Phần Lan, Thụy Điển sẽ nộp đơn gia nhập NATO

30 Tháng Tư 20224:54 CH(Xem: 5069)

Phần Lan, Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO


30/04/2022

VĨ CƯỜNG


image007Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto (trái), Ngoại trưởng Ann Linde (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trong một cuộc họp báo chung hồi tháng 1. Ảnh: AFP


(PLO)- Việc hai nước gia nhập NATO sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở châu Âu khi khối này mở rộng ảnh hưởng về phía bắc.


Hãng tin AP mới đây cho biết Phần Lan và Thụy Điển có thể nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sớm nhất vào tháng 5. Động thái này sẽ khiến hai nước Bắc Âu này từ bỏ chính sách trung lập lâu đời và có thể góp phần định hình lại an ninh trên toàn châu Âu.


Ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine


Tờ The Guardian dẫn ý kiến của giới chuyên gia cho rằng tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân chính khiến Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ chính sách an ninh, đối ngoại truyền thống của mình và đi đến quyết định trở thành thành viên NATO.


“Xung đột tại Ukraine đã thay đổi đáng kể diễn biến chính trị ở Thụy Điển và Phần Lan cũng như dư luận hai nước. Chiến dịch của Nga tại Ukraine là yếu tố chủ chốt đẩy hai quốc gia này gần hơn tới phương án trở thành thành viên NATO” - ông Alistair Shepherd, chuyên gia về an ninh châu Âu thuộc ĐH Aberystwyth (Anh), nhận định.


Trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Stockholm hôm 13-4, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và người đồng cấp Phần Lan Sanna Marin cho hay chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine “đã làm thay đổi toàn bộ bối cảnh an ninh châu Âu” cũng như thay đổi đáng kể tư duy về an ninh ở khu vực Bắc Âu.


Tờ Financial Times cho biết Thụy Điển và Phần Lan từng được coi là những hình mẫu về chính sách trung lập để vượt qua các thách thức chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, giúp hai nước củng cố và phát triển kinh tế. Sau khi Liên Xô tan rã, Phần Lan đã công khai đứng về phía phương Tây nhưng vẫn duy trì chính sách không tham gia các liên minh quân sự. Người dân Phần Lan những năm qua không mặn mà với phương án gia nhập NATO, khi chưa đầy 30% số người ủng hộ lựa chọn này, tương tự ở Thụy Điển.


Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. Cuộc thăm dò gần đây cho thấy 68% người Phần Lan ủng hộ gia nhập NATO và tỉ lệ này tăng lên 77% nếu đó là đề xuất từ chính quyền. Còn tại Thụy Điển, số người dân ủng hộ gia nhập NATO là khoảng 50%.


Trong kịch bản nước láng giềng Phần Lan trở thành thành viên NATO, tỉ lệ ủng hộ phương án này ở Thụy Điển tăng lên 62%, theo Giám đốc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương ở Bắc Âu Anna Wieslander.


“Ngày càng nhiều cử tri ở hai nước này tin rằng tư cách thành viên NATO sẽ giúp họ có được sự bảo vệ cần thiết và cấp bách. Họ nhận thấy Nga từng đe dọa ba nước vùng Baltic nhưng không tấn công, vì ba quốc gia đó đều là thành viên NATO, còn Ukraine thì không” - bà Wieslander cho hay.


Về cơ bản, đây là quyền lợi của mỗi quốc gia châu Âu trong việc quyết định tương lai của chính mình. Nếu Nga tìm cách đe dọa nhằm ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan không nộp đơn xin gia nhập NATO thì điều đó chứng tỏ Nga không tôn trọng quyền cơ bản của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn con đường đi của họ.


Quan hệ nồng ấm giữa NATO và Phần Lan, Thụy Điển


Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Thụy Điển và Phần Lan đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với NATO, đặc biệt sau khi hai nước tham gia Thỏa thuận Quan hệ đối tác vì hòa bình (PFP) năm 1994 và gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 1995. PFP là thỏa thuận hợp tác mà NATO kết nối riêng với các nước Đông Âu, được cho là bước đầu tiên để các quốc gia này gia nhập liên minh, hãng tin Al Jazeera cho biết.


Thụy Điển và Phần Lan cũng thường xuyên cử lực lượng tham gia các cuộc tập trận chung với NATO. Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong huấn luyện quân sự từ năm 2015. Tuy là đối tác thân thiết của NATO như vậy, song cả hai quốc gia Bắc Âu này đều không được bảo vệ theo Điều 5 về quy tắc phòng thủ chung theo hiệp ước của liên minh. Giới quan sát cho rằng gia nhập NATO sẽ giúp hai nước có thêm đảm bảo an ninh và khả năng răn đe trước các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.


Cựu đại sứ Mỹ tại NATO nhiệm kỳ 2009-2013 Ivo Daalder nhận định an ninh trên toàn châu Âu sẽ được tăng cường nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt của Nga, khiến căng thẳng leo thang tại các điểm nóng như vùng Baltic vì về bản chất, việc gia nhập NATO của Phần Lan, Thụy Điển sẽ tăng cường hơn nữa hiện diện quân sự của khối này ở đây. Cả Thụy Điển và Phần Lan đều có thể triển khai lực lượng quân đội được đánh giá là hiện đại và chuyên nghiệp của họ tới khu vực này.


Theo The Guardian, Moscow hồi ngày 11-4 cảnh báo nếu hai nước này từ bỏ chính sách trung lập trong nhiều thập niên và gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại vùng Baltic, bao gồm triển khai tàu chiến mang vũ khí hạt nhân và tên lửa tại biển Baltic và biển Bắc. Điều này đồng nghĩa nguy cơ xung đột sẽ gia tăng tại châu Âu. Khi đó, Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành tiền đồn của NATO và có thể là những nước hứng chịu hậu quả đầu tiên.


Chuyên gia Katharine Wright thuộc ĐH Newcastle (Anh) cho rằng Nga đang tìm cách tác động lên quyết định xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan nhưng chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine lại đang thúc đẩy quá trình này. Dù vậy, trong trường hợp NATO đồng ý kết nạp Phần Lan và Thụy Điển, Nga nhiều khả năng sẽ không có những động thái quân sự quyết liệt như với Ukraine vì giới chức Moscow chỉ luôn xem Ukraine là một phần lịch sử của Nga, còn Phần Lan và Thụy Điển thì không.


“Nga nhiều khả năng sẽ không đưa quân can thiệp vào Phần Lan và Thụy Điển ngay cả khi hai nước chưa chính thức được kết nạp vào NATO và được bảo vệ bởi Điều 5. Hành động đó sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ nổ ra chiến tranh quy mô lớn” - ông Wright nói.•


Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO


Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại hạ viện hôm 28-4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định ông “quyết liệt ủng hộ” việc Thụy Điển và Phần Lan tham gia NATO, theo tờ The Washington Post.


Tuy nhiên, ông Blinken không tiết lộ chi tiết về thời gian chờ gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan mà chỉ nói rằng các nước thành viên NATO sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào tháng 5.


Trên thực tế, Mỹ từ lâu đã công khai tuyên bố ủng hộ chính sách “mở cửa” của NATO với các ứng viên xin gia nhập, song một nhà ngoại giao Bắc Âu giấu tên cho rằng đây là phát biểu thể hiện sự ủng hộ lớn nhất của Mỹ với việc kết nạp thành viên mới của NATO. Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken được cho là có khả năng sẽ khiến Nga bất bình. VĨ CƯỜNG


Tuy nhiên, ông Guterres cũng bênh vực tổ chức của mình, thừa nhận rằng trong khi Hội đồng Bảo an bị "tê liệt" thì Liên Hợp Quốc đang thực hiện các hành động khác.


"Liên Hợp Quốc có 1.400 nhân viên đang làm việc ở Ukraine để cung cấp hỗ trợ, thực phẩm, tiền mặt [và] các hình thức hỗ trợ khác", ông nói với BBC.

07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18290)
- Tổng Thống Philippines Benigno Aquino đem Trung Quốc ra so sánh với Đức Quốc Xã trong một bài diễn văn đọc ở Nhật Bản. - Theo ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, cho rằng Biển Đông có thể sắp sửa trở thành “Vùng Đại Chiến.”
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20080)
"Nhật Bản, Mỹ và Úc có ý định giúp đỡ 2 nước bằng cách đào tạo nhân viên quân sự tại hai quốc gia Đông Nam Á này. Đồng thời bộ ba liên minh cũng có kế hoạch giúp Việt Nam và Philippines nâng cao kỹ năng cho lực lượng phòng thủ bằng cách mời một số cán bộ sang Nhật Bản, Mỹ và Úc đào tạo và thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu quân sự."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19009)
"Bốn tàu chiến của Ấn Độ tiến hành tập trận với 5 nước Đông Nam Á xung quanh các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trước khi tới Úc."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19112)
"Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ”.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18498)
"Việt Nam đã mua sắm vũ khí của Nga, của Tây Âu và gần đây nhất, đích thân Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông cùng các thượng nghị sĩ khác sẽ đề nghị nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí sát thương để giúp Việt Nam có thêm khả năng tự vệ."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18481)
Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
31 Tháng Năm 2015(Xem: 19140)
" Theo TNS McCain, Việt Nam cần được Mỹ cung cấp thêm vũ khí phòng thủ, có thể được sử dụng trong trường hợp một cuộc xung đột với TQ." "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 31 tháng 5 cho biết, Washington cam kết cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ Việt Nam mua sắm tàu tuần tra do Mỹ chế tạo nhằm nâng cao năng lực quốc phòng."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19767)
"Hội bảo tồn động vật hoang dã đặt trụ sở ở Mỹ tuần này cho biết số voi ở Mozambique hiện chỉ còn khoảng 10.300 con so với hơn 20.000 con 5 năm trước."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19579)
"Hai dân biểu Mỹ nói Nga dùng lò hỏa táng di động để che giấu việc binh sĩ của họ tham gia trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Tố cáo này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloombers với Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mac Thornberry và Dân biểu Seth Moulton."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 18964)
Theo AFP, sau khi dừng chân tại Hawai, bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Phát ngôn viên bộ Quốc Mỹ, đại tá Steven Warren, cho biết « trong 10 ngày tới đây, bộ trưởng Ashton Carter sẽ khẳng định Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á-Thái Bình dương ».
26 Tháng Năm 2015(Xem: 20236)
"Trung Quốc “sẽ chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng sẽ phản công” và nhắc tới “những hành động khiêu khích của các láng giềng ngoài biển” và “các phe bên ngoài tự liên hệ vào vấn đề biển Nam Trung Hoa”. "Cùng ngày công bố Sách Trắng, Tân Hoa xã đưa tin về kế hoạch xây hai ngọn hải đăng cao 50 mét ở rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19543)
"Nguồn tin của BBC nói ông Carter sẽ tới Việt Nam vào ngày 31/5 từ Singapore, nơi ông tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La. Chi tiết chuyến thăm còn được giữ kín, nhưng ông được tin sẽ ở thăm Việt Nam hai ngày."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19533)
"Hai trận động đất mạnh trước đây đã tàn phá Nepal hôm 25/4 và 12/5, làm thiệt mạng gần 8700 người và khiến 16800 người khác bị thương."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 25028)
Sáng kiến “Vòng đai và con đường” đề cập đến “Con đường Tơ lụa trên Biển Thế kỷ 21” và “Vòng đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” nhằm củng cố các mối quan hệ của Trung Quốc với châu Á, châu Âu và châu Phi. Đầu tiên được xem như là một mạng lưới các dự án hạ tầng cơ sở vùng, chương trình được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xem như là chiến lược kinh tế nội địa và chính sách ngoại giao trọng điểm.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19791)
Bốn trong số các ngân hàng, Citigroup, JPMorgan Chase, Barclays, và Ngân hàng Hoàng gia Scotland, đã thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền. Ngân hàng thứ năm, UBS, bị phạt vì thao túng một mức lãi suất quan trọng.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 21051)
Theo thông tin của nhật báo Utusan Malaysia, cảnh sát đã phát hiện 30 hố chôn tại hai địa điểm thuộc bang Perlis, nằm giáp biên giới với Thái lan. Trang báo mạng The Star cũng cho biết cụ thể, chỉ riêng trong một hố chôn phát hiện vào 22/05 vừa qua, đã có khoảng khoảng 100 xác chết.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 18583)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 19342)
"Phương án này dựa trên giả định Trung Quốc tìm cách phong tỏa, kiểm soát các tuyến đường biển, ngăn chặn dòng chảy thương mại và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà các nền công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nó."