Nam lãnh đạo xem phim 18+; Nữ lãnh đạo uống rượu nhẩy múa ôm nhau

29 Tháng Tám 20229:12 SA(Xem: 4677)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 29 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nam lãnh đạo xem phim 18+; Nữ lãnh đạo uống rượu nhẩy múa ôm nhau

image028

Nói lãnh đạo 'đầu hói vì xem phim 18+', nữ streamer Việt Nam bị Bộ Công an 'truy tìm'


VOA 26/08/2022


image030Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người đang giữ chức danh mà nữ streamer đã đề cập đến trong câu nói bị cho là "xúc phạm lãnh đạo cấp cao".


Một nữ streamer khá có tiếng trên mạng xã hội tại Việt Nam đang bị Cục An ninh mạng của Bộ Công an truy tìm sau khi đưa ra những lời bình luận được cho là “xúc phạm lãnh đạo” trong một buổi phát hình trực tiếp trên nền tảng Facebook Gaming.


“Những người xem phim 18+ nhiều thường hơi hói. Ok không? … chắc mấy bác chủ tịch nước ở nhà chả làm cái mẹ gì suốt ngày ở nhà xem phim 18+ nên là bác ấy hói hết, đầu… còn tóc luôn, vài cọng lơ hơ hiểu không? Tại làm ăn… gì đâu, chả làm ăn gì, suốt ngày ở nhà xem phim 18+…”, đoạn video lan truyền trên mạng ghi lại câu bình luận được cho là của nữ streamer Milona đã “xúc phạm” đến lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.


Milona (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Loan, sinh năm 1996) được xem là một nữ “hot streamer” trong game Liên Minh Huyền Thoại, với kênh YouTube hơn 1 triệu người theo dõi và một lượng fan đông đảo.


Vào chiều 26/8, đại diện Cục An ninh mạng, thuộc Bộ Công an, xác nhận với báo chí về việc đang phối hợp với các đơn vị chức năng truy tìm nữ streamer trên để phục vụ cho việc điều tra về những phát ngôn “xúc phạm lãnh đạo cấp cao” của cô.


Trước đó vào buổi sáng cùng ngày, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết đang “xác minh, xử lý” đối với nữ streamer có những phát ngôn “thiếu chuẩn mực, xúc phạm lãnh đạo cấp cao”.


Kể từ khi Luật An ninh mạng gây tranh cãi của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2019, rất nhiều người dùng mạng xã hội đã bị xử phạt từ hành chính đến phạt tù vì những nội dung trên đăng trên mạng của họ.


Gần đây nhất, nữ CEO của Công ty Cổ phần Đại Nam – bà Nguyễn Thị Phương Hằng – đã bị bắt giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” sau một thời gian liên tục tổ chức các buổi livestream chỉ trích nhiều người trên mạng xã hội.


Ngoài ra, một số nhà hoạt động cũng bị bắt giam, phạt tù vì những nội dung chống tiêu cực, chỉ trích Đảng Cộng sản, lãnh đạo, chính quyền… Nhóm phóng viên của Báo Sạch, các nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng… đều bị bắt giam vì những cáo buộc liên quan đến các nội dung đăng trên trang mạng xã hội.


Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam là một bước lùi khi hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân, trao công cụ cho giới cầm quyền bóp nghẹt không gian ít ỏi mà người dân có được để chia sẻ những ý kiến cá nhân của họ, vi phạm quyền riêng tư khi yêu cầu các nhà cung cấp phải lưu dữ liệu người dùng ở trong nước và xác thực, cung cấp các dữ liệu này cho chính quyền mà không cần có lệnh của tòa án.


++++++++++++++++++++++++++++


Sanna Marin: Tiệc tùng thế nào là quá đà đối với một lãnh đạo?


BBC 28/8/2022


image032Nguồn hình ảnh, Reuters. Thủ tướng Phần Lan Marin đã rơi nước mắt bảo vệ quyền có cuộc sống riêng tư tại một cuộc họp hôm thứ Tư


Vào một đêm mùa hè ở Helsinki cách đây vài tuần, Sanna Marin đi tiệc tùng cùng bạn bè. Nữ thủ tướng 36 tuổi uống rượu, nhảy múa và hát theo nhạc tại một địa điểm riêng tư.


Có người rút điện thoại ra, cả nhóm vui đùa tạo dáng trước ống kính, nhảy nhót, cười nói và ôm nhau.


Một đêm đi chơi hoàn toàn bình thường đối với bất kỳ phụ nữ bình thường nào ở độ tuổi 30.


Nhưng với tư cách là thủ tướng Phần Lan, bà Marin không phải là một phụ nữ bình thường.


Cảnh quay về bữa tiệc đã bị rò rỉ trên mạng xã hội, dẫn đến sự phản đối kịch liệt trong nước - sau đó là quốc tế - và kết thúc bằng việc thủ tướng bị áp lực chính trị buộc phải kiểm tra ma túy, kết quả âm tính.


Sau đó, một bức ảnh khác trên mạng xã hội cho thấy hai phụ nữ có ảnh hưởng để ngực trần hôn nhau tại một sự kiện khác diễn ra tại dinh thự Kesaranta của bà Marin. Bà đã xin lỗi và thừa nhận điều đó là "không phù hợp".


Mikael Jungner, cựu thư ký Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) do bà Marin lãnh đạo, cho rằng vụ rò rỉ video và ảnh gần đây khiến bà có vẻ "lố bịch" và hiện có rất ít cơ hội để bà bảo toàn chức thủ tướng trong cuộc bầu cử năm tới.


"Đó không phải là nơi để một chính trị gia lui tới khi mọi người đang cười nhạo bạn ... nó thực sự trở nên nguy hiểm cho sự nghiệp của bà ấy," ông nói.


Ông nhấn mạnh, vấn đề không phải là tiệc tùng mà là "tiệc tùng với sai người".


Nếu bà Marin được trông thấy tiệc tùng với những người bạn thời thơ ấu, hoặc các thành viên trong đảng chính trị của bà, người Phần Lan có thể đã chấp nhận điều này khi bà cư xử giống như một người trong số họ. Nhưng mọi người cảm thấy khó có sự liên quan khi bà tiệc tùng với những người nổi tiếng. Các video bị rò rỉ cho thấy bà Marin khiêu vũ với một ngôi sao nhạc pop, những người có ảnh hưởng và những người dẫn chương trình truyền thông.


Johanna Vuorelma, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Helsinki, cũng nhấn mạnh tính hình thức của chính trị ở Phần Lan.


Bà nói: "Đối với nhiều người, đó là một nơi thiêng liêng của nền dân chủ và nó cần được tôn trọng."


Nhiều người nói rằng tranh cãi xung quanh hình ảnh bà Sanna Marin tiệc tùng cho thấy sự phân biệt giới tính, và chỉ ra rằng bà không phải là lãnh đạo đầu tiên bị buộc tội tiệc tùng không phù hợp. Phụ nữ trên khắp Phần Lan và thế giới đã lên mạng xã hội để chia sẻ video quay cảnh mình nhảy múa, nói rằng hành vi phạm tội duy nhất của bà Marin là dám vui chơi như một phụ nữ trẻ và hấp dẫn.


Như bà Marin đã phát biểu trong tuần này: "Trong những khoảng thời gian đen tối này, tôi cũng cần một chút ánh sáng và niềm vui."


Một số người cũng nói rằng bà sẽ được không bị công kích nếu các hoạt động của bà tinh tế hơn hoặc phù hợp hơn với các lãnh đạo thế giới về mặt truyền thống. Bà Marin đã chấp nhận hình ảnh của mình như một "người bình thường" - người đầu tiên trong gia đình đi học đại học, bà đã làm những công việc bình thường trong thời gian đi học.


Nhưng Mikael Jungner lập luận rằng phản ứng dữ dội sẽ còn "tệ hơn rất nhiều" đối với một thanh niên trong hoàn cảnh tương tự. "Khiêu vũ một cách khiêu khích, tổ chức tiệc tùng… đó sẽ là một thảm họa," ông nói.


image035Nguồn hình ảnh, Twitter. Cô Marin cho biết cô chỉ giống như bao nhiêu người "cùng tuổi với tôi"


Johanna Vuorelma đồng tình rằng hành động của Marin sẽ gây ra vụ bê bối ngay cả khi bà là đàn ông, nhưng cho rằng giọng điệu chỉ trích sẽ rất khác.


Thủ tướng có một cô con gái bốn tuổi với người bạn đời Markus Raikkonen, và đã có nhiều ý kiến cho rằng hành vi của bà là không phù hợp với tư cách một người mẹ. Nhà khoa học chính trị nói rằng thật khó để tưởng tượng những lời nhận xét như vậy lại nhắm vào một người cha.


Bà lập luận rằng các video này cũng đã bị khiêu dâm hóa theo cách mà chúng sẽ không như vậy đối với một nam giới.


Có một vụ bê bối vào năm 2018 khi cựu chủ tịch Đảng Xanh Phần Lan, Touko Aalto, bị chụp ảnh cởi trần nhảy múa trong một câu lạc bộ đồng tính. Ông từ chức hai tháng sau đó, với lý do kiệt sức và trầm cảm, nhưng những chỉ trích khi đó không có màu sách tình dục hóa như vậy.


Anu Koivunen, giáo sư nghiên cứu giới tính tại Đại học Turku, đồng ý rằng một nam giới ở vị trí của Sanna Marin cũng sẽ phải đối mặt với một vụ bê bối, nhưng giọng điệu đã khác vì giới tính của bà.


Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Phần Lan gặp rắc rối vì tiệc tùng. Bà đã xin lỗi vào tháng 12/2021 sau khi tiếp xúc gần với một người nhiễm Covid ở một hộp đêm. Bà nói rằng đã để quên điện thoại có quan (HỆ) và bỏ sót hướng dẫn cách ly.


Nhưng hình ảnh một thủ tướng thích tiệc tùng thì chỉ mới đây. Khi bà Marin tiếp quản vị trí từ cựu thủ tướng Antti Rinne vào tháng 12/2019 và trong thời gian đại dịch, bà nổi tiếng là một nhà lãnh đạo điềm tĩnh, kiên định.


Giáo sư Koivunen cho biết: "Bà được biết đến với chính sách cứng rắn, khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và các cuộc đàm phán khó khăn.


image037Chụp lại video, Phụ nữ khiêu vũ ủng hộ Thủ tướng Phần Lan.


Johanna Vuorelma tin rằng cuộc tranh luận quốc tế về hành động của bà rất khác với cuộc tranh luận ở Phần Lan. Trong nước, đó là vấn đề chính trị, tính hợp pháp và điều gì là phù hợp cho một thủ tướng, trong khi ở quốc tế, nó trở thành vấn đề đạo đức nhiều hơn, được thúc đẩy bởi thực tế rằng bà Marin là một trong số rất ít nữ lãnh đạo quốc gia trẻ tuổi.


Có thể bà vẫn chưa qua khỏi scandal này. Giáo sư Koivunen cho rằng nguy cơ nhiều hình ảnh hoặc video hơn có thể xuất hiện khi ngân sách Phần Lan được thương lượng lại vào tuần tới.


Một chỉ trích từ các đối thủ chính trị có thể xoay quanh việc bà được cho là không tập trung vào các vấn đề khác: bức ảnh hai phụ nữ có ảnh hưởng để ngực trần hôn nhau được chụp tại một bữa tiệc sau lễ hội âm nhạc Ruisrock vào tháng Bảy.


Vào thời điểm đó, chính phủ Phần Lan - chứ không phải cá nhân bà Marin - đang đàm phán căng thẳng với Đức về việc cứu trợ công ty khí đốt Uniper, công ty đang chịu giá năng lượng tăng vọt liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Gói cứu trợ có thể khiến người nộp thuế Phần Lan thiệt hại hàng tỷ euro.


Nhà lãnh đạo Phần Lan đã ủng hộ nỗ lực của đất nước bà từ bỏ quan điểm trung lập lâu đời và gia nhập NATO. Phần Lan có đường biên giới trên bộ dài 1.324 km với Nga.


Ông Jungner nói, tranh cãi về tiệc tùng có thể khiến đảng của bà Marin phải trả giá trong cuộc bầu cử tiếp theo và đánh dấu sự chấm dứt quyền lãnh đạo SDP của bà. Nhưng bà đang bị tụt lại phía sau trong các cuộc thăm dò và điều đó dù sao lẽ ra đã có thể sẽ xảy ra, ông nói thêm.


Nhưng về lâu dài, ông nghĩ việc này thực sự có thể mang lại lợi ích cho bà. Bà sẽ nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đặc biệt là từ các cử tri nữ, trẻ tuổi và vụ việc có thể mang lại sự ủng hộ của một đảng SDP có phần lỗi thời trước cuộc bầu cử năm sau.


Ông Jungner cho rằng bà Marin có thể tranh cử chức tổng thống vào năm 2024 và giành chiến thắng. Nguyên thủ quốc gia của Phần Lan có những quyền hạn đáng chú ý, bao gồm cả về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.


Người Phần Lan thích câu chuyện về một người nào đó trở về sau thất bại, anh giải thích: nó cho thấy họ biết cách vượt qua nó.


Hơn nữa, bà đã xây dựng được một nền tảng rất vững chắc những người ủng hộ, những người coi bà như một ngôi sao nhạc rock, bà nói: "Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như bà ấy.


"Chắc chắn nhất là sự nghiệp của bà vẫn chưa kết thúc."
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17661)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20170)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21252)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20607)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19882)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20384)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21095)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22651)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22413)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22783)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22347)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21477)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21553)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22118)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24864)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23465)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23143)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22221)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22566)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23077)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.