Thay đổi địa chính trị lớn nhất thế kỷ

21 Tháng Bảy 20227:54 SA(Xem: 4365)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 21 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thay đổi địa chính trị lớn nhất thế kỷ

image005

TNO 19/7/2022


Khánh An


Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair mới đây đưa ra một nhận định rất đáng chú ý, khiến giới phân tích phải tra soát lại và đặt nhiều dấu hỏi về thực tế và tương lai của thế giới. Ông Blair cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy sự thống trị của phương Tây sắp kết thúc, khi Trung Quốc vươn lên vị thế siêu cường trong quan hệ đối tác với Nga.


Theo ông, thế giới đang ở bước ngoặt trong lịch sử có thể so sánh với sự kết thúc của Thế chiến 2 hay sự tan rã của Liên Xô, nhưng lần này rõ ràng phương Tây không phải ở trong thế gia tăng ảnh hưởng. “Chúng ta sắp kết thúc sự thống trị của phương Tây về kinh tế và chính trị”, ông Blair cảnh báo trong bài phát biểu có tựa đề “Sau Ukraine, bài học gì cho giới lãnh đạo phương Tây?", tại một diễn đàn thường niên của Quỹ Ditchley (Anh).


“Thế giới sẽ ít nhất là lưỡng cực và có thể là đa cực. Sự thay đổi địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ này sẽ đến từ Trung Quốc, chứ không phải từ Nga”, ông Blair nhận định. Cựu Thủ tướng Anh còn đánh giá rằng chiến sự ở Ukraine cho thấy rõ rằng phương Tây không thể dựa vào Trung Quốc để “hành xử theo cách mà chúng ta cho là hợp lý".


image007image009Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair phát biểu tại diễn đàn thường niên của Quỹ Ditchley vào ngày 16.7. Ảnh: Viện Tony Blair về Thay đổi toàn cầu


Trong năm 1979, Trung Quốc có nền kinh tế nhỏ hơn Ý, nhưng sau khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài và thực hiện cải cách thị trường, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Mỹ trong vòng một thập niên và dẫn đầu trong một số công nghệ của thế kỷ 21, như trí tuệ nhân tạo và y học tái tạo, theo Reuters.


Ông Blair cho rằng vị thế của Trung Quốc như một siêu cường là “tự nhiên và hợp lý”, nhưng phương Tây không nên để Trung Quốc vượt qua về mặt quân sự. “Chúng ta nên tăng chi tiêu quốc phòng và duy trì ưu thế quân sự”, ông nói. Cựu Thủ tướng Anh còn nhấn mạnh Mỹ và các đồng minh “phải đủ vượt trội để ứng phó bất kỳ tình huống hoặc kiểu xung đột nào và trong tất cả lĩnh vực”.

image011

Khái niệm “phương Tây” hay “văn minh phương Tây” được cho là không gian địa chính trị nổi lên vào thế kỷ 16 và mở rộng liên tục cho đến thế kỷ 20. Theo Asia Times, trước thềm Thế chiến 1, khoảng 90% thế giới thuộc về phương Tây hoặc do phương Tây chi phối, bao gồm châu Âu, Nga, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương và phần lớn châu Á.


Sau đó, phương Tây bắt đầu thu hẹp, đầu tiên với cuộc Cách mạng Nga năm 1917 và sự hình thành Liên bang Xô viết rồi sau đó với những phong trào phi thực dân hóa. Đến lúc này, khái niệm phương Tây dần thay đổi. Bắt đầu từ Cơ đốc giáo và chủ nghĩa thực dân, thay đổi thành chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, trước khi biến đổi hoàn toàn và tập trung vào các vấn đề dân chủ, nhân quyền, giải thuộc địa, tự quyết và “mối quan hệ quốc tế dựa trên luật pháp”. Sau cùng là vấn đề toàn cầu hóa.


image013Lãnh đạo các nước tại Hội nghị Bandung ở Indonesia vào năm 1955, hội nghị Á – Phi lớn đầu tiên và là một bước quan trọng tiến đến Phong trào Không liên kết. Ảnh: MEER


image015Các binh sĩ Pháp trong Trận Verdun vào năm 1916 trong Thế chiến 1, thời điểm phương Tây bắt đầu thu hẹp. Ảnh: AFP


Đến giữa thế kỷ 20, phương Tây thu hẹp đến mức một số quốc gia mới độc lập quyết định không liên kết với phương Tây lẫn Liên Xô. Điều này dẫn đến sự ra đời của Phong trào Không liên kết từ năm 1955-1961.


Quá trình thu hẹp dường như chựng lại khi phương Tây muốn mở rộng trở lại sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Chính trong thời gian này, nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev bày tỏ mong muốn Nga gia nhập “ngôi nhà chung” châu Âu, với sự hỗ trợ của cố Tổng thống Mỹ George H. W. Bush. Tuy nhiên, đó chỉ là một giai đoạn ngắn và những sự kiện trong thời gian gần đây cho thấy quy mô của phương Tây giảm đi đáng kể.


Với tình hình chiến sự tại Ukraine, phương Tây quyết định rằng chỉ những quốc gia áp dụng lệnh cấm vận đối với Nga mới được xem là nằm trong phía ủng hộ phương Tây. Những nước này chiếm khoảng 21% các thành viên Liên Hiệp Quốc và 16% dân số thế giới.


Trong khi phương Tây muốn dùng sức mạnh và sự ảnh hưởng nhằm cô lập Trung Quốc, một thế hệ mới những nước không liên kết bắt đầu xuất hiện. Các tổ chức như BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Diễn đàn Kinh tế Âu – Á cùng nhiều tổ chức đa phương khác đều là những gương mặt mới của các nước không thuộc phương Tây.


image017Cố tổng thống Mỹ George H. W. Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev họp báo vào ngày 31.7.1991 tại Moscow sau 2 ngày Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Liên Xô về giải trừ vũ khí. Ảnh: AFP

image019

Theo chuyên gia Boaventura de Sousa Santos, giáo sư danh dự tại Đại học Coimbra ở Bồ Đào Nha, một số người cho rằng sự thu hẹp là có lợi cho phương Tây khi có thể tăng cường tập trung vào những mục tiêu thiết thực hơn. Tuy nhiên, ông nhận định nhiều chiến lược gia tại Mỹ thể hiện tham vọng vô hạn, ví dụ như biến Nga thành một nước phụ thuộc hoặc suy tàn, hoặc vô hiệu hóa Trung Quốc.

image021

Chuyên gia này cho rằng ở giai đoạn hiện tại, sự suy yếu đang hiển thị song song với sức mạnh và điều này có thể thấy rõ thông qua 2 ví dụ. Thứ nhất, Mỹ là nước có sức mạnh quân đội lớn nhất thế giới với căn cứ tại ít nhất 80 nước, nhưng chưa thắng cuộc chiến nào kể từ năm 1945.


Thứ hai, đến nay, hàng ngàn lệnh cấm vận nhằm vào Nga được cho là đang gây thiệt hại cho phương Tây nhiều hơn những nước không thuộc phương Tây. “Tiền tệ tại các nước dường như đang chiến thắng lại mất giá nhiều nhất. Chưa hết, lạm phát và suy thoái được ví như một cơn bão đang cuốn đến”, ông de Sousa Santos phân tích.


image023Các binh sĩ Mỹ và Ba Lan tập trận tại Nowa Deba (Ba Lan) vào ngày 8.4. Ảnh: Reuters

image025

Theo tạp chí Foreign Affairs, hầu hết các thành viên đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa tại Mỹ đều hoan nghênh việc đối đầu lâu dài với Trung Quốc là một thách thức sẽ khiến nước Mỹ đạt được những điều tốt đẹp nhất. Trong nhiều năm, Washington cho rằng Bắc Kinh là đối thủ xứng đáng và là mối đe dọa có thể thúc đẩy ý chí quốc gia và chữa lành nền dân chủ đang xuống dốc ở Mỹ. Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine được cho là càng củng cố thêm quan điểm này.


Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc tái định hình những chính sách ngoại giao của phương Tây đối với những mâu thuẫn giữa các nước lớn sẽ không giúp khôi phục nền dân chủ ở Mỹ hay bất cứ nơi nào khác. Hiếm có bằng chứng cho thấy cạnh tranh cường quốc sẽ củng cố mối gắn kết dân sự, cân bằng các quyền hay đảm bảo an ninh kinh tế.


Nhiều mối đe dọa đối với nền dân chủ không thể giải quyết nhờ cạnh tranh, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, chủ nghĩa dân tộc da trắng, tính bài ngoại, đại dịch và bất bình đẳng về kinh tế.


Giới quan sát cho rằng thay vì đánh cược vào khả năng mâu thuẫn với Trung Quốc và Nga tiếp sức cho phương Tây, Mỹ và các đồng minh nên thúc đẩy các thể chế điều hành trong khu vực và trên toàn cầu nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với nền dân chủ mà cạnh tranh giữa các cường quốc chắc chắn sẽ gây ra.


image027Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo trước khi dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 30/6/2022. Ảnh: Reuters

image029

Trước xu hướng mất thế thống trị của phương Tây, giáo sư de Sousa Santos cho rằng rất khó dự báo điều gì có thể xảy ra tiếp theo. “Sẽ khó tưởng tượng khả năng phương Tây chiếm một không gian trực thuộc, cũng như khó tưởng tượng sẽ có mối quan hệ hòa bình, ngang bằng với các không gian địa chính trị khác. Chúng ta chỉ biết rằng với những nhà lãnh đạo phương Tây, 2 giả thuyết trên đều không khả thi”, ông nhận định.


Theo ông, đó là lý do nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức trong những tháng qua, bao gồm Mật nghị Bilderberg từ ngày 2-5.6 tại Mỹ với 14 chủ đề được thảo luận, trong đó có 7 chủ đề liên quan trực tiếp đến các đối thủ của phương Tây.


Phát biểu trước các nghị sĩ hôm 7.7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc phương Tây “phát động cuộc chiến” tại Ukraine và sự can thiệp của Nga đánh dấu khởi đầu của sự chuyển biến sang thế giới đa cực. “Quá trình này không thể bị dừng lại”, ông Putin nói.


Theo chuyên san IPS, trong thập niên tới, sự đối đầu giữa các cường quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn không thuyên giảm, dẫn đến một trật tự mới với 5 viễn cảnh có thể xảy ra.


image031Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 30.6. Ông Stoltenberg trước đó triệu tập Mật nghị Bilderberg trực tiếp từ ngày 2-5.6 tại Washington lần đầu tiên sau 2 năm đại dịch. Ảnh: Reuters


Thứ nhất, trật tự thế giới tự do có thể tồn tại khi thế đơn cực của Mỹ chấm dứt. Thứ hai, một loạt các xung đột và cuộc cách mạng có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn trật tự thế giới. Thứ 3, một sự hài hòa các cường quốc mang đến sự ổn định tương đối trong một thế giới đa cực, nhưng không thể giải quyết các thách thức lớn của nhân loại. Viễn cảnh thứ 4 là một cuộc chiến tranh lạnh mới có thể ngăn chặn một phần của hệ thống đa phương dựa trên pháp luật, nhưng vẫn cho phép hợp tác hạn chế liên quan lợi ích chung. Thứ 5 là một trật tự mang đặc điểm của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng khó có thể dự báo trước về viễn cảnh nào có nhiều khả năng xảy ra nhất.


Báo Thanh Niên
19.07.2022


Nga - Ukraine chạy đua vận động sự ủng hộ


Khánh An


21/07/2022 Thanh Niên


Qua các cuộc gặp cấp cao, Nga được Iran ủng hộ, còn Ukraine hy vọng Mỹ tăng cường viện trợ.


Tờ The New York Times ngày 20.7 đưa tin Tổng thống Nga Putin vừa kết thúc chuyến công du nước ngoài hiếm hoi nhằm tìm kiếm sự ủng hộ, trong bối cảnh chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Ukraine.


Những cuộc gặp tại Tehran vào ngày 19.7 thể hiện quyết tâm của Moscow trong việc đẩy lùi nỗ lực của phương Tây nhằm cấm vận và cô lập Nga. Trong khi đó, đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đến Washington với hy vọng thuyết phục Mỹ hỗ trợ thêm.


Tuyên bố mạnh mẽ từ Tehran


Công du Iran, Tổng thống Putin gặt hái thành công trong việc củng cố liên minh song phương vốn trở thành một đối trọng đáng kể trước nỗ lực đối phó của phương Tây.


Trong cuộc gặp với chủ Điện Kremlin, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đưa ra nhận định mang tính ủng hộ mạnh mẽ đối với chiến dịch của Nga ở Ukriane.


“Chiến tranh là vấn đề khắc nghiệt và khó khăn, và Iran không hề hài lòng về việc dân thường chịu đau khổ vì điều đó. Nhưng trong trường hợp Ukraine, nếu ngài không bắt đầu, phía bên kia sẽ gây chiến với thế chủ động của họ”, ông Khamenei nhận định. Theo ông, NATO sẽ không dừng lại trong việc mở rộng lãnh thổ và nếu không bị chặn tại Ukraine, họ sẽ khơi mào cuộc chiến vì Crimea.


image033Tổng thống Biden và phu nhân tiếp bà Zelenska (giữa) tại Washington vào ngày 19.7


AFP


Tại Tehran, ông Putin còn dự hội nghị thượng đỉnh 3 bên với lãnh đạo các nước Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có việc thảo luận vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Theo AFP,


Sau hội nghị, Tổng thống Putin cho biết Moscow sẽ chỉ tạo điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen nếu phương Tây dỡ các lệnh cấm vận đối với việc xuất khẩu ngũ cốc của Nga.


Trong một diễn biến khác, một quan chức Bộ Ngoại giao Syria ngày 20.7 tuyên bố nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine nhằm ủng hộ đồng minh Nga.


Đệ nhất phu nhân Ukraine đến Mỹ


Về phần mình, Ukraine tiếp tục vận động sự ủng hộ của Mỹ, thông qua chuyến công du Washington của đệ nhất phu nhân Olena Zelenska từ ngày 18.7. Bà Zelenska được Tổng thống Joe Biden và phu nhân đón tiếp tại tòa Bạch Ốc vào ngày 19/7/2022, trước khi phát biểu trước quốc hội Mỹ vào ngày 20.7.


Theo tờ The Guardian, Tổng thống Zelensky hy vọng chuyến công du của phu nhân sẽ đạt những kết quả quan trọng. “Việc gia tăng hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine, viện trợ thêm nhằm bảo vệ người dân, giải quyết những nhu cầu nhân đạo đều là những nhiệm vụ trong chuyến thăm của đệ nhất phu nhân Ukraine đến Mỹ”, ông cho biết.


Liên quan khả năng Mỹ hỗ trợ thêm cho Ukraine, Reuters dẫn lời tham mưu trưởng không quân Mỹ Charles Brown cho hay Mỹ và các đồng minh đang cân nhắc khả năng huấn luyện phi công Ukraine.


Ngoài ra, Mỹ dự định công bố thêm gói viện trợ vũ khí cho Ukraine trong vài ngày tới. Gói này dự kiến sẽ có hệ thống rốc két HIMARS và đạn dược cho pháo, hệ thống rốc két phóng loạt, theo phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia John Kirby.


Mỹ đã viện trợ an ninh 8 tỉ USD cho Ukraine kể từ đầu chiến sự, bao gồm 2,2 tỉ USD trong tháng qua.


Ông Kirby còn cảnh báo Nga chuẩn bị sáp nhập thêm lãnh thổ của Ukraine. Moscow chưa đưa ra bình luận về nhận định trên. Theo ông Andry Yermak, chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, nước này đang lo ngại việc chiến sự kéo dài sang mùa đông vì tình hình khi đó sẽ khó khăn hơn do Nga có nhiều thời gian tiến công.


Theo tờ The New York Times, tại hội nghị về an ninh mạng ở New York vào ngày 19.7, Giám đốc FBI Christopher Wray cho hay giới chức Mỹ đang cảnh giác đối với mối đe dọa từ nhiều mặt đối với bầu cử giữa kỳ từ các bên như Nga, Trung Quốc và Iran, bao gồm việc tấn công mạng, gây thông tin sai lệch và các chiến dịch gây ảnh hưởng. Ông cho rằng các chiến dịch bên ngoài có thể lợi dụng một sự cố về an ninh mạng nhằm gieo rắc không khí hoảng hốt hoặc mất lòng tin vào hệ thống bầu cử. Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cũng nhận định rằng bầu cử sắp tới có thể là mục tiêu, sau một loạt vụ tấn công mạng lớn tại nước này.
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1297)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1457)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?