Nga “tổng công kích giải phóng” Donetsk, Luhansk; Đồng minh viện trợ Vũ khí cho Kyiv chưa đủ

20 Tháng Tư 20228:14 SA(Xem: 5170)

Nga “tổng công kích giải phóng” Donetsk, Luhansk; Đồng minh viện trợ Vũ khí cho Kyiv chưa đủ


Nga “tổng công kích” miền đông Ukraine sau khi di binh chiến thuật rồi lại tái oah kích Kyiv và Lyiv trả đũa vụ Moskva.

image009

Ukraine gọi đây là 'Giai đoạn 2' trong cuộc xâm lược của Nga. Các đồng minh như Mỹ, Anh, Pháp…đã cam kết viện trợ thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine.


Giao tranh tại Donbas vẫn đang trong giai đoạn ác liệt dọc đường tiền tuyến dài 480 km ở miền đông Ukraine.


Bộ Quốc phòng Anh nói Ukraine đã đẩy lùi nhiều bước tiến của Nga tại miền đông và cho rằng Nga phải bị đối mặt những thách thức về "môi trường, hậu cần và công nghệ".


Ukraine tuyên bố đã chiếm lại thị trấn Maryinka gần Donetsk và tuyên bố vẫn không lùi bước trước các đợt tấn công từ Nga.


Tổng thống Ukraine Zelensky nói tình hình tại Mariupol vẫn nghiêm trọng. Một quan chức châu Âu cho rằng Mariupol có thể thất thủ trong vài ngày tới. (theo BBC 20/4/2022)


Đồng minh cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chống Nga ở miền đông


image011Nguồn hình ảnh, ANATOLII STEPANOV. Các binh sĩ Ukraine bảo vệ chiến tuyến chống lại cuộc tấn công của Nga gần Kharkiv


Các quốc gia đồng minh của Ukraine đã cam kết gửi thêm vũ khí để giúp Kyiv chiến đấu trước cuộc tấn công mới của Nga ở miền đông.


Mỹ và một số nước khác tuyên bố sẽ viện trợ thêm đạn pháo, vũ khí chống tăng và phòng không cho Kyiv trong cuộc điện đàm video kéo dài 90 phút vào ngày thứ Ba 19/4.


Ukraine nói họ cần vũ khí để tự vệ khi Nga tiến hành chiến dịch tấn công mới ở miền đông nước này.


Các cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine đã đánh dấu điều mà nhà lãnh đạo Volodymyr Zelensky nói - là sự khởi đầu của "cuộc chiến nhằm giành lấy Donbas".


Nga đang tập trung lực lượng tấn công vùng Donbas, miền đông Ukraine - bao gồm các khu vực Luhansk và Donetsk.


Theo Ukraine, lực lượng Nga đã tấn công vào các vị trí đồn trú của Ukraine dọc theo toàn bộ đường chiến tuyến dài 480 km kể từ ngày thứ Hai 18/4.


Trong bối cảnh Nga đang tiến hành các đợt tấn công mới, các lãnh đạo phương Tây đã nhóm họp để thảo luận về việc viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine.


Sau cuộc họp, Bộ Quốc phòng Mỹ nói sẽ gửi thêm máy bay quân sự và các bộ phận máy bay đến Ukraine nhằm tăng quy mô đội bay và sửa chữa những chiếc khác bị hư hại.


Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm, Mỹ đã không cung cấp máy bay cho Kyiv và cũng không nêu chi tiết về quốc gia nào đã cung cấp máy bay.


Trước đó, Tổng thống Zelensky đã khẩn cấp kêu gọi Mỹ cung cấp hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo như một giải pháp thay thế cho việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.


Tháng trước, Mỹ đã từ chối đề xuất của Ba Lan về việc Washington sẽ cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29, rồi nước này sẽ chuyển giao cho Ukraine.


Tổng thống Mỹ Joe Biden, phát biểu trước báo giới sau cuộc họp với các đồng minh phương Tây, cho biết Mỹ đang có kế hoạch cấp thêm một gói viện trợ quân sự cho Ukraine với quy mô tương tự như khoản viện trợ 800 triệu USD mà ông đã công bố vào tuần trước, theo truyền thông Hoa Kỳ.


Ông cho biết Washington sẽ gửi cho Ukraine thêm đạn pháo - loại súng hạng nặng được dùng trong chiến tranh trên bộ.


Trong cuộc họp, các nước khác cũng cam kết viện trợ quân sự thêm cho Ukraine.


"Họ [Ukraine] cần được hỗ trợ thêm đạn pháo, đó là những gì chúng tôi sẽ cung cấp", Thủ tướng Boris Johnson phát biểu tại Nghị viện Anh sau cuộc họp.


Tại Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz nói Đức sẽ cung cấp tài chính để giúp Ukraine mua vũ khí chống tăng và đạn dược từ các nhà sản xuất vũ khí của Đức.


Trong khi đó, Cộng hòa Séc cho biết sẽ giúp sửa xe tăng và xe bọc thép của Ukraine bị hư hỏng trong chiến tranh.


Các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn nữa đối với Nga cũng được thảo luận.


Cam kết viện trợ thêm vũ khí được công bố sau khi Tổng thống Zelensky liên tục kêu gọi các đồng minh tiếp tục tăng cường tiếp tế vũ khí cho Kyiv.


"Chúng tôi cần pháo hạng nặng, xe thiết giáp, hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu - bất cứ thứ gì để đẩy lùi lực lượng Nga và ngăn chặn tội ác chiến tranh của họ", ông Zelensky tuyên bố trên Twitter tuần trước. "Sẽ không có ai ngăn chặn Nga ngoại trừ Ukraine với vũ khí hạng nặng".


Nga đã kịch liệt phản đối các sự trợ giúp từ đồng minh của Kyiv.


"Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây dưới sự kiểm soát của họ đang làm mọi cách để kéo dài hoạt động quân sự càng lâu càng tốt", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói.


Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cách cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine sau chiến tranh, ngay cả khi nước này không phải là thành viên của Nato, một cố vấn của Tổng thống Pháp cho biết.


Nato là một liên minh quân sự có 30 thành viên - bao gồm Mỹ, Anh và Đức - có cam kết hỗ trợ nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào bất kỳ quốc gia nào thuộc liên minh.


Vì Ukraine không phải là thành viên của Nato nên liên minh không có nghĩa vụ phải đứng ra bảo vệ.


Các thành viên của Nato lo ngại việc can dự vào một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Phương Tây.


Thay vào đó, các thành viên Nato đã viện trợ quân sự trị giá hàng triệu USD cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành xâm lược. (BBC 20/4/2022)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Vũ khí ở mặt trận Ukraine


Các vũ khí được gửi cho Ukraine đến lúc này và tại sao vẫn chưa đủ với Kiev?


19/04/2022


KHÁNH NHƯ


(PLO)- Dù liên tục gửi nhiều gói viện trợ quân sự đến Ukraine, song các loại vũ khí của phương Tây dường như là chưa đủ để giúp Ukraine chiếm ưu thế trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột với Nga.


Sáu tuần kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, quân đội Kiev với các vũ khí được kế thừa từ thời Liên Xô như xe tăng T-72 và T-80, khẩu đội tên lửa phòng không S-300 và hỗn hợp máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG đã đẩy lùi được một số đợt oanh tạc của Nga.


Bên cạnh đó, các loại vũ khí từ phương Tây cũng hỗ trợ khá nhiều cho Kiev trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo hãng tin Al Jazeera, những gói hỗ trợ vũ khí từ phương Tây vẫn chưa đủ để giúp Ukraine chiếm được ưu thế.


Ukraine cần gì và đã được gửi những gì?


Trong bối cảnh xung đột không có dấu hiệu hạ nhiệt, nhu cầu về các hệ thống vũ khí hạng nặng của Ukraine là rất cấp thiết. Đứng đầu danh sách là máy bay chiến đấu, thứ mà Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ từ chối cung cấp.


EU và Mỹ đã tiếp cận các quốc gia ở Đông Âu vẫn đang vận hành các máy bay phản lực MiG và Sukhoi mà Ukraine đang rất cần và đề xuất các nước này gửi đến cho Kiev.


image013Một quân nhân Ukraine khai hỏa vũ khí chống tăng NLAW trong cuộc tập trận ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 15-2-2022. Ảnh: AP


Tuy nhiên, các thỏa thuận đã thất bại vì các nước láng giềng của Nga và phương Tây đều không muốn xung đột Ukraine lan rộng và trở thành một cuộc chiến quy mô lớn hơn, có thể kéo cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuộc.


Cho đến nay, các vũ khí được gửi đến Ukraine chủ yếu mang tính chất phòng thủ. Slovakia đã cung cấp các khẩu đội tên lửa S-300 cho Ukraine để ngăn chặn các cuộc không kích của Nga.


Các máy bay chiến đấu của Nga bay ở tầm thấp dễ dàng lọt vào tầm ngắm của các hệ thống phòng không vác vai như Skystreak do Anh gửi tới và Stinger do Mỹ gửi tới.


MANPADS, hay Hệ thống Phòng không Di động, đã có tác động rất lớn đến cuộc xung đột. Thiệt hại về máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Nga là đáng kể, đủ để làm giảm bớt cường độ các cuộc oanh tạc.


Các loại vũ khí vác vai khác như Javelin đã phá hủy các cột thiết giáp của Nga. Lực lượng Ukraine nhanh nhẹn, cơ động hơn đã có thể tiến hành các cuộc tấn công vũ trang hạng nặng nhằm vào các mục tiêu của Nga và tiêu diệt chúng trước khi nhanh chóng tẩu thoát.


Tuy nhiên, các tên lửa Javelin của Mỹ đang cạn kiệt. Một phần ba tên lửa Javelin trong kho dự trữ Javelin của nước này đã được gửi đến Ukraine. Các nhà hoạch định quân sự của Mỹ cần phải giữ lại một số lượng nhất định tên lửa này để phục vụ mục đích quốc phòng của mình, trong trường hợp xung đột nổ ra với một trong những đối thủ lớn của Mỹ.


image015Lính Mỹ phóng tên lửa Javelin tại thao trường ở Hawaii năm 2016. Ảnh: PATRICK KIRBY/US ARMY


Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã trực tiếp kêu gọi các nhà sản xuất vũ khí Mỹ giúp tăng cường sản xuất vũ khí cầm tay để đáp ứng yêu cầu của quân đội Ukraine.


Bên cạnh đó, EU đã cung cấp thêm thêm gói viện trợ quân sự 1,6 tỉ USD cho Ukraine. Chủ tịch của Ủy ban châu Âu - bà Ursula von der Leyen đã đến thăm Kiev, nêu cam kết hỗ trợ của khối và nói rằng và tư cách thành viên EU của Ukraine sẽ được xem xét nhanh chóng.


Đức đã đảo ngược ác cảm lâu nay đối với việc tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách phân bổ một lượng viện trợ đáng kể cho Ukraine trong khi chỉ định thêm 112 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng. Ngân sách quốc phòng của Đức là 50 tỉ USD vào năm 2021. Nước này cũng cam kết sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng một vài năm.


Tại sao vẫn là chưa đủ?


Bất chấp các thành công nhất định của Ukraine, quyết định từ chối đặt vùng cấm bay của NATO khiến việc Ukraine tiêu hao vũ khí nhanh chóng là điều không thể tránh khỏi. Ukraine sẽ cần một loạt vũ khí hạng nặng nếu muốn giành ưu thế trong cuộc oanh tạc tiếp theo của Nga.


Hiện Nga đã phân bổ lực lượng để tập trung vào phía đông Ukraine, trong đó Donbass là mục tiêu chính. Bên cạnh đó, nước này cũng đang tăng cường các đợt không kích ở Kharkiv và Mariupol, khiến các nỗ lực của Ukraine có thể thất bại nếu không có đủ vũ khí.


Hãng thông tấn Ukrinform ngày 18-4 dẫn lời chỉ huy lực lượng quân sự khu vực Luhansk - ông Serhii Haidai cho biết Nga đã giành quyền kiểm soát thị trấn Kreminna. Cùng ngày, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine - ông Andriy Yermak tuyên bố "giai đoạn thứ hai của cuộc chiến" đã bắt đầu ở phía đông.


Bên cạnh đó, hiện lực lượng không quân Ukraine đã suy giảm sau sáu tuần giao tranh. Đối với những trận chiến có tính chất quyết định sắp tới, Ukraine sẽ cần nhiều loại máy bay chiến đấu và vũ khí hạng nặng hơn để giành được ưu thế.