TNS McCain ngồi dưới lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tiếp Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN

24 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 17906)

Ông Phạm Quang Nghị thăm Mỹ

BBC - thứ năm, 24 tháng 7, 2014

quoc-te-25-7-2014-1

Ông Phạm Quang Nghị đã gặp một số nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ như Thượng nghị sỹ John McCain

Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.

Ông Nghị bắt đầu chuyến thăm từ thủ đô Washington DC, nơi ông có các cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry, Thomas Shannon; Phó Cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken; Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và Thượng nghị sỹ John McCain.

Ông không gặp được bản thân ngoại trưởng Mỹ, thay vào đó Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã tới chào và chuyển tới ông lời thăm hỏi của ông Kerry.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong các cuộc tiếp xúc, Bí thư Hà Nội đã "thông tin về tình hình Việt Nam, chính sách đối ngoại... của Việt Nam; khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ Đối tác toàn diện".

Ông cũng hoan nghênh các nỗ lực "tìm hiểu, nghiên cứu khả năng trao đổi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng tham chính ở Mỹ trong thời gian tới".

Hai bên còn đề cập tới tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Về mặt chính thức, trong cương vị Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy, ông Phạm Quang Nghị là đại diện cao cấp của Đảng Cộng sản và không tham gia các thương lượng trực tiếp về chính sách.

Do vậy, chuyến đi Hoa Kỳ của ông được giới chuyên gia nhận định dường như là một cuộc "ra mắt" chính giới Mỹ của nhân vật có thể sẽ còn lên cao sau Đại hội Đảng XII sang năm.

Sau Washington DC, ngày 23/7 ông Nghị đã đi New York và sau đó ông sẽ thăm Chicago.

Tăng quan hệ với Washington

Chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị cũng được xem như chỉ dấu của tiến trình xích lại gần Hoa Kỳ của Hà Nội.

Mới 10 tháng trước, ông Nghị còn đi thăm Bắc Kinh, nơi ông ca ngợi quan hệ truyền thống của Việt Nam với Trung Quốc.

Tuy nhiên kể từ đó, các hoạt động mạnh mẽ và đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông, tiêu biểu là sự kiện giàn khoan 981, đã đẩy Việt Nam lại gần quốc gia cựu thù cách một vòng trái đất.

Ông Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, nói với BBC rằng chuyến đi của ông Nghị sẽ cho thấy Washington sẵn sàng tới đâu trong việc hỗ trợ Hà Nội, đặc biệt trong lĩnh vực chủ quyền lãnh thổ.

Nó cũng hé mở rằng trong nội bộ ban lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có xu hướng muốn tách khỏi ảnh hưởng Trung Quốc và xích lại với Mỹ, tuy chưa rõ xu thế này mạnh mẽ đến đâu.

Một số chuyên gia, như Edmund Malesky, từ Đại học Duke ở bang North Carolina, Mỹ, cho rằng mong muốn hợp tác với Mỹ đang khá mạnh.

Ông Malesky tuần trước được báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời nói: "Nhóm những nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy quan hệ với phương Tây hiện đang ở thế mạnh".

Tuy nhiên, Giáo sư Thayer cảnh báo rằng việc Trung Quốc di rời giàn khoan 981 có thể đã làm những người chủ trương thân phương Tây bị động và kế hoạch kiện Bắc Kinh ra tòa trọng tài quốc tế mà phe này ủng hộ có thể bị dừng.

Ngay cả nỗ lực mang vấn đề quan hệ với Trung Quốc ra hội nghị thượng đỉnh Asean tháng tới tại Miến Điện nay cũng có thể bị ảnh hưởng, theo ông Thayer, vì việc rời giàn khoan đã giảm ý nghĩa của công tác này./

++++++++++++++++++

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm Hoa Kỳ

Cập nhật lúc: Thứ 4, 20:57, 23/07/2014

VOV.VN - Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đang có chuyến thăm chính thức tới Mỹ.

Trong các cuộc làm việc với Bộ Ngoại giao, Quốc hội, và một số tổ chức của Mỹ tại thủ đô Washington DC, ông Phạm Quang Nghị khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ trong khuôn khổ Đối tác toàn diện theo tinh thần Tuyên bố chung tháng 7/2013 giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama.

quoc-te-25-7-2014-2

Làm việc với Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) và Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI)

Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh quyết tâm của hai nước trong việc khép lại quá khứ, mở ra tương lai, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, nhất là trong năm 2015, khi 2 nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ. Ông Phạm Quang Nghị đánh giá cao những thành tựu trong việc thực hiện các nội dung của Tuyên bố chung, nhấn mạnh hai bên cần tích cực triển khai những biện pháp cụ thể để thúc đẩy mối quan hệ song phương, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Ông Phạm Quang Nghị đề nghị Mỹ tiếp tục tạo thuận lợi, mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, hạn chế các rào cản thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam, sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác trong giáo dục-đào tạo, tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh, bao gồm việc tẩy độc môi trường, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, tìm kiếm quân nhân của hai bên bị mất tích, rà phá bom mìn... Ông Phạm Quang Nghị cũng khẳng định Việt Nam hoan nghênh Mỹ tăng cường hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

quoc-te-25-7-2014-3

Ông Phạm Quang Nghị và Thượng viện Patrick Leahy

Tại các cuộc gặp với Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và Thượng Nghị sỹ John McCain, ông Phạm Quang Nghị hoan nghênh đóng góp của các nghị sỹ đối với sự phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, tăng cường thúc đẩy cơ chế đối thoại giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hoa Kỳ, khuyến khích quan hệ giữa các địa phương của hai nước. Hai bên cũng trao đổi cởi mở, với cách tiếp cận xây dựng, về mối quan tâm của các nghị sỹ về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Các lãnh đạo Thượng viện Mỹ bày tỏ tình cảm thân thiết với đất nước và con người Việt Nam, đồng thời khẳng định Mỹ coi trọng vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các vấn đề khu vực, Quốc hội Mỹ ủng hộ Chính quyền tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với Việt Nam.

quoc-te-25-7-2014-1

Ông Phạm Quang Nghị và Thượng Nghị sỹ John McCain

Làm việc với Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) và Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI), ông Phạm Quang Nghị nêu bật ý nghĩa của quan hệ Đối tác toàn diện theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam-Mỹ, trong đó hai bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Phạm Quang Nghị đã gặp Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry, ông Thomas Shannon và Phó Cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Mỹ luôn coi trọng vai trò của Việt Nam trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của khu vực và quốc tế cũng như trong quan hệ Việt Nam-Mỹ, đánh giá cao những tiến triển thực chất đã đạt được và những cơ hội phát triển mạnh mẽ giữa hai nước trong thời gian tới. Thay mặt Ngoại trưởng John Kerry, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã tới chào, chuyển lời thăm hỏi của Ngoại trưởng và trao đổi với ông Phạm Quang Nghị.

Là một nước có quyền lợi và trách nhiệm tại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định tiếp tục coi trọng khu vực này trong tổng thể chiến lược chung của Mỹ, nhấn mạnh quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có thể hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2014. Phía Mỹ cũng khẳng định sẽ dành cho Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực và sự linh hoạt trong lộ trình thực thi các cam kết.

quoc-te-25-7-2014-4

Ông Phạm Quang Nghị làm việc với Bộ Ngoại giao Mỹ

Trong các cuộc tiếp xúc, phía Mỹ bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng gần đây tại biển Đông, nhất là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời khẳng định Mỹ quan tâm và có lợi ích trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực, trong đó có vấn đề tự do và an toàn, an ninh hàng hải ở biển Đông. Phía Mỹ đánh giá cao những biện pháp đấu tranh hòa bình mà Việt Nam đã thực hiện vừa qua, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cũng như ngăn chặn nguy cơ gây căng thẳng, đối đầu và xung đột.

quoc-te-25-7-2014-5

Ông Phạm Quang Nghị gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ

Hôm nay, đồng chí Phạm Quang Nghị và đoàn đại biểu Việt Nam rời thủ đô Washington DC, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại thành phố New York./.

Nhật Quỳnh-Huy Hoàng/VOV – Washington

+++++++++++++++++++

RFI - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Bẩy 2014

Dưới áp lực của dư luận, Miến Điện hủy dự án đường sắt với Trung Quốc

quoc-te-25-7-2014-7

Đường sắt dự kiến xây dựng sẽ dọc theo đường ống dẫn khí đốt từ cảng miền tây Miến Điện sang vùng Vân Nam Trung Quốc. DR

Thanh Phương

Một lần nữa, chính quyền Miến Điện chứng tỏ họ không ngại làm mích lòng láng giềng khổng lồ Trung Quốc, qua việc đình chỉ một dự án đường sắt hàng chục tỷ đô la, mở đường cho Trung Quốc ra đến Ấn Độ Dương.
Hôm qua, 22/07/2014, một quan chức cao cấp của Miến Điện thông báo rằng, do dư luận trong nước phản đối quá mạnh và do bị nhiều trễ nải, chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện, dài hơn 1.200 km.

Thỏa thuận về dự án đường sắt này đã được Miến Điện và Trung Quốc ký kết vào tháng 04/2011. Vốn đầu tư cho công trình lên tới 20 tỷ đô la, phần lớn là vốn của Trung Quốc. Đường sắt này theo dự kiến sẽ được xây dọc theo đường ống dẫn khí đốt nối các mỏ khí ở vùng biển Andaman đến nhà máy lọc dầu nằm gần Côn Minh.

Dự án này mang ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Trung Quốc bởi vì tuyến xe lửa Kyaukpyu-Côn Minh có thể thay thế eo biển Malacca như là con đường đi đến vùng Trung Đông. Theo thỏa thuận ký kết năm 2011 với chính phủ Miến Điện, Trung Quốc sẽ có quyền quản lý và khai thác tuyến đường sắt này trong thời hạn 50 năm.

Theo quan chức cao cấp nói trên, nguyên nhân khiến chính phủ Miến Điện phải hủy dự án này đó là đã 3 năm kể từ khi ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận, thế mà dự án vẫn chưa có tiến triển gì. Nhưng thật ra chính những phản đối ngày càng mạnh của dư luận Miến Điện về tác hại môi trường và xã hội của dự án đường xe lửa, đã buộc chính quyền nước này phải đình chỉ dự án.

Chỉ riêng tại bang Rakhine, các tổ chức dân sự ở 17 thị trấn đã tập hợp thành một « mặt trận » để phản đối dự án. Ngoài lý do tác hại môi trường và xã hội, dư luận Miến Điện còn không chấp nhận việc tài nguyên của quốc gia bị đưa ra ngoài như thế.

Hiện giờ, phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì về quyết định của Miến Điện hủy dự án đường sắt. Nhưng một nguồn tin từ Công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc khẳng định với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng Bắc Kinh sẽ tôn trọng ý kiến của người dân Miến Điện về dự án này.

Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Miến Điện Thein Sein vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã định nghĩa quan hệ giữa hai nước là « có qua có lại và hai bên đều thắng ». Nhưng việc chính quyền Miến Điện hủy dự án đường sắt của Trung Quốc cho thấy bang giao giữa hai nước láng giềng này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.

Đây là lần thứ hai Miến Điện buộc phải đình chỉ một dự án với Trung Quốc do áp lực của dư luận trong nước. Vào năm 2011, chính phủ Miến Điện đã buộc phải hủy dự án liên doanh với Trung Quốc xây đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ đôla.

Bắc Kinh nghĩ rằng, bằng cách đổ vốn ồ ạt vào các dự án cơ sở hạ tầng vào các nước Đông Nam Á, họ sẽ « mua » được thêm bạn và có thêm nguồn cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng ít ra là đối với Miến Điện, chính sách này như vậy là đã thất bại./

10 Tháng Ba 2015(Xem: 21144)
Crimea bị chính thức sáp nhập vào Nga hồi 18/3 năm ngoái sau khi nhiều tay súng không rõ danh tính giành quyền kiểm soát bán đảo này, bất chấp sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Putin nói trên sóng truyền hình rằng ông đã ra lệnh bắt đầu kế hoạch "đưa Crimea về với Nga" sau cuộc họp kéo dài suốt đêm vào ngày 22/2 năm 2014.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 21567)
Bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã mạnh mẽ chỉ trích việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định phát biểu trước Quốc hội Mỹ về cuộc đàm phán do Washington dẫn đầu với Iran về vấn đề hạt nhân.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 26442)
Muốn tạo bất ngờ và gây ấn tượng, một cặp đôi người Ai Cập quyết định tổ chức đám cưới mang đậm dấu ấn của Nhà nước Hồi giáo (IS) với những chiến binh bịt mặt, tay lăm lăm dao kiếm và giai điệu bài thánh ca của nhóm khủng bố.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 21621)
Ông Minh Quang Pham bị bắt tại sân bay Heathrow, London, sau khi quay lại Anh từ Yemen vào tháng Bảy 2011. Sau khi khám xét vật dụng của ông, người ra tìm thấy các file chứa đựng bằng chứng về liên hệ của ông với AQAP cũng như đạn dược có thể dùng cho súng trường Kalashnikov. Nếu bị xem là có tội, ông Minh Quang Pham có thể bị án tù cao nhất là chung thân.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 23036)
Các khác sạn "du lịch sinh con" có khách chủ yếu là phụ nữ Trung Quốc, trả tiền khoảng 15.000-50.000 USD cho các dịch vụ này. Du lịch sinh sản không nhất thiết là bất hợp pháp và nhiều cơ sở đã quảng cáo công khai dịch vụ "các trung tâm sinh nở".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 25226)
Khả năng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, và Hoa Kỳ nên nắm lấy cơ hội quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Seoul để cùng nhau chuẩn bị đối phó với công việc thống nhất bán đảo cực kỳ gian nan.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22957)
Tướng Moeldoko giải thích cho việc thành lập lực lượng này: “Trong tương lai, chúng tôi cho rằng Biển Đông sẽ là một khu vực nóng. Do đó, việc thành lập các đơn vị mới tên gọi Kogabwilhan sẽ đóng vai trò rất quan trọng”.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20977)
Cô bảo: “Cảm giác như phải đến với anh ấy trước khi anh chết. Và khi anh chết như tử sĩ, tôi sẽ cùng anh lên thiên đường.”Ayesha gia nhập phe cực đoan trước khi Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên. Lúc đó cô bị quyến rũ bởi al-Qaeda và al-Shabab.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20103)
Người tình của ông là một cựu sĩ quan thuộc Lực lượng Lục quân Dự Bị có quan hệ tình ái với ông Petraeus vào năm 2011 khi bà đang tìm hiểu và viết tiểu sử của ông. Ông Petraeus thừa nhận vụ ngoại tình này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20475)
Khuôn viên lâu đài Fontainebleau, miền nam Paris, Pháp Guelia Pevzner/RFI Bộ Văn hóa Pháp xác nhận tin khoảng 15 cổ vật của Châu Á được trưng bày tại bảo tàng Fontainebleau, ngoại ô phía nam Paris bị đánh cắp. Trong số đó có nhiều báu vật mà nữ hoàng Eugénie, vợ của hoàng đế Napoléon III đã sưu tập được để vinh danh nền văn hóa Trung Hoa và Thái Lan.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21568)
Các nhân viên của siêu thị sửng sốt khi biết ra thời gian qua họ làm việc trên một nghĩa trang cổ. Siêu thị đã tạm đóng cửa để các chuyên gia có thể thực hiện công cuộc khảo cứu cần được làm ngay tại hiện trường.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 23889)
Du học sinh Trung Quốc bị trục xuất khỏi các trường đại học bởi rất nhiều lý do bên cạnh cáo buộc truy cập thông tin “vì lợi ích quân sự Trung Quốc”.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 26252)
Chiến binh thường chụp hình trong các vụ giết con tin của tổ chức mang tên Nhà nước Hồi giáo được xác nhận là Mohammed Emwazi. Người này là công dân Anh ở Tây London và đã có tên trong số bị an ninh Anh Quốc theo dõi.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 20406)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa phủ quyết một dự luật có nội dung phê chuẩn việc xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL. Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế đã trình dự luật lên Tổng thống vào hôm thứ Ba.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 21062)
Cảnh sát Anh cho biết 3 nữ sinh theo học một trường ở phía Đông thủ đô London đã đáp chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ và có thể đã vào lãnh thổ Syria theo “tiếng gọi” của lực lượng khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20393)
Các phần tử chủ chiến trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyên bố đã thực hiện vụ đánh bom tại tư gia không có người ở của đại sứ Iran ở Libya. Không xảy ra thương vong nào trong cuộc tấn công hôm Chủ nhật ở trung tâm Tripoli.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 21261)
Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS: Chuyến thăm của ông Obama không phải chỉ vì nhân lúc ông có mặt tại khu vực mà là vì nó có tầm quan trọng thiết yếu đối với quan hệ song phương Việt-Mỹ. Tổng thống Obama tới Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, một trong những quốc gia mà Mỹ đã cải thiện quan hệ đáng kể nhất dưới chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’...
23 Tháng Hai 2015(Xem: 24456)
Hợp đồng xây cầu nối Nga và bán đảo Crimea đã thuộc về tay một công ty lớn do ông Arkady Rotenberg, đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin làm chủ. Dự kiến cây cầu sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018 và có kinh phí 3 tỷ USD.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20446)
Trước khi nhận nhiệm sở, ông Carter nói với Thượng viện Mỹ rằng ông có thể tái cân nhắc các kế hoạch rút toàn bộ các binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm nay. Nhưng ông nói điều đó còn tùy thuộc vào tình hình an ninh.Ông Carter cũng nói rằng ông sẽ làm việc với các đối tác của Mỹ để bảo đảm rằng nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo sẽ không mở rộng hoạt động từ Trung Đông sang Afghanistan.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 21006)
Tổng Thống Barack Obama nói Hoa Kỳ không gây chiến với Hồi giáo. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc về cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan bạo động, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông muốn đả phá lập luận cho rằng người Mỹ, và người Tây phương nói chung, đối đầu với người Hồi giáo.