Quốc vương phê chuẩn.
Ủy ban soạn thảo Hiến pháp sẽ gồm 36 thành viên do chủ tịch của Hội đồng Cải cách Quốc gia chỉ định trong khi người đứng đầu ủy ban này sẽ do NCPO chỉ định.
Các thành viên của Hội đồng Lập pháp Quốc gia, Hội đồng Cải cách Quốc gia, Chính phủ và Ủy ban soạn thảo Hiến pháp nhất thiết không phải là thành viên các đảng phái hay những người chính khách nắm chức vụ trong chính quyền trong vòng ba năm qua.
Giai đoạn hai
NCPO muốn Thái Lan ổn định để cải cách
Tướng Prayuth Chan-ocha đã được Quốc vương tiếp vào lúc 5h chiều hôm thứ Ba ngày 22/7 ở Cung điện Klai Kangwon. Ông đã được trao bản Hiến pháp tạm thời do Quốc vương chuẩn y.
Đây là lần đầu tiên Tướng Prayuth được Quốc vương triệu kiến kể từ khi quân đội lên nắm quyền hai tháng trước.
Bản Hiến pháp này là nhằm để khởi động giai đoạn hai trong lộ trình cải cách và hòa giải quốc gia do phe đảo chính đưa ra.
Theo lộ trình này, một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm tới.
Ông Sek Wannamathee, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Thái Lan, nói Hiến pháp lâm thời sẽ giúp thuyết phục cộng đồng quốc tế sẽ theo đuổi lộ trình đặt ra và sẽ hoàn thành đúng thời hạn.
Ông nói rằng điều tích cực là chính phủ các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Úc đã cho thấy họ đã hiểu rõ hơn về tình hình ở Thái Lan.
Chính phủ các nước hiện nay đã tập trung vào các chi tiết và tiến trình cải cách thay vì chỉ trích cuộc đảo chính như trước, ông nói.
Cựu Thủ tướng Yingluck đã được phép ra nước ngoài
“Các chính phủ nước ngoài sẽ chú tâm vào vai trò và quyền lực của NCPO sau khi Hiến pháp có hiệu lực, ai sẽ được chỉ định làm thủ tướng và thành phần nội các,” ông nói.
Sáng thứ Tư ngày 23/7, Tướng Paiboon Koomchaya, phó lãnh đạo của NCPO phụ trách các vấn đề pháp lý và cố vấn pháp lý của NCPO, ông Wissanu Krea-ngam, sẽ tổ chức một cuộc họp báo giới thiệu về Hiến pháp này tại Dinh Chính phủ.
Bản Hiến pháp này có hiệu lực ngay tức khắc vào ngày 22/7 năm 2014.
‘Không hạn chế truyền thông’
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn của NCPO, Đại tá Winthai Suwari, nói với BBC Tiếng Thái rằng hội đồng các tướng lĩnh đảo chính của nước này ‘không có vấn đề gì với các cơ quan truyền thông báo chí” nhưng cảnh báo các cá nhân dùng mạng xã hội để chỉ trích chính quyền.
Tướng Prayuth đã hứa sẽ trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự
Trước đó, NCPO đã ra sắc lệnh mới ngăn cấm bất cứ ai chỉ trích hoạt động của NCPO và các thành viên của Ủy ban trên mọi hình thức truyền thông.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân của NCPO nói rằng đây ‘không phải là một biện pháp kiểm duyệt truyền thông mà chỉ là biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những thông tin bất hợp pháp’.
Trả lời BBC Tiếng Thái hồi cuối tuần trước, Đại tá Suwari nói một số cá nhân và báo chí đã đưa ra những bình luận và những thông tin ‘thiên kiến nếu không muốn nói là bị bóp méo để gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh hội đồng các tướng lĩnh’.
“Có những trường hợp NCPO vẫn chưa có bất cứ hành động gì hay chưa có kết luận cuối cùng nhưng một số cơ quan truyền thông chỉ dựa vào một số khía cạnh mà đã chỉ trích,” Đại tá Suwari nói.
“Điều quan trọng là NCPO phải duy trì hình ảnh để xây dựng lòng tin giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả,” ông nói thêm.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cho đến giờ NCPO không có vấn đề gì với các cơ quan truyền thông mà chỉ là một số cá nhân sử dụng mạng xã hội để đưa ra đồn đoán, cáo buộc hay xét đoán bất lợi cho NCPO, các tổ chức và các cá nhân khác.
‘Đưa tin cẩn thận’
Quân đội Thái đang muốn lấy lòng người dân
“Đây là lúc chúng tôi phải đặc biệt cẩn trọng với tin tức từ truyền thông, nhất là thông tin trên mạng xã hội. Đây không phải là cấm đoán truyền thông hoạt động. Nhưng việc đưa thông tin cần phải cẩn trọng hơn,” người phát ngôn của NCPO nói.
Sắc lệnh mới của NCPO là phiên bản được điều chỉnh của hai sắc lệnh trước đây vốn được xem là nỗ lực của phe đảo chính muốn hạn chế tự do thông tin. Sắc lệnh này ngăn cấm phỏng vấn các học giả, các cựu viên chức hay cựu quan chức tòa án, tư pháp hay các tổ chức độc lập do lo ngại phát ngôn của những người này có thể gây hiểu nhầm dẫn đến hành động bạo lực hay chống đối lại hội đồng tướng lĩnh.
Hôm 22/5 năm nay, quân đội Thái Lan bất ngờ làm cuộc đảo chính chỉ vài hôm sau khi công bố thiết quân luật.
Trong một tuyên bố được phát trên truyền hình, quân đội nói “để đảm bảo điều hành đất nước một cách ổn thỏa, [quân đội] đã tạm đình chỉ bản hiến pháp 2007, trừ chương nói về Hoàng gia”.
Quân đội Thái đã tiến hành ít nhất 12 cuộc đảo chính kể từ khi chấm dứt chế độ quân chủ hồi 1932./
+++++++++++++++++++
Ukraine
sắp được mua vũ khí Mỹ?
Nguyễn Thiện NhânThứ sáu, 25/07/2014, 22:27 (GMT+7)
(Thế giới) - Cựu Giám đốc Cơ quan tình báo đối
ngoại
Hãng tin UNIAN của Ukraine ngày 25/7 dẫn lời cựu Giám đốc Cơ quan tình báo đối
ngoại nước này, ông Nikolai Malomuzh cho biết Mỹ có thể sớm trao cho Ukraine
quy chế đồng minh phi NATO, qua đó cho phép Washington cung cấp khí tài quân sự
cho Kiev.
Quân đội
Phát biểu tại Hội nghị bàn tròn “Đông+Tây,” ông Malomuzh nói rằng cả Thượng và Hạ viện Mỹ đều ủng hộ ý tưởng trên, và có thể đưa ra quyết định trong vài ngày tới.
Quy chế trên sẽ giúp
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng các vấn đề an ninh của nước này có thể giải quyết nếu Quốc hội Mỹ trao cho Ukraine quy chế đồng minh đặc biệt – đồng minh chính ngoài NATO.
(Theo Vietnam+)
+++++++++++++++++++
VnEpress Thứ bảy, 26/7/2014 | 16:59 GMT+7
Người đông Ukraine
thấy bệ phóng tên lửa trước khi MH17 gặp nạn
Vào buổi trưa ở thị trấn Snizhne, miền đông
Một mảnh vỡ còn sót lại của chiếc máy bay MH17 trên cánh đồng
ở đông |
"Ngày hôm đó có rất nhiều thiết bị quân sự được chuyển vào thị trấn", AP dẫn lời Tatyana Germash, một người dân 55 tuổi, cho biết sau 4 ngày chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi.
Valery Sakharov, 64 tuổi, một thợ mỏ đã nghỉ hưu, chỉ vào nơi ông nhìn thấy bệ phóng tên lửa và nói: "Tên lửa Buk đỗ trên đường Karapetyan vào giữa trưa, sau đó nó rời đi. Tôi không biết nó đi đâu. Hãy nhìn xem, nó còn để lại dấu vết trên mặt đường nhựa".
Đó là một ngày ầm ĩ ở thị trấn Snizhne, bệ phóng tên lửa lúc đó mang theo 4 tên lửa đất đối không loại SA-11 có hai xe dân dụng đi theo hộ tống. Lúc 13h05 giờ địa phương, các phương tiện này dừng trước mặt một nhóm phóng viên của AP. Một người mặc bộ đồ lạ màu cát, không có huy hiệu nhận dạng, nói giọng đặc Nga, xuống kiểm tra để biết là các phóng viên này không ghi hình. Sau đó đoàn xe tiến lên, hướng tới địa điểm thuộc thành lũy của phiến quân.
Một phóng viên khác của AP cho biết cũng thấy 7 xe tăng của phiến quân đỗ ở trạm xăng bên ngoài thị trấn Snizhne. Ông ta cũng thấy hệ thống tên lửa Buk, có thể phóng ra tới độ cao 22.000 m.
Ba giờ sau, những người ở cách Snizhne khoảng 10 km nghe thấy tiếng động lớn. Sau đó họ thấy từng mảnh kim loại bị xoắn lại và thi thể người từ trên trời rơi xuống.
Lãnh đạo phiến quân tại
Tuy nhiên, một thủ lĩnh giấu tên của phe ly khai thừa nhận với AP rằng phiến quân phải chịu trách nhiệm khi máy bay MH17 bị bắn hạ. Phiến quân tin rằng họ nhắm tới máy bay quân sự của Ukraine, thay vì đó, họ lại bắn chiếc máy bay dân sự từ Amsterdam to Kuala Lumpur, người này nói.
Người đứng đầu cơ quan chống khủng bố Ukraine Vitaly Nayda cho
biết bệ phóng tên lửa đi vào
Hôm qua chính phủ
Bezler hỏi: "Máy bay trinh sát hay chiếc lớn". "Tôi không thể thấy rõ sau những đám mây. Nó ở quá cao", người kia trả lời.
Vào lúc 16h20 giờ địa phương, tại thị trấn Torez, cách Snizhne 10 km, người dân nghe thấy những tiếng nổ lớn. "Tôi nghe thấy hai tiếng nổ lớn. Ngẩng đầu lên tôi có thể thấy chiếc máy bay đang rơi qua những đám mây", Rostislav Grishin, một lính gác nhà tù nói.
Lúc 16h40, một người được
Trong khi đoạn hội thoại chưa thể được xác minh độ chính xác,
đại sứ quán Mỹ tại
Hôm 17/7, chiếc máy bay của Malaysia bị bắn hạ khi bay qua miền
đông Ukraine, toàn bộ 298 người được cho là thiệt mạng. Hiện nay
Khánh Lynh
+++++++++++++++++++
Nhà Trắng chỉ đích danh ông Putin là “thủ phạm” vụ bắn hạ máy bay MH17
Nguyễn Thiện Nhân Thứ bảy, 26/07/2014, 20:11 (GMT+7)
(Thời sự) - Trả lời báo chí vào hôm 25/07/2014, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Josh Earnest tuyên bố Tổng thống Nga, Putin là “thủ phạm” trong vụ máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ ở miền Đông Ukraine, theo RFI.
Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Josh Earnest. Ảnh AP
Hiện
Ông Josh Earnest cho biết: ”Chúng tôi đã trông thấy vũ khí hạng nặng
được chuyển từ Nga đến
Ngoài ra, điều mà chúng tôi biết được là chiếc máy bay của hãng hàng không
Malaysia Airlines đã bị một tên lửa địa đối không bắn hạ. Tên lửa đó được bắn
đi từ mặt đất trong một khu vực do phe nổi dậy kiểm soát, và đó cũng là một
vùng mà
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã điện đàm với Tổng thống Ukraina Petro
Porochenko, để thảo luận về tiến trình công việc điều tra và nhất là về tình
hình chính trị
Vẫn theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng, Tổng thống
(Theo RFI)
+++++++++++++++++++++++
Hình
ảnh trái ngược dành cho nạn nhân MH17
Thẻ
tín dụng của nạn nhân tại hiện trường MH17 bị lấy đi
Australia tiếp tục gửi hơn 100 cảnh sát xử lý vụ MH17
+++++++++++++++++++++
1 tuần 3 tai nạn máy bay thảm khốc
Thứ sáu, 25/07/2014, 09:20 (GMT+7)
(Thời sự) - Thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng với vụ máy bay của Hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ ở đông Ukraine thì lại tiếp nhận tin máy bay Đài Loan gặp tai nạn khi hạ cánh và giờ là máy bay của Hãng hàng không Algeria.
Diễn biến vụ tai nạn chuyến bay AH 5017 của Air Algerie - Đồ họa: N.Khanh
Tổng thống Pháp – nước có nhiều công dân trên chuyến bay AH 5017 của Hãng
hàng không
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức hàng không giấu tên của
Trang web của sân bay Ouagadougoucho đã niêm yết danh sách toàn bộ hành khách đi trên chuyến bay AH 5017, trong đó có 51 hành khách là người Pháp, 28 người Burkina Faso, 20 người Libăng, 6 người Algeria, 5 người Canada, 4 người Đức, 1 người Luxembourg, 1 người Thụy Sĩ, và 6 thành viên phi hành đoàn là người Tây Ban Nha.
Thân nhân của hành khách người Libăng lo lắng cho số phận của em và cháu của mình - Ảnh: Reuters
Máy bay Algeria rơi ở vùng bất ổn bắc Mali
Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keïta nói mảnh vỡ của máy bay Hãng Air
Algerie đã được tìm thấy ở khu vực giữa hai thị trấn Aguelhoc và Kidal, bắc
Báo này cho hay Tổng thống Pháp François Hollande đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Thủ tướng Manuel Valls, Ngoại trưởng Laurent Fabius, Bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian và các bộ trưởng nội vụ cũng như giao thông lúc 17g theo giờ Pháp (khoảng 22g Việt Nam).
Tổng thống Pháp François Hollande sau cuộc họp giải quyết tai nạn máy bay rơi - Ảnh: Reuters
Trước đó Hãng hàng không Air Algerie đăng trên Twitter của hãng rằng chuyến bay số hiệu AH 5017 có khả năng đã rơi ở Tilemsi, cách Gao khoảng 70km.
Kênh RT của Nga cho biết chuyến bay AH 5017 của Air Algerie đã rơi gần thủ
đô
Phóng viên BBC Alex Duval Smith ở thủ đô
AFP dẫn nguồn tin riêng nói liên lạc với AH 5017 biến mất khi nó vẫn đang ở
trong không phận
Một nguồn tin ở Mali cho biết chiếc máy bay trên là loại McDonnell Douglas MD-83 thuê từ Công ty Swiftair Tây Ban Nha mất liên lạc ở Gao, khu vực bị các nhóm phiến quân Hồi giáo chiếm đóng phía bắc Mali hồi năm 2012 và hiện nay vẫn còn bất ổn. Công ty Swiftair xác nhận họ đang có một chiếc MD-83 cho Air Algerie thuê.
Đài phát thanh Algeria dẫn lời Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal xác nhận chiếc máy bay biến mất ở Gao, cách biên giới Algeria khoảng 500km. “Hành khách trên chuyến bay mang nhiều quốc tịch khác nhau” – ông Sellal cho biết.
Pháp điều máy bay tìm kiếm AH 5017
Hãng tin AFP cho biết Pháp đã điều hai máy bay Mirage 2000 để tìm kiếm chiếc
máy bay này. Phát biểu tại một trung tâm xử lý khủng hoảng thành lập bên trong
Bộ Ngoại giao Pháp ngày 24-7, Bộ trưởng giao thông Pháp Frederic Cuvillier xác
nhận máy bay
Bộ trưởng giao thông Pháp Frederic Cuvillier (phải) và Bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian sau cuộc họp giải quyết vụ máy bay rơi - Ảnh: Reuters
Tổng thống Pháp François Hollande cho biết nước này sẽ triển khai mọi phương
tiện quân sự ở
Cục Hàng không dân dụng Pháp đã lập các trung tâm giải quyết khủng hoảng ở
sân bay
Tờ Telegraph của Anh dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội
Trước đó, Hãng hàng không Air Algerie thông báo đã mất liên lạc với máy bay của họ sau khi chiếc này cất cánh từ thủ đô Ouagadougou của quốc gia Burkina Faso 50 phút. Ngay sau khi có tin máy bay của Algeria mất tích, trang theo dõi máy bay FlightRadar24 đã thông báo trên Twitter rằng chỉ có một chuyến bay của Air Algerie bay từ Ouagadougou đến Algiers hôm nay và đó là chuyến bay AH 5017. Trang tin này nói không rõ đây có phải là chuyến bay mất tích hay không. Theo lịch, chuyến bay AH 5017 của Air Algerie bay với máy bay Boeing 737-600 nhưng trên hệ thống của hãng này lại ghi chuyến bay mất tích là loại MD-83.
Công ty Swiftair cho biết đang cử ra những đội công tác khẩn cấp để đưa ra
những giả thiết chuyện gì đã xảy ra đối với chuyến bay. “Ngay khi chúng tôi
biết thêm chi tiết nào chúng tôi sẽ công bố ngay lập tức” – tuyên bố của
Swiftair cho biết. Truyền thông
Reuters cho biết chính quyền
(Theo Tuổi Trẻ)
Đã tìm thấy xác máy bay Algeria mất tích chở 116 người, không ai sống sót
Nguyễn Thiện Nhân Thứ sáu, 25/07/2014, 08:58 (GMT+7)
(Thời sự) - Xác máy bay hãng Air Algerie (Algeria) chở 116 người mất tích vào ngày 24.7 đã được phát hiện tại Mali gần biên giới với Burkina Faso, một tướng quân đội Burkina Faso cho biết.
Tướng Gilbert Diendere, người đứng đầu đơn vị giải quyết khủng hoảng thuộc quân đội Burkina Faso, cho biết các điều tra viên đã kiểm tra xác máy bay gần lần Boulikessi, Mali cách biên giới Mali-Burkina Faso 50 km về phía bắc, theo Reuters.
Ông Gilbert Diendiere nói: “Chúng tôi đã tìm thấy máy bay của Algeria, xác máy bay được xác định ở vị trí cách biên giới Burkina Faso 50 km về phía Bắc”, tại khu vực Gossi của Mali.
“Một nhân chứng cho chúng tôi biết đã nhìn thấy máy bay rơi vào hồi 1 giờ 50 phút (GMT và giờ địa phương ngày 24/7). Chúng tôi đang liên hệ với nhân chứng này và sẽ khảo sát vị trí để xác minh thông tin. Chúng tôi tin rằng thông tin này là chính xác vì chúng tôi đã so sánh với hình ảnh đường bay trên rađa cho đến khi chiếc máy bay biến mất”, ông nói.
“Hiện tại chúng tôi không có thông tin về số phận của các hành khác nhưng nhóm của chúng tôi đang nỗ lực hết mình”
Một máy bay MD-83 của Swiftair
“Nhóm điều tra viên đã xác nhận đó là xác máy bay, bị cháy rụi hoàn tòa, các mảnh vỡ vun vãi trên mặt đất và thi thể nạn nhân cũng được phát hiện”, ông Diendere cho biết.
“Rất tiếc là nhóm điều tra viên không thấy ai tại hiện trường. Họ không thấy người sống sót”, ông Diendere nói.
Ông Diendere không đề cập nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay.
Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita cũng xác nhận xác của máy bay đã được thấy
ở trên sa mạc ở miền bắc
“Tôi đã được thông báo xác máy bay được tìm thấy giữa Aquelhoc và Kidal”,
ông Keita cho hay trong một cuộc họp đặc biệt của các lãnh đạo tôn giáo, chính
trị và xã hội dân sự ở
Máy bay MD-83 (chuyến bay AH5017) của hãng Swiftair do Air Algerie thuê và vận hành đã mất tích khoảng 50 phút sau khi cất cánh từ thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso vào ngày 24.7 để đến thủ đô Algiers của Algeira.
Bộ vận tải Burkina Faso vừa công bố danh sách quốc tịch của 110 hành khách có mặt trên chuyến bay AH5017, trong đó bao gồm Pháp (51), Burkina Faso (27), Li Băng (8), Algeria (6), Canada (5), Đức (4), Luxemburg (2), Thụy Sĩ (1), Bỉ (1), Ai Cập (1), Ukraine (1), Nigeria (1), Cameron (1) và Mali (1). Phi hành đoàn gồm 6 thành viên quốc tịch Tây Ban Nha.
Trước đó, kênh tin tức Fox News (Mỹ) dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Pháp cho biết MD-83 biến mất khỏi màn hình radar sau khi cất cánh vào ngày 24.7 đã rơi ở Mali và hai chiến đấu cơ Pháp đã phát hiện được mảnh vỡ máy bay.
Reuters dẫn thông cáo Văn phòng Tống thống Pháp ngày 24.7 cũng xác nhận
thông tin tìm thấy xác máy bay ở vùng Gossi của
Phát biểu trên truyền hình ngày 24.7, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng phi hành đoàn đã chuyển hướng máy bay rồi mất tích khỏi màn hình radar “có thể do điều kiện thời tiết xấu”.
Ảnh minh họa hướng bay của máy bay AH5017 từ
Air Algerie là một hãng hàng không quốc gia của của
Hãng hàng không này khai thác các chuyến bay theo lịch trình tới 69 điểm đến tại 28 quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Á.
Theo AFP, một trong những tai nạn hàng không tồi tệ nhất của Algeria đã xảy ra vào tháng 2.2014, khi đó máy bay quân sự C-130 chở 78 người rơi do thời tiết xấu ở vùng đồi núi phía đông bắc nước này, khiến trên 70 người chết.
Máy bay C-130 cất cánh từ một đơn vị quân sự ở thị trấn Tamanrasset phía nam Algeria, cách thủ đô Algiers 320 km về phía đông.
Tamanrasset cũng là khu vực chứng kiến một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất Nigeria vào tháng 3.2003, khiến 102 người trên một máy bay của hãng Air Algerie thiệt mạng và nạn nhân duy nhất là người lính trẻ Algeria bị thương nặng.
Hồi tháng 12.2012, hai máy bay quân sự Algeria đang tham gia một cuộc tập huấn đã đâm vào nhau ngay trên không tại địa điểm gần thành phố Tlemcen, tây bắc Algeria, khiến 2 phi công thiệt mạng.
Trước đó 1 tháng, một chiếc máy bay vận tải quân sự hai cánh quạt CASA C-295
chở theo một kiện hàng giấy dùng để in tiền ở
Năm binh sĩ và 1 đại diện ngân hàng trung ương
Những hình ảnh đầu tiên về hiện trường máy bay Algeria
Thứ sáu, 25/07/2014, 23:06 (GMT+7)
(Thế giới) - Đống đổ nát và những mảnh vỡ cháy xém là những phần còn lại sau vụ tai nạn máy bay Algeria hôm 24/7, khiến toàn bộ 116 người trên chuyến bay tử nạn.
Những mảnh vỡ của máy bay nằm rải rác ở sa mạc Sahara, khu vực gần làng
3 thảm họa hàng không kinh hoàng trong 7 ngàyNhững thảm họa kinh hoàng liên tiếp giáng xuống ngành hàng không quốc tế, cướp sinh mạng của hàng trăm người chỉ trong một tuần qua.
Các bộ phận của máy bay MD-83 rơi xung quanh khu vực tai nạn. Sau
khi hai chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp phát hiện mảnh vỡ của phi cơ, máy bay
chiến đấu của Pháp, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ
chức khác đã bắt đầu cuộc tìm kiếm. Tướng Gilbert Diendere, thuộc quân đội
Tổng thống Pháp francois hollande hôm 25/7 thông báo quân đội nước này đã
tìm thấy một trong hai hộp đen của máy bay tại hiện trường ngổn ngang sau tai
nạn. Quân đội Pháp sẽ chuyển hộp đen mà họ vừa tìm thấy về thành phố Gao tại
miền bắc
Chiếc MD-83 gặp nạn được Air Algerie thuê lại của công ty SwiftAir, Tây Ban Nha. Ảnh: EPA
Một mảnh vỡ nằm trơ trọi sau vụ tai nạn. Ảnh: AP
(Theo Tri Thức)