Tổng thống Putin ra tuyên bố chính thức về vụ MH17

22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 20387)

Nguyễn Thiện Nhân

TT Putin cam kết tác động phe ly khai Ukraine trong vụ MH17

Thứ ba, 22/07/2014, 21:00 (GMT+7)

(Thế giới) - Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
image019 

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp các lãnh đạo phụ trách an ninh và quốc phòng của Nga, Tổng thống Putin nêu rõ: “Chúng ta đã được yêu cầu sử dụng ảnh hưởng với lực lượng ly khai tại miền Đông Nam Ukraine. Tất nhiên, chúng ta sẽ làm mọi thứ trong khả năng song điều đó là chưa đủ”.

Trước đó, ngày 21/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án những kẻ lợi dụng vụ máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia rơi ở miền Đông Ukraine hòng “vụ lợi.”

Tổng thống Nga cũng tuyên bố ủng hộ cuộc điều tra của một “nhóm các chuyên gia” do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) bảo trợ.

Ông Putin khẳng định vụ rơi máy bay MH17 phải không bị lợi dụng vì các mục đích chính trị và hối thúc lực lượng ly khai cho phép các chuyên gia quốc tế tiếp cận vị trí máy bay rơi./.

(Theo Vietnam+)

Tổng thống Putin ra tuyên bố chính thức về vụ MH17

Thứ hai, 21/07/2014, 15:10 (GMT+7)

(Thời sự) - Hôm (21/7), trang web của điện Kremlin đã đăng tải thông điệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ MH17 của Malaysia Airlines bị rơi ở miền đông Ukraine.
image018

Tổng thống Putin ra tuyên bố chính thức về vụ MH17

Toàn văn thông điệp như sau:

“Liên quan tới thảm kịch khủng khiếp diễn ra trên bầu trời Donetsk, tôi muốn nhắc lại một lần nữa cách thức chúng tôi liên hệ với các sự việc đang diễn ra ở Ukraine.

Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi tất cả các bên tham chiến ngừng ngay lập tức các hành động gây đổ máu và cùng ngồi xuống bàn đàm phán. Chúng tôi chắc chắn rằng, nếu miền đông Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 28/6, thảm kịch này chắc chắn sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên, không ai có quyền sử dụng thảm kịch này để đạt được mục tiêu chính trị ích kỷ của mình. Những thảm kịch như vậy không nên bị lợi dụng để gây chia rẽ mà phải để đoàn kết mọi người lại với nhau. Tất cả các bên có trách nhiệm cho tình hình trong khu vực sẽ phải có trách nhiệm hơn nữa đối với người dân của mình và với người dân của những nước có nạn nhân trong thảm kịch này.

Phải thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo an toàn cho các chuyên gia quốc tế đang điều tra tại hiện trường. Hiện nay đã có các đại diện của vùng Donbass, Donetsk, đại diện Ukraine, các chuyên gia Malaysia. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

Cần phải đảm bảo cho toàn bộ đội ngũ chuyên gia dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) có thể điều tra tại hiện trường. Chúng ta phải thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo an ninh đầy đủ và tuyệt đối cho họ, đảm bảo các hành lang nhân đạo cần thiết cho họ tiến hành điều tra.

Về phần mình, Nga sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để đưa xung đột ở miền đông Ukraine từ trạng thái quân sự sang đàm phán bằng các phương tiện hòa bình và ngoại giao”.

++++++++++++++++++

Putin cáo buộc nhiều nước đang trục lợi vụ MH17

Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm nay (21/7), đã lên án những nước mà ông cáo buộc đang khai thác vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraina vì "các mục đích vụ lợi".

 

Putin khẳng định Nga đang làm mọi thứ có thể để giúp nhóm chuyên gia thuộc Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế Liên Hợp Quốc đến điều tra hiện trường. Ông cũng chỉ trích giới chức ở Kiev đã mở lại cuộc chiến với phe li khai ở miền đông.

image021

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)


"Chúng ta có thể nói chắc chắn rằng nếu chiến sự ở miền đông Ukraina không diễn ra lại vào ngày 28/6 thì thảm kịch này sẽ không xảy ra", hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Nga. "Không ai nên hoặc có quyền tận dụng thảm kịch này vì các mục đích vụ lợi".

Ông chủ Điện Kremlin hiện đang chịu sức ép ngày càng lớn phải kiềm chế quân li khai ở Ukraina và cho phép các thanh sát viên quốc tế tới điều tra hiện trường máy bay rơi.

Chiếc Boeing 777 số hiệu MH17 chở 298 người đã bị bắn rơi trên bầu trời vùng lãnh thổ do quân li khai Ukraina kiểm soát khi đang trên hành trình từ Amsterdam, Hà Lan, đến Kuala Lumpur, Malaysia.

Hôm qua (20/7), Mỹ đã đưa ra những gì họ gọi là bằng chứng "thuyết phục" cho thấy quân nổi dậy đã bắn hạ máy bay bằng một tên lửa đất đối không Nga.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức và Australia đã trò chuyện với ông Putin qua điện thoại vào cuối ngày hôm qua. Ngoại trưởng các quốc gia châu Âu cũng nhóm họp ở Brussels để bàn việc cấm vận thêm đối với Nga.

image022

Một góc hiện trường vụ máy bay MH17 bị bắn rơi. (Ảnh: AP)

Sự phẫn nộ trong dư luận quốc tế tăng cao khi các nhà điều tra bị giới hạn tiếp cận cánh đồng nơi máy bay rơi.

Quân li khai Ukraina còn chất đống gần 200 thi thể các nạn nhân MH17 vào 4 toa tàu đông lạnh ở đông Ukraina và một số cần cẩu tại hiện trường đang vội vã di dời những mảnh vỡ lớn của chiếc Boeing 777, làm dấy lên quan ngại rằng hiện trường bị can thiệp.

Trong hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết do Australia soạn thảo yêu cầu quyền tiếp cận quốc tế đối với hiện trường MH17 và một lệnh ngừng bắn xung quanh khu vực.

Thanh Hảo

Nguyễn Thiện Nhân

Nga đệ trình HĐBA nghị quyết dự thảo riêng về vụ máy bay MH17

Thứ hai, 21/07/2014, 13:35 (GMT+7)

(Thời sự) - Theo Hãng tin Itar-Tass, ngày 21/7, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin cho biết Moskva đã đệ trình Hội đồng Bảo an dự thảo nghị quyết của Nga về một cuộc điều tra công bằng liên quan tới vụ máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia rơi ở Ukraine.

image023

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp bàn về vụ MH17 hôm 18/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong khi đó, trả lời Tạp chí Tài chính của Australia, Đại sứ Nga tại Australia Vladimir Morozov cho biết nước ông sẽ ủng hộ một nghị quyết của Liên hợp quốc về việc đảm bảo tiếp cận tự do vị trí máy bay MH17 rơi, miễn là nghị quyết này không quy trách nhiệm cho Moskva.

Ông nêu rõ Moskva sẵn sàng ủng hộ một nghị quyết dự thảo do Canberra soạn thảo, vốn sẽ đảm bảo các điều tra viên quốc tế được phép tiếp cận vị trí máy bay rơi ở vùng lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine./.

(Theo Vietnam+)

+++++++++++++++++

Nguyễn Thiện Nhân

“Nga có thể phải thay đổi chiến lược ở Ukraine sau vụ MH17″

Thứ ba, 22/07/2014, 22:10 (GMT+7)

(Thế giới) - Theo nhận định gần đây của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh), nếu lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine có dính líu trách nhiệm trong vụ bắn rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, thì Nga có thể sẽ phải tính đến phương án thay đổi chiến lược tại quốc gia láng giềng đang lâm vào khủng hoảng này.

image024

Lực lượng ly khai tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17 ở Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Hoặc là Nga sẽ tìm cách tăng cường kiểm soát đối với lực lượng ly khai Ukraine, hoặc là phải chấm dứt hoàn toàn sự hậu thuẫn.

EIU cho rằng vụ máy MH17 bị bắn rơi đã khiến cuộc khủng hoảng ở Ukraine thêm tồi tệ. Đây được coi là động thái nghiêm trọng nhất kể từ tháng Ba khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình.

Trong trường hợp lực lượng ly khai phải nhận trách nhiệm về vụ bắn rơi máy bay MH17, thì cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có bước ngoặt quan trọng.

Nga có thể phản biện rằng vũ khí bắn rơi máy bay bị các lực lượng Ukraine đánh cắp. Nhưng rõ ràng, Điện Kremlin sẽ khó có thể tiếp tục hậu thuẫn cho quân ly khai ở miền Đông Ukraine nếu họ không muốn bị cô lập trên trường quốc tế.

Nếu không chấp nhận điều chỉnh chính sách đối với Ukraine, Nga sẽ đối mặt với việc Mỹ và phương Tây siết chặt lệnh trừng phạt và cấm vận.

Liên minh châu Âu (EU) đang mở rộng danh sách các công ty Nga phải chịu lệnh trừng phạt. EU dự kiến công bố quyết định mới vào cuối tháng Bảy./.

(Theo Vietnam+)

06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14333)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15349)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15208)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15399)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15446)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15391)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15713)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14380)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16641)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16138)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15650)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15241)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15326)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14838)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14319)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”