Quốc Hội Mỹ “bơm” 40 tỷ đô; G-7 “bơm” 18 tỷ cho Ukraine đánh dài hơi với Russia

20 Tháng Năm 20229:25 SA(Xem: 4752)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 20 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Quốc Hội Mỹ “bơm” 40 tỷ đô; G-7 “bơm” 18 tỷ cho Ukraine đánh dài hơi với Russia


20/05/2022


Reuters


image003Thủ lãnh khối đa số Dân chủ ở Thượng viện Mỹ Chuck Schumer.


Thượng viện Hoa Kỳ ngày 19/5/2022 thông qua gần 40 tỉ đô la viện trợ cho Ukraine, đưa dự luật tới Tòa Bạch Ốc để Tổng thống Joe Biden ký thành luật trong lúc Washington tăng tốc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine, gần ba tháng sau cuộc xâm lược của Nga.


Thượng viện đã bỏ phiếu với tỉ lệ 86-11 ủng hộ gói hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo. Tới nay, đây là gói viện trợ lớn nhất của Mỹ dành cho Ukraine. Tất cả 11 phiếu chống là của đảng viên Đảng Cộng hòa.


“Đây là một gói viện trợ lớn, sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của người dân Ukraine khi họ chiến đấu vì sự sống còn của mình”, thủ lãnh khối đa số Dân Chủ ở Thượng viện Chuck Schumer nói, đồng thời kêu gọi ủng hộ dự luật chi tiêu bổ sung khẩn cấp trước cuộc bỏ phiếu.


Ông Schumer nói: “Bằng cách thông qua khoản viện trợ khẩn cấp này, Thượng viện có thể nói với người dân Ukraine rằng: sự giúp đỡ đang được tiến hành. Sự giúp đỡ thực sự. Sự giúp đỡ đáng kể.”


Hạ viện đã thông qua dự luật chi tiêu vào ngày 10 tháng 5, những phiếu ‘không’ đều từ các đảng viên Cộng hòa. Dự luật bị đình trệ tại Thượng viện sau khi Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul từ chối cho phép một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng.


Các thành viên Đảng Dân chủ của ông Biden kiểm soát sít sao cả Hạ viện lẫn Thượng viện, nhưng các quy tắc của Thượng viện yêu cầu sự nhất trí cao để nhanh chóng tiến tới cuộc bỏ phiếu cuối cùng về hầu hết các luật.


Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã thúc giục các nhà lập pháp làm việc nhanh chóng. Trong thư gửi các nhà lãnh đạo ở quốc hội, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng nói quân đội chỉ còn đủ kinh phí để gửi vũ khí đến Kyiv tới ngày 19 tháng 5.


Khi ông Biden ký dự luật chi tiêu bổ sung thành luật, nó sẽ nâng tổng số tiền viện trợ của Hoa Kỳ đã chấp thuận cho Ukraine lên hơn 50 tỉ đô la kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2.


Gói này có 6 tỉ đô la hỗ trợ an ninh, bao gồm huấn luyện, trang thiết bị, vũ khí và hỗ trợ; 8,7 tỉ đô la để bổ sung kho thiết bị của Hoa Kỳ gửi đến Ukraine và 3,9 tỉ đô la cho các hoạt động của Bộ Chỉ huy châu Âu.


Ngoài ra, luật cho phép thêm 11 tỉ đô la trong thẩm quyền rút tiền của Tổng thống, cho phép ông Biden chuyển các mặt hàng và dịch vụ từ kho của Hoa Kỳ mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội để đối phó với trường hợp khẩn cấp.


Luật cũng bao gồm 5 tỉ đô la để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu do cuộc xung đột Ukraine và gần 9 tỉ đô la quỹ hỗ trợ kinh tế cho Ukraine.


Cuộc chiến đã khiến hàng nghìn thường dân thiệt mạng, buộc hàng triệu người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa, và các thành phố trở thành đống đổ nát. Moscow không đạt nhiều thắng lợi ngoài một dải lãnh thổ ở phía nam và các tiến bộ không đáng kể ở phía đông.


XEM THÊM: Nguyễn Tiến Hưng: "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” # 8


https://youtu.be/uhllicuuFAE

image005

G7 đồng ý hỗ trợ Ukraine trên 18 tỷ đô, sẵn sàng cấp thêm


20/05/2022


Reuters


image007Biểu tưởng của G7 tại Đức.


Các nhà lãnh đạo tài chính của Khối G7 ngày 19/5 đồng ý 18,4 tỷ đô la giúp Ukraine thanh toán các hóa đơn trong những tháng tới và nói sẵn sàng sát cánh với Kyiv trong suốt cuộc chiến với Nga và làm nhiều hơn nếu cần, theo một dự thảo thông cáo.


Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Mỹ, Nhật, Canada, Anh, Đức, Pháp và Ý – tức là Khối G-7 – họp trong lúc Ukraine, bị Nga xâm lược từ ngày 24/2/2022, đang vật lộn để chống lại Nga và đang cạn tiền.


“Trong năm 2022, chúng tôi đã huy động được 18,4 tỷ đô la hỗ trợ ngân sách, bao gồm 9,2 tỷ đô la cam kết gần đây”, Reuters dẫn dự thảo thông cáo cho hay. Trong bản dự thảo, Khối G7 đã hoan nghênh đề nghị của Ủy ban Châu Âu hôm 18/5 về việc cho Ukraine vay 9 tỷ euro và lưu ý rằng Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu và Tập đoàn Tài chính Quốc tế đã lên kế hoạch hỗ trợ trị giá 3,4 tỷ đô la. Nhưng không rõ liệu các khoản tiền này có phải là một phần của 18,4 tỷ đô la hay riêng biệt.


Sáng ngày 19/5, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 1 tỷ euro và Nhật Bản cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho Ukraine lên 600 triệu đô la để giúp nước này trang trải các nhu cầu trong ngắn hạn.


Ukraine ước tính cần khoảng 5 tỷ đô la mỗi tháng để trả lương cho nhân viên công chức và duy trì hoạt động của guồng máy chính quyền bất chấp sự tàn phá hàng ngày do Nga gây ra.


Tái xây dựng dài hạn


Ủy ban châu Âu ngày 18/5 đề nghị thành lập một quỹ viện trợ và cho vay dành cho Ukraine với quy mô chưa xác định, có thể do EU cùng vay, để chi trả cho công cuộc tái thiết sau chiến tranh.


Khối G7 cho biết họ ủng hộ, nhưng không cho biết chi tiết.


Ước tính của các nhà kinh tế về chi phí tái thiết Ukraine rất khác nhau trong khoảng từ 500 tỷ euro đến 2 nghìn tỷ euro, tùy vào các giả định về độ lâu dài của cuộc xung đột và phạm vi tàn phá.


Với những khoản tiền lớn như vậy, EU không chỉ xem xét một dự án vay vốn chung mới, dựa trên quỹ phục hồi đại dịch, mà còn thu giữ các tài sản của Nga hiện đang bị đóng băng ở EU, làm nguồn tài chính.


Tuy nhiên, một số quốc gia như Đức nói rằng ý tưởng này, dù có lý về mặt chính trị, nhưng không có cơ sở pháp lý vững chắc. Thông cáo dự thảo của G7 không đề cập đến vấn đề này.


Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Janet Yellen phát biểu với báo giới sau ngày họp đầu tiên của G7 từ chối xác nhận con số 18,4 tỷ đô la được cam kết trong dự thảo thông cáo chung mà Reuters nhìn thấy.


Cuộc họp sẽ kết thúc vào ngày 20/5.


Bà Yellen nói rằng các cam kết tài trợ cho Ukraine trong cuộc họp đã vượt quá 15 tỷ đô la mà Kyiv ước tính sẽ cần trong 3 tháng tới để bù đắp cho khoản thu bị mất do chiến tranh tàn phá kinh tế.


Bà Yellen cho biết thông điệp của G7 là “Chúng tôi đứng sau Ukraine. Chúng tôi sẽ tập hợp các nguồn lực mà họ cần để vượt qua cuộc chiến này.”


Vẫn theo lời bà, thảo luận về các cơ chế để giảm doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu sang châu Âu trong ngày họp 19/5 có phần hạn chế nhưng nhiều người quan tâm đến khái niệm này.


Các quan chức Mỹ gợi ý áp thuế quan lên dầu của Nga để hạn chế lợi tức mà Moscow có thể thu được trong khi vẫn giữ nguồn cung dầu thô của Nga trên thị trường giữa bối cảnh EU đang áp dụng lệnh cấm vận theo từng giai đoạn trước cuối năm nay.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20368)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19665)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20083)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20804)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22327)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22227)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22626)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22161)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21188)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21238)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 21793)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24609)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23246)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 22892)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22020)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22322)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22804)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 20561)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 19726)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 19844)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “