Thông tin từ Báo Helsingin Sanomat:“Vũ khí tên lửa từ VN sang Ukraine” là phản logic!”
Thông tin “Phần Lan bắt lô vũ khí tên lửa từ Việt Nam sang Ukraine” là phản logic!
Chủ nhật, 20/07/2014, 22:21 (GMT+7)
(Thời sự) - Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.
Ngày 18-7, thông tin trên trang tin điện tử Helsingin Sanomat của Phần Lan cho biết, lô vũ khí này bị bắt giữ vào cuối tháng 6 tại sân bay Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của nước này và trong container chứa phụ tùng của hệ thống điều khiển phóng tên lửa không có giấy phép quá cảnh.
Hải quan Phần Lan nói lô vũ khí gửi tới Ukraine đã bị chặn hồi cuối tháng Sáu
Theo báo này, lô hàng được gửi đi từ Việt Nam và hiện nay bộ phận điều tra tội phạm của Hải quan Phần Lan đang làm rõ ai là người nhận. Tuy nhiên, tờ báo này không nói rõ là lô hàng này do tổ chức hay cá nhân nào đứng tên và nguồn cung cấp tin cũng chỉ nêu là “một quan chức hải quan” Phần Lan.
Thậm chí, Tổng thống Phần Lan đã không nhận thông báo về vụ bắt giữ lô hàng. Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja cũng không hề được thông báo về vụ việc và khẳng định: “Tôi chỉ biết những nét chính về vụ việc này từ những gì mà tôi đọc được trên tờ Helsingin Sanomat”.
Sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan
Như vậy, thông tin của tờ báo Phần Lan đưa ra không được sự xác nhận của các cơ quan chức năng nước này và làm dấy lên những nghi vấn tại sao thiết bị tên lửa lại được vận chuyển từ một nước có nền công nghiệp quốc phòng và kỹ thuật tên lửa yếu kém hơn rất nhiều để đến Ukraine?
Hơn nữa, ở Việt Nam, việc quản lý vũ khí nói chung và phụ tùng của hệ thống điều khiển tên lửa nói riêng, xưa nay khá chặt chẽ. Ai hoặc tổ chức nào ở Việt Nam có thể làm được việc này? Phản logic và không hợp lý!
Ngoài ra, hãng tin DPA của Đức trích lời ông Sami Rakshit, người đứng đầu lực lượng kiểm tra của hải quan Phần Lan nói: “Không phải là vũ khí, đạn dược mà hầu như chắc chắn là thuộc về những loại vũ khí nhất định nào đó.”
Phải chăng đây là thông tin mà ai đó đã tung ra để gây nhiễu, cố tình gây hại cho Việt Nam trong bối cảnh cả thế giới đang dồn sự chú ý và vụ bắn rơi máy bay MH17 ở Ukraine?.
Mọi thông tin trên báo Phần Lan đang được kiểm chứng độ xác thực.
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan được thành lập năm 1889, hiện thuộc sở hữu của Tập đoàn truyền thông Sanoma. Tập đoàn này hoạt động trong rất nhiều các lĩnh vực thuộc mảng truyền thông tại 20 quốc gia Châu Âu./
+++++++++++++++++++
Ba kịch bản phía sau thảm kịch MH17
Thứ sáu, 18/07/2014, 20:00 (GMT+7)
(Chính trị) - Phe ly khai bị nghi ngờ sử dụng vũ khí tối tân mới được hỗ trợ để bắn rơi MH17, trong khi đó, quân đội Ukraine cũng có thể là bên gây ra vụ việc bởi từng có tiền lệ bắn nhầm.
Hiện trường tan hoang nơi MH17 bị rơi. Ảnh: ABC News
Khả năng máy bay MH17 rơi là do bị tên lửa bắn hạ hầu như là chắc chắn, vì thế câu hỏi lớn đặt ra lúc này là ai đã phóng tên lửa hạ chiếc Boeing với 298 người trên khoang.
Phe ly khai
Một vài nhà lãnh đạo trong chính quyền Ukraine đã cáo buộc phiến quân ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine bắn rơi MH17. Theo quan sát viên Zachary Keck của tờ Diplomat, xét trên nhiều phương diện, đây là phe có nhiều lý do để bị nghi ngờ nhất.
Trong một khoảng thời gian dài, quân ly khai ở đây đã tạo lập thói quen nhắm bắn tất cả những máy bay quân sự của Ukraine xuất hiện trong khu vực họ kiểm soát hoặc tranh chấp.
Thêm vào đó, dựa trên khả năng tình báo còn hạn chế, rất có thể phe này đã nhầm máy bay dân sự với một chiếc phản lực quân sự, và khai hỏa. Điều này đặc biệt đúng khi xem xét việc chiếc máy bay đã bay từ tây sang đông; nói một cách khác là từ vùng trời của phe Kiev sang phe ly khai.
Đáng chú ý, một thời gian ngắn sau tai nạn, một đoạn video được đăng trên Youtube cho thấy có cột khói bốc lên từ khu vực được cho là xảy ra vụ máy bay rơi. Trong đoạn video, dân làng ở miền đông Ukraine, những người trung thành với quân ly khai, đang reo mừng. Thậm chí một người còn hô to: “Nó cháy thật đẹp”.
Rạng sáng ngày xảy ra sự việc, một trang web có mối liên kết với chỉ huy quân sự phe ly khai Igor Girkin đã đưa ra thông báo: “Quân ly khai đã bắn rơi một chiếc máy bay chở hàng”. Đây như một tuyên ngôn hùng hồn của họ rằng “đừng bay trên vùng trời của chúng tôi”. Thông tin này đã bị gỡ bỏ, tuy nhiên, nó phần nào củng cố giả thuyết cho rằng lực lượng ly khai đã bắn rơi MH17 vì họ nhầm nó với một máy bay quân sự Ukraine.
Câu hỏi đặt ra đối với giả thiết này là: phe ly khai có đủ khả năng để bắn hạ một chiếc máy bay như vậy hay không.
Trang tin tình báo toàn cầu Stratfor nhận định, căn cứ vào độ cao của máy bay, chỉ có những tên lửa đất đối không tầm trung hoặc tầm xa mới đủ sức thực hiện việc này. Trong khi đó quân ly khai gần đây thông báo họ sở hữu những vũ khí phòng không có đủ khả năng bắn hạ những chiếc máy bay ở độ cao khoảng 9.000 m. Độ cao hành trình tiêu chuẩn của máy bay dân sự thông thường, 10.000 mét, vượt mức có thể đạt tới của những vũ khí này.
Tuy nhiên, chính phủ Ukraine lại nói rằng Nga vẫn đang vận chuyển những vũ khí ngày càng tinh vi cho quân ly khai. Thêm vào đó, hôm 29/6, quân ly khai đã càn qua một căn cứ quân sự của Ukraine và thu được hệ thống tên lửa đất đối không cơ động gắn theo xe, hệ thống BUK-M2, với tầm hoạt động xa, hoàn toàn đủ khả năng vươn tới độ cao tiêu chuẩn của những chiếc máy bay thương mại.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine cũng cho hay phe ly khai một vài ngày trước đã hạ đặt hệ thống cấp điện cho tên lửa gần biên giới. Cách đây không lâu, phe này cũng nhận trách nhiệm về việc bắn hạ một chiếc máy bay tại địa điểm gần với nơi chiếc MH17 bị hạ.
Nga
Cũng theo quan sát viên Zachary Keck, giả sử quân ly khai ở miền đông Ukraine không gây ra vụ việc, liệu có khả năng Nga đã bắn hạ chiếc máy bay?
Nga trong những ngày gần đây lại liên tiếp tập trung binh sĩ gần biên giới với Ukraine. Hỏa lực từ tên lửa không đối không của Nga rất dồi dào. Moscow cũng có thể đã nhầm lẫn chiếc máy bay dân sự với một máy bay quân sự từ đối phương, xét theo hướng di chuyển của chiếc máy bay từ phía Ukraine về Nga.
Mặt khác, theo Anton Gerashchenko, cố vấn cho Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, chính phủ nước này sẽ cố gắng khôi phục dữ liệu từ hộp đen máy bay, tuy nhiên, hiện trường tai nạn lại nằm trong vùng kiểm soát của quân ly khai nên việc tiếp cận là tương đối khó khăn.
Tuy nhiên, trên thực tế, Nga có hệ thống phân tích thông tin tốt hơn so với quân ly khai và do đó ít có khả năng nhầm lẫn MH17 với một máy bay quân sự Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga hôm nay đã bác bỏ nghi ngờ từ Kiev về khả năng Nga có bất kỳ dính líu nào. Ông Sergei Lavrov cũng kêu gọi mở cuộc điều tra khách quan, độc lập và cởi mở về thảm kịch.
Ukraine
Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, quân đội Ukraine có khoảng 435 hệ thống phòng không tự hành. Hệ thống này có khả năng bắn hạ những chiếc máy bay ở độ cao lớn hơn rất nhiều so với độ cao tiêu chuẩn của máy bay dân sự. Bên cạnh đó, trong kho vũ khí của nước này, còn có rất nhiều vũ khí quân sự tối tân khác, tiêu biểu là S-300, một trong những vũ khí phòng không tinh vi nhất được phát triển từ thời Xô viết. Chính vì thế, chuyên gia Robert Wall và Alan Cullison từ tờ WSJ cho rằng không thể loại Ukraine ra khỏi vòng nghi vấn.
Ngoài ra, việc bắn nhầm máy bay dân sự từng có tiền lệ tại Ukraine. Năm 2001, trong một cuộc tập trận tên lửa đất đối không, nước này cũng đã bắn phải một máy bay dân sự trên lãnh thổ của mình. Tất cả 66 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Tuy nhiên, khả năng Ukraine là thủ phạm bắn rơi MH17 không nhiều. Theo lộ trình, MH17 bay theo hướng từ Ukraine tới Nga, không vì lý do gì mà quân đội hay chính phủ Ukraine lại ra lệnh bắn đối với một chiếc máy bay xuất phát từ phía lãnh thổ của mình. Ukraine cũng rất nhanh chóng kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế đối với vụ tai nạn.
(Theo VnExpress)
++++++++++++++++++++++++
Các bài đăng đã bị xóa cho thấy phiến quân bắn nhầm máy bay
Thứ sáu, 18/07/2014, 22:00 (GMT+7)
(Thế giới) - Những bài đăng trên các trang mạng xã hội của các thành viên lực lượng nổi dậy tại Ukraine – mặc dù hiện giờ hầu hết đã bị gỡ bỏ – cho thấy có thể lực lượng phiến quân nghĩ rằng họ đã bắn rơi một chiếc máy bay của quân đội Ukraine, rồi sau đó kinh hoàng nhận ra rằng thực tế đó lại là một máy bay dân dụng chật kín người của hãng hàng không Malaysia.
Hiện trường máy bay rơi. (Nguồn: AFP)
Các dòng Tweet cũng như thông điệp trên blog này đã ngay lập tức được các nhà chức trách Kiev công khai trong bối cảnh đang diễn ra cuộc chiến khốc liệt về thông tin giữa Kiev và Điện Kremlin nhằm giành lấy các ý kiến ủng hộ từ quốc tế cũng như lòng tin của dân chúng.
Việc xác nhận trách nhiệm của các máy bay chiến đấu ly khai về cái chết của 298 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur sẽ là một trở ngại đối với nỗ lực của tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm thuyết phục cộng đồng thế giới rằng cuộc nổi dậy chỉ là một cuộc đấu tranh đòi quyền tự quyết.
Truyền thông Nga đã tránh đề cập tới những bài đăng gây tranh cãi này, và thay vào đó đăng tải các thông tin về việc lãnh đạo lực lượng dân quân cáo buộc lực lượng không quân Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay Boeing 777 này.
Ban đầu, quân nổi dậy tuyên bố đã bắn rơi ít nhất một máy bay quân đội Ukraine trên bầu trời miền đông nước này vào cuối buổi chiều thứ năm.
Trang mạng xã hội Vkontakte của Igor Strelkov – “Bộ trưởng Quốc phòng” của nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, trước đó đã có bài đăng rằng: “Chúng tôi vừa bắn rơi một chiếc AN-26 gần Torez. Và đây là một đoạn băng video chứng nhận rằng máy bay đã bị bắn hạ.”
Phía dưới bài đăng là một liên kết giống hệt với liên kết được đăng tải bởi truyền thông Ukraine trong các báo cáo liên quan tới máy bay của hãng hàng không Malaysia.
Đoạn băng cho thấy người dân địa phương đã đề cập đến khu mỏ than trong vùng mà Strelkov đã nhắc tới.
Trang tin Pravda sau đó đã đăng một đoạn ghi âm ghi lại một cuộc đối thoại được cho là giữa nhóm phiến quân và một đại diện phía Nga về việc máy bay rơi.
“Chúng tôi vừa bắn hạ một máy bay,” một thành viên của lực lượng nổi dậy được nhận diện với cái tên Bes nói với một người khác được cho là một sỹ quan tình báo Nga.
Một đoạn ghi âm khác ghi lại đoạn báo cáo từ một máy bay chiến đấu tại hiện trường nơi máy bay MH17 bị bắn hạ, cho biết “chắc chắn 100% đây là một máy bay dân sự.”
Bài đăng trên trang Vkontakte này đã nhanh chóng bị gỡ bỏ, nhưng những bức ảnh chụp lại bài đăng này trên màn hình đã được ghi lại và phân phối trong một thông cáo báo chí bằng tiếng Anh được đưa ra bởi các trụ sở quân sự thuộc chiến dịch miền Đông của Kiev.
Các bình luận liên quan tới bài đăng của Strelkov không nhắc tới tên lửa cụ thể nào đã bắn hạ máy bay dân sự đang bay ở độ cao hơn 10.000m này.
Lính cứu hỏa làm việc tại hiện trường máy bay rơi. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tuy nhiên vài giờ trước đó, một bài đăng khác trên trang Twitter của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đã thông báo rằng lực lượng nổi dậy đã có trong tay một loạt hệ thống tên lửa Buk do Nga chế tạo, có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao này.
“@dnrpress: hệ thống tên lửa Buk đối không, tự hành đã được Cộng hòa Nhân dân Donetsk chiếm được từ trung đoàn tên lửa đối không A1402 (của Ukraine).”
Đoạn tweet này sau đó cũng bị gỡ bỏ.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhanh chóng gọi vụ việc này là một “động thái khủng bố” và cho biết ông “không thể loại trừ trường hợp” rằng chiếc máy bay bị lực lượng nổi dậy bắn rơi.
Mặt khác, ông Putin cho rằng vụ việc sẽ không bao giờ xảy ra nếu chính phủ Ukraine không “tiếp tục chiến dịch quân sự ở miền Đông-Nam Ukraine.”
Các nhà lãnh đạo lực lượng ly khai cũng như các quan chức quốc phòng Nga đều đã nhanh chóng xóa sạch các dấu vết của những tuyên bố ban đầu được đưa ra bởi quân nổi dậy về việc bắn rơi một máy bay vận tải của Ukraine.
Thủ tướng Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk Oleksander Borodai đã chia sẻ với truyền thông Nga rằng các đơn vị của ông không sở hữu những thiết bị có khả năng đạt tới độ cao của một chiếc Boeing.
Borodai cho biết việc các tay súng tiến hành một cuộc tấn công tầm cao như vậy “về mặt kỹ thuật là không thể xảy ra.”
Bộ Quốc phòng Nga thì cho rằng nhiều khả năng lực lượng quân đội Ukraine đã bắn tên lửa Buk làm rơi máy bay MH17.
“Các báo cáo của quan chức Kiev rằng những hệ thống như vậy … không hề được sử dụng trong các cuộc không kích khơi dậy những nghi ngờ nghiêm trọng,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
(Theo Vietnam+)
+++++++++++++++++++++
Nguyễn Thiện Nhân » Quốc tế » Tiết lộ mới: MH17 bị yêu cầu hạ độ cao khi vào không phận Ukraine
Tiết lộ mới: MH17 bị yêu cầu hạ độ cao khi vào không phận Ukraine
Thứ sáu, 18/07/2014, 22:08 (GMT+7)
(Thế giới) - Theo Reuters, hãng hàng không Malaysia Airlines tối 18/7 tiết lộ hãng này đã thông báo với nhà chức trách Ukraine về kế hoạch bay của chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 bị rơi hôm 17/7, theo đó đề nghị được bay ở độ cao 35.000 feet (10,668 km – gần với độ cao lý tưởng nhất) trên khắp không phận Ukraine, nhưng đã được cơ quan kiểm soát không lưu nước này hướng dẫn bay ở độ cao 33.000 feet (10,058 km) khi bay vào không phận Ukraine.
Máy bay MH17 đã được yêu cầu hạ độ cao. (Nguồn: Itar-tass)
Hãng tin Itar-Tass dẫn thông cáo báo chí của hãng hàng không Malaysia cho biết, tổ lái chiếc máy bay MH17 gặp nạn đã được yêu cầu hạ độ cao khi vào không phận Ukraine.
Các nhân viên điều hành bay đã yêu cầu tổ lái hạ độ cao 500m khi vào không phận Ukraine, thông báo của hãng hàng không Malaysia cho biết.
“Theo kế hoạch, máy bay MH17 phải bay ở độ cao 10.668m trong không phận Ukraine. Tuy nhiên, khi vừa đi vào không phận, tổ bay nhận được yêu cầu giảm độ cao xuống 10.058m,” thông cáo báo chí cho biết.
Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH17 đang thực hiện chuyến bay từ Amsterdam về Kula Lumpur thì gặp nạn ở không phận Ukraine, gần biên giới với Nga.
Thông báo cho biết, tất cả 298 người trên máy bay đều đã thiệt mạng.
MH17 đã không được bay ở độ cao yêu cầu. (Nguồn: ibnlive.in.com)
Hãng hàng không của Malaysia cũng cho biết đã xác minh được gần hết số hành khách trên chuyến bay MH17 bị rơi ở Ukraine, ngoại trừ 4 người chưa xác định được quốc tịch.
Chuyến bay này có 189 người Hà Lan, 29 người Malaysia, 27 người Australia, 12 người Indonesia, 9 người Anh, 4 người Đức, 4 người Bỉ, 3 người Philippines, 1 người Canada và 1 người New Zealand.
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Interfax-Ukraine dẫn lời cố vấn của Tỉnh trưởng Donetsk, miền Đông Ukraine, ông Kostyantyn Batovsky cho biết cơ quan tình trạng khẩn cấp nước này đã tìm thấy 2 chiếc hộp đen tại hiện trường chiếc máy bay của Malaysia bị rơi.
Ông Batovsky khẳng định: “Cơ quan tình trạng khẩn cấp của chúng tôi đã tìm thấy 2 chiếc hộp đen, nhưng tôi không có thông tin về việc các hộp đen này hiện đang ở đâu”.
(Theo Vietnam+)
++++++++++++++++++++++
Vì sao hộp đen MH17 bị bắn hạ lại được chuyển về Nga
Thứ sáu, 18/07/2014, 19:50 (GMT+7)
(Thế giới) - Quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Ukraine lý giải tại sao hộp đen máy bay MH17 được chuyển về Nga trong khi rơi trên lãnh thổ Ukraine.
Tại một cuộc họp báo vừa kết thúc ở Kiev, ông Andrey Sybig, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố theo luật Hàng không quốc tế, các hộp đen của chiếc máy bay Boeing 777 bị bắn hạ của Hàng không Malaysia cần phải được giữ lại trên lãnh thổ Ukraine.
Máy bay MH17 của Malaysia trước khi gặp nạn
Ông này cũng cho rằng việc chuyển các hộp đen được tìm thấy về Mátxcơva là một hành động trái phép.
Trước đó, ông Andrey Purgin- Phó thủ tướng thứ nhất của Nước CHND Donetsk (tự phong) đã tuyên bố sẽ gửi các hộp đen này về trụ sở của Ủy ban hàng không liên chính phủ, có trụ sở chính ở thủ đô Mátxcơva.
Ông Purgin nói rõ thêm:”Chúng tôi sẽ gửi các hộp đen này về Ủy ban hàng không liên chính phủ ở thủ đô Nga một cách nhanh nhất.Ở đó có các chuyên gia giám định đẳng cấp cao, sẽ giúp xác định nguyên nhân thảm họa một cách chính xác nhất”.
Được biết, Ủy ban hàng không liên chính phủ (IAC) được thành lập trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ “Hiệp định về hàng không dân dụng và sử dụng không phận” ký ngày 30/12/1991, do 12 quốc gia thuộc Liên Xô cũ tham gia.
12 quốc gia này là Azerbaijan, Armenia, Belarus, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyz, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Ukraine.
(Theo VTC)
Nguyễn Thiện Nhân » Thời sự » NBCNews: Tổng thống Ukraine nhận định vụ MH17 biến cuộc chiến ở Ukraina thành xung đột quốc tế
NBCNews: Tổng thống Ukraine nhận định vụ MH17 biến cuộc chiến ở Ukraina thành xung đột quốc tế
Thứ sáu, 18/07/2014, 20:06 (GMT+7)
(Thời sự) - Trong một tuyên bố cuối ngày 17/07/2014, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko cho biết, vụ bắn rơi máy bay dân sự của Malaysia chở gần 300 hành khách quốc tế đã biến cuộc chiến tranh giữa phiến quân ly khai thân với Nga và quân đội Ukraina thành một cuộc xung đột quốc tế.
Tổng thống Petro Poroshenko nhận định, “hôm nay cuộc chiến tranh đã vượt qua khỏi biên giới Ukraina”.
Ukraina lên tiếng đổ lỗi cho phiến quân ở phía Đông Ukraina đã bắn hạ máy bay số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia vào ngày 17/07/2014. Ngay lập tức, lực lượng ly khai Ukraina đã bác bỏ cáo buộc này.
Trong khi đó, các quan chức tình báo Mỹ tuyên bố rằng một tên lửa đất đối không đã bắn rơi chiếc máy bay, tuy nhiên họ vẫn chưa đưa ra kết luận gì về thủ phạm gây ra vụ thương tâm này.
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko
Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh: “Hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine không chỉ là vấn đề của riêng chúng tôi, mà là mối đe dọa đối với an ninh Châu Âu và toàn cầu”. “Sự việc hôm nay cho thấy rõ ràng là phiến quân ở phía Đông Ukraina không thể đơn phương hành động … nhiều máy bay của chúng tôi đã bị bắn hạ. Nga đã cung cấp nhân viên quân sự và các vũ khí hiện đại nhất cho các lực lượng này”.
Tuần trước, Tổng thống Poroshenko đã cáo buộc Nga triển khai quân đội ở khu vực phía Đông của đất nước và cho biết hệ thống tên lửa mới của Nga đã được đưa vào sử dụng để chống lại quân đội Ukraina.
Ngày 17/07/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Chính phủ Ukraina phải chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh đã dẫn đến sự cố bắn rơi chiếc máy bay phản lực của Malaysia.
Trường Sa (dịch từ NBCnews)