“Ukraine War”: Chiến trường thử nghiệm vũ khí?

24 Tháng Giêng 20236:49 SA(Xem: 7277)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY – THỨ BA JAN 24, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Ukraine War”: Chiến trường thử nghiệm vũ khí?


VĂN HÓA ONLINE

24/3/2923

(tổng hợp)


image003Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trước xe tăng Leopard 2 vào tháng 10 năm 2022. Reuters


Tập đoàn vũ khí Đức sẵn sàng cung cấp 139 xe tăng Leopard cho Ukraine


Trong lúc chính phủ Đức còn chần chừ chưa ra quyết định gửi xe tăng chiến trường Leopard cho Ukraine, tập đoàn vũ khí Rheinmetall, chuyên sản xuất loại xe tăng này, nói họ có thể cung cấp 139 chiếc cho Ukraine “nếu được yêu cầu”.


Một người phát ngôn cho Rheinmetall nói với đài RND ở Đức rằng ngay trong tháng 4 và tháng 5 năm nay, họ có thể chuyển sang cho Ukraine 29 chiếc Leopard loại 2A4, và có thể gửi thêm 22 chiếc cùng loại vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.


Công ty Đức còn cho hay họ sẵn sàng chuyển cho Ukraine 88 chiếc Leopard 1, thế hệ cũ hơn loại mà Đức và Ba Lan dự tính trao cho Ukraine, theo Reuters.


Tuy thế, đến 24/01/2023, câu chuyện về xe tăng Đức “chuyển cho Ukraine” vẫn chưa ngã ngũ dù chính phủ Đức có dấu hiệu mềm mỏng hơn.


Một mặt, Đức nói chưa thể cung cấp Leopard 2 cho Ukraine nếu Hoa Kỳ không đồng ý. Mặt khác, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, bà Annalena Baerbock vừa nói nếu Ba Lan chuyển xe tăng Leopard 2 của họ, vốn mua từ Đức, cho Ukraine, thì Berlin không phản đối.


Trước đó, Đức không đồng ý để Ba Lan đem xe tăng “Made in Germany” này cho Ukraine, viện cớ hợp đồng xuất khẩu xe tăng với Ba Lan không có điều khoản bán hay xuất khẩu tiếp cho bên thứ ba.


Chính phủ Ba Lan tỏ ra cứng rắn hơn và nói dù Đức đồng ý hay không thì họ sẽ vẫn chuyển xe tăng cho Ukraine.


Nay, sau phát biểu của bà Baerbock, Ba Lan nói sẽ xin phép Đức để đưa 14 chiếc Leopard 2 của mình cho Ukraine.


image005Tổng thống Zelensky nói với đài truyền hình ARD rằng Ukraine cần xe tăng Leopard để tự vệ. Nguồn: EPA-EFE/REX/Shutterstock


Đây là con số tượng trưng chứ không giúp Ukraine thay đổi cán cân lực lượng về thiết giáp với Nga.


Ukraine cần ít nhất 300 chiếc xe tăng chiến trường thì mới chống lại được một cuộc tấn công mới của Nga.


Trên toàn châu Âu có chừng 2000 chiếc Leopard mà Đức bán ra cho các đồng minh, đối tác.


Leopard 2 là loại “battle tank” – xe tăng chiến trường, có khả năng tác chiến trên các bình nguyên trong những trận đấu tăng.


Giới quan sát quân sự tin rằng Leopard 2 với nòng pháo lớn và độ chính xác khi tác xạ từ xa, là “đối thủ nặng cân” để Ukraine chống lại tăng T-90 của Nga.


Nhu cầu xe tăng hạng nặng được Ukraine coi là “vấn đề sống còn” cho cuộc chiến chống lại quân Nga.


Tuy thế, Hoa Kỳ cũng chưa đồng ý cho Ukraine xe tăng Abrams.


Estonia, Lithuania và Latvia vừa cùng lên tiếng yêu cầu Đức cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine “ngay lập tức”.

Vì sao Ukraine muốn có xe tăng Leopard của Đức?

Chris Partridge, nhà phân tích vũ khí của BBC


Xe tăng Leopard 2 là vũ khí đẳng cấp thế giới được hơn chục quốc gia sử dụng.


Ukraine coi xe tăng là một phần quan trọng khác trong hệ thống phòng thủ chống lại quân đội Nga và loại xe tăng Leopard đã tham chiến ở Afghanistan và Syria.


Điều khiến loại xe tăng này đặc biệt hấp dẫn đối với Kyiv là gần 2/3 số lượng xe tăng Leopard được sản xuất vẫn ở châu Âu. Vì vậy, trên thực tế việc đưa những chiếc Leopard vào cuộc chiến là điều tương đối đơn giản. Lý do này cũng khiến cho việc bảo trì và sửa chữa - những khía cạnh quan trọng của bất kỳ hệ thống vũ khí nào - cũng trở nên dễ dàng hơn.


Điểm cần chú ý trong tất cả những điều trên là Đức đang cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không quan trọng, chẳng hạn như tên lửa phòng không IRIS-T và Patriot, cũng như các xe bọc thép.


Leopard 2 có gì hay?


Leopard 2 do Đức sản xuất là một trong những loại xe tăng chiến đấu nổi tiếng nhất thế giới, có lẽ chỉ đứng sau xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất.


Leopard 2 ban đầu được thiết kế vào những năm 1970 cho quân đội Tây Đức nhằm đối phó với các mối đe dọa của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.


Chúng được chế tạo để di chuyển nhanh chóng trên nhiều loại địa hình.


Trong số các quốc gia vận hành Leopard 2 có Ba Lan, quốc gia đã cam kết gửi 14 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine nhưng phải chờ sự chấp thuận của Đức mới được thực hiện.


Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, xe tăng đã trở nên nổi bật trên chiến trường.


Ukraine chủ yếu dựa vào xe tăng T-72 từ thời Liên Xô.


Phương Tây đã cung cấp các phương tiện bọc thép khác và cam kết sẽ gửi thêm, bao gồm xe chiến đấu Bradley và xe chiến đấu Stryker từ Mỹ, và một lô hàng xe tăng Challenger 2 mới được công bố từ Anh.


Nhưng không có chiếc nào kết hợp giữa độ chính xác, hỏa lực và tính cơ động như xe tăng chiến đấu hiện đại do Đức và Mỹ chế tạo.


Chiến thắng lớn nhất của Nga trong cuộc chiến cho đến nay là kiểm soát lãnh thổ Ukraine giữa Donbas và Crimea.


Nga đã kiểm soát Crimea kể từ khi sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.


Trước cuộc xâm lược năm 2022, kết nối duy nhất giữa Crimea với Nga là một con đường dài và cầu đường sắt.


Sau khi Nga chiếm giữ Mariupol và vùng đất xung quanh, các lực lượng Nga về cơ bản đã thiết lập một cây cầu trên bộ từ Nga và vùng Donbas của Ukraine đến Crimea.


Nếu có xe tăng từ phương Tây, Ukraine có thể tạo ra lữ đoàn bọc thép xuyên thủng các tuyến phòng thủ của Nga.


Xe tăng có thể cho phép bộ binh hoạt động hiệu quả hơn. Ở địa hình trống trải, xe tăng có thể dẫn đầu, bộ binh bám theo an toàn.


13 quốc gia châu Âu, bao gồm Ba Lan và Phần Lan, đã sở hữu xe tăng Leopard 2 hiện đại của Đức.


Thủ tướng Đức: ‘Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine’


image007Thủ tướng Đức Olaf Scholz.


Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 22/1/2023 cho biết rằng Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, vài ngày sau khi các đồng minh phương Tây làm giảm hy vọng của Ukraine về việc nhanh chóng chuyển giao xe tăng chiến đấu.


"Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine”, ông Scholz phát biểu tại Paris tại một sự kiện kỷ niệm tình hữu nghị giữa Đức và Pháp.


Ông cũng nói thêm rằng sự hỗ trợ “toàn diện” này sẽ tiếp diễn chừng nào còn cần thiết.

Cùng nhau, với tư cách là người châu Âu - để bảo vệ dự án hòa bình châu Âu của chúng ta", ông Scholz phát biểu.


Các đồng minh phương Tây đã cam kết cung cấp hàng tỷ đô la vũ khí cho Ukraine vào tuần trước, mặc dù họ đã thất bại trong việc thuyết phục Đức dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với việc cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard, do một loạt các quốc gia NATO nắm giữ nhưng việc cung cấp cho Ukraine sẽ cần có sự chấp thuận của Berlin.


Xe tăng Leopard được các chuyên gia quốc phòng đánh giá là phù hợp nhất với Ukraine.


Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết Anh vẫn muốn có một thỏa thuận quốc tế để cung cấp cho Ukraine các xe tăng do Đức sản xuất mà Kiev nói rằng họ cần trong cuộc chiến chống lại Nga nhưng việc chuyển giao cần có sự đồng ý của Đức.


"Tất nhiên, tôi muốn thấy người Ukraine được trang bị những thứ như Leopard 2 cũng như các hệ thống pháo do chúng tôi và các nước khác cung cấp", ông Cleverly nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News. (Reuter)


image009Ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma Quốc gia Nga. TASS


"Nếu Washington và các nước NATO cung cấp vũ khí sẽ được sử dụng để tấn công các thành phố có người ở và cố gắng chiếm lãnh thổ của chúng tôi, như họ đe dọa, thì điều này sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa bằng vũ khí mạnh hơn", ông Volodin nói trên Telegram.


"Lập luận rằng các cường quốc hạt nhân trước đây chưa sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt trong các xung đột địa phương không còn chỗ đứng. Bởi vì các quốc gia này không phải đối mặt với tình huống có mối đe dọa đối với an ninh của công dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước", ông nói.


Theo ông Volodin, "việc cung cấp vũ khí tấn công cho chế độ Kyiv sẽ dẫn đến một thảm họa toàn cầu".


Phát biểu của ông Volodin xuất hiện sau lời đe dọa tương tự vào tuần trước của ông Dmitry Medvedev, cựu thủ tướng và tổng thống Nga.

Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng ở "cửa ngõ" Ukraine

Ngũ giác Đài sẽ duy trì vài nghìn quân ở căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu, đông nam Romania, trong ít nhất 9 tháng nữa. Đây là những binh sĩ đóng quân gần Ukraine hơn bất kỳ đơn vị nào khác của quân đội Mỹ, theo báo The New Yprk Times.


Năm 2022, căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu đã trở thành trung tâm huấn luyện cho lực lượng NATO ở đông nam châu Âu. Lực lượng này sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên nếu Nga mở rộng tấn công xa hơn về phía tây. Khoảng 4.000 binh sĩ Mỹ thuộc Sư đoàn Dù 101 đã đồn trú tại căn cứ nói trên kể từ mùa hè năm ngoái.

14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 7089)