Nato: “cuộc chiến tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm”

19 Tháng Sáu 20227:45 SA(Xem: 3699)

Nato: “cuộc chiến tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm”


Nato kêu gọi các đồng minh không nên giảm sự hậu thuẫn quân sự cho Ukraine


BBC 19/6/2022


image013Nguồn hình ảnh, Reuters. Tổng Thư ký Nato, ông Jens Stoltenberg nói hôm 19/06 rằng cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm


Tổng Thư ký Nato, ông Jens Stoltenberg vào hôm nay 19/06 nói rằng cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm trong bối cảnh Nga vẫn tăng cường các cuộc tấn công tại miền đông Ukraine. Trước đó, Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra khuyến nghị trao tư cách ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) cho Ukraine.


Báo Bild am Sonntag của Đức đã dẫn lời tuyên bố của ông Jens Stoltenberg nói rằng việc cung cấp vũ khí tối tân cho quân đội Ukraine sẽ tăng cơ hội giải phóng vùng Donbas ở miền đông khỏi sự kiểm soát từ Nga.


"Chúng ta phải chuẩn bị cho một thực tế là cuộc chiến tranh này có thể kéo dài hàng năm. Chúng ta không nên giảm bớt sự hậu thuẫn cho Ukraine," ông nói. "Thậm chí khi cái giá phải trả cao, không chỉ về mặt hỗ trợ quân sự, mà còn bởi vì chi phí năng lượng và thực phẩm gia tăng."


Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã thăm Kyiv hôm 17/06 đã đưa ra những nhận định tương tự về sự cần thiết chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài trong một bài viết được đăng trên tờ Sunday Times.


Trả lời các phóng viên hôm 18/06, ông Boris Johnson nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh "sự mỏi mệt Ukraine" và lực lượng Nga đang "nghiền nát từng inch một", các đồng minh phải cho người dân Ukraine thấy họ sẽ hậu thuẫn quốc gia này trong một thời gian dài.


Trong bài viết, ông Boris Johnson cũng nói điều này đồng nghĩa đảm bảo "Ukraine nhận được vũ khí, thiết bị, đạn dược và huấn luyện nhanh chóng hơn đội quân xâm lược."


"Thời gian là nhân tố sống còn," ông Johnson nói. "Mọi thứ phụ thuộc vào việc liệu Ukraine có thể tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ nhanh hơn Nga có thể làm mới khả năng tấn công hay không."


Ukraine đã nhận được tin tức quan trọng hôm 17/06 khi Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra khuyến nghị nên trao tư cách ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) cho Kyiv - điều mà các quốc gia thuộc EU được kỳ vọng sẽ ủng hộ trong cuộc họp thượng đỉnh vào tuần sau.


Điều này sẽ giúp Ukraine bước vào lộ trình thực hiện nguyện vọng gia nhập EU, điều được xem là khó đạt được trước thời điểm Nga xâm lược, mặc dù nếu quá trình gia nhập phải mất đến hàng năm.


image016Nguồn hình ảnh, Getty Images. Khói bốc lên tại thành phố Severodonetsk, nơi phần lớn đã bị Nga chiếm giữ


Trong khi đó Nga vẫn tăng cường tấn công trên chiến trường Ukraine. Thành phố Sievierodonetsk, mục tiêu chính của Moscow để chiếm hoàn toàn vùng Luhansk ở miền đông lại bị pháo kích nặng nề khi Nga tấn công các khu vực bên ngoài, theo quân đội Ukraine.


Ukraine cũng thừa nhận lực lượng của họ đã bị thất bại tại làng Metolkine, đông nam Sievierodonetsk.


Serhiy Gaidai, thống đống vùng Luhansk do Ukraine bổ nhiệm cho biết "cuộc chiến khó khăn" tại Metolkine.


Hãng tin Tass của Nga dẫn một nguồn tin làm việc với các phiến quân thân Nga cho biết các binh sĩ Ukraine đã đầu hàng tại Metolkine.


Ở tây bắc, một số tên lửa của Nga đã rơi vào một nhà máy sản xuất khí đốt ở quận Izium, Nga cũng dội tên lửa ở vùng ngoại ô Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 tại Ukraine, khiến một số tòa nhà, căn hộ chung cư bốc cháy, nhưng không gây thương vong, theo giới chức Ukraine.


Ukraine cũng cho biết các địa điểm khác ở miền tây như tại Poltava và Dnipropetrovsk cũng bị bắn phá, và ngày 18/06, 3 tên lửa của Nga đã phá hủy một kho nhiên liệu ở thị trấn Novomoskovsk, khiến 11 người bị thương, một người bị nguy kịch.


Người Nga đang chết 'vì tham vọng của Putin'


image018Nguồn hình ảnh, Alexey Furman. Thị trưởng Kyiv, Vitali Klitschko tại lễ tang nhà hoạt động Roman Ratushny


Thị trưởng Kyvi, Vitali Klitschko nói với BBC rằng người dân Nga sẽ cuối cùng nhận ra rằng các binh sĩ trẻ của họ đang chết không gì hơn là vì các tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Nhà cựu vô địch Quyền anh Thế giới đã tham dự lễ tang một nhà hoạt động chống tham nhũng 24 tuổi nổi tiếng tại Ukraine và đưa ra bình luận trên.


Binh sĩ tình nguyện Roman Ratushny đã bị thiệt mạng tại quận Izyum, vùng Kharkiv hôm 09/06.


Thị trưởng Klitschko nói rằng Putin đã phá hủy hàng triệu cuộc đời tại Ukraine và cả quốc gia của mình.


"Đây cũng là một thảm kịch cho người Nga và cả Liên bang Nga. Người dân không hiểu điều này ngay lúc này, nhưng tôi chắc rằng họ sẽ sớm nhận ra thực tế," ông nói.


"Người Nga đang chết - vì cái gì? Vì tham vọng của Putin?"
28 Tháng Mười 2014(Xem: 21458)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 20047)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 20448)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 20941)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 23799)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 22177)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 21892)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20881)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 21593)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 21789)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19586)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 18718)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18895)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 20754)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 19730)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 22251)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19964)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 20152)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 19752)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 24965)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.