Thượng đỉnh Mỹ, NATO, EU, G7 ở Brussels: “sẽ biết ai là bạn ai là đối tác ai đã bán đứng và phản bội chúng tôi”

24 Tháng Ba 20228:18 SA(Xem: 4895)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 24 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thượng đỉnh Mỹ, NATO, EU, G7 ở Brussels: “sẽ biết ai là bạn ai là đối tác ai đã bán đứng và phản bội chúng tôi”


24/03/2022

(tổng hợp) 


image003Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg bước vào hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Brussels, Bỉ, 24/3/2022.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các quốc gia phương Tây đang họp thượng đỉnh tại Brussels hôm thứ Năm 24/3 hãy thực hiện "các bước nghiêm túc" để giúp Kyiv chống cuộc xâm lược của Nga. Ba khối NATO, G7 và EU đang tiến hành hội nghị thượng đỉnh chưa từng có, kéo dài một ngày.


Hội nghị thượng đỉnh sôi động này, nhằm duy trì sự thống nhất của phương Tây, khai mạc tại trụ sở NATO ở Brussels, nơi các nhà lãnh đạo của liên minh quốc phòng xuyên Đại Tây Dương sẽ đồng ý tăng cường lực lượng quân sự ở sườn phía đông của châu Âu.


Trong khi các nhà lãnh đạo hứa sẽ tăng cường trợ giúp cho Ukraine, các nhà ngoại giao EU tỏ ý rằng không nên quá trông đợi về chuyện sẽ có thêm các lệnh trừng phạt lớn đối với Nga, và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhắc lại rằng liên minh sẽ không điều quân hoặc máy bay đến Ukraine.


Trong khi đó, trong một bài phát biểu qua video được công bố vào sáng 24/3, Tổng thống Ukraine Zelenskiy nói: "Tại ba hội nghị thượng đỉnh này, chúng tôi sẽ biết ai là bạn của chúng tôi, ai là đối tác của chúng tôi và ai đã bán đứng chúng tôi và phản bội chúng tôi".


Ông Zelenskiy nói ông mong đợi "các bước đi nghiêm túc" từ các đồng minh phương Tây, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi lập vùng cấm bay ở Ukraine và phàn nàn rằng phương Tây đã không cung cấp cho Ukraine máy bay, hệ thống chống tên lửa hiện đại, xe tăng hoặc vũ khí chống hạm.


Tuy sẽ không điều quân hoặc máy bay đến Ukraine, nhưng lo lắng trước viễn cảnh Nga có thể leo thang chiến tranh với nước láng giềng sau khi chiến sự kéo dài một tháng, 30 quốc gia của NATO sẽ đồng ý chuyển các khí tài cho Kyiv để chống lại các cuộc tấn công sinh học, hóa học và hạt nhân.


Hết vị lãnh đạo này đến vị lãnh đạo khác nói khi họ đến tham gia cuộc họp của NATO rằng mục đích của hội nghị là giúp Ukraine tự vệ.


Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: “Ông Vladimir Putin đã vượt qua lằn ranh đỏ, bước vào sự man rợ” và nói thêm:“ Các biện pháp trừng phạt của chúng ta càng khắc nghiệt hơn, chúng ta càng có thể làm nhiều hơn để giúp Ukraine, thì sự thể này càng nhanh chóng chấm dứt".


Trước đó, ông Johnson nói với đài phát thanh LBC rằng có một phương án là xem xét tăng thêm các hạn chế để ngăn Tổng thống Nga tiếp cận nguồn dự trữ vàng của ông ta, điều này có thể ngăn mọi người mua vàng của Nga và đổi lại là Nga có ngoại tệ mạnh.


Tiếp nối vào hội nghị của NATO là cuộc họp khẩn cấp của các nền kinh tế tiên tiến G7, theo đó, Nhật Bản sẽ họp với 6 thành viên NATO. Cuộc họp của G7 sẽ nhấn mạnh quyết tâm trừng phạt Moscow bằng các biện pháp trừng phạt lớn.


Sau đó, với hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp châu Âu gồm 27 quốc gia, các quốc gia đại diện cho hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của thế giới sẽ gặp nhau trong một ngày.


NATO đã tăng cường sự hiện diện của họ ở các đường biên giới phía đông của khối, với khoảng 40.000 quân trải dài từ vùng Baltic đến Biển Đen.


Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ đồng ý triển khai thêm bốn đơn vị chiến đấu ở Bulgaria, Romania, Hungary và Slovakia để trấn an hơn nữa các quốc gia ở sườn phía đông của khối.


Brussels cũng đang nhắm đến việc đạt được một thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Biden để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng bổ sung của Hoa Kỳ cho hai mùa đông tới. (theo VOA 24/3/2022)


image005Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo tại Bruxelles, Bỉ ngày 23/03/2022. REUTERS - GONZALO FUENTES


Nga - Uktraine: 30 nguyên thủ phương Tây đoàn kết sau một tháng nổ ra cuộc chiến


image007Nguồn hình ảnh, Reuters. Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên


Tổng thống Mỹ, Joe Biden, sẽ cùng các lãnh đạo phương Tây tới Brussels vào thứ Năm tham dự ba hội nghị thượng đỉnh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine.


Ông Biden sẽ tham gia cả ba cuộc, đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ tới hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels.


Nhưng chuyến thăm của ông tới Brussels không chỉ mang tính biểu tượng.


Nga xâm lược Ukraine đã mang lại cho liên minh phòng thủ phương Tây Nato một nhận thức mới về mục đích của nó. Và khi EU cố gắng chấm dứt phụ thuộc năng lượng với Nga, EU cần xây dựng và củng cố các mối quan hệ khác, đặc biệt là với Mỹ.


Vương quốc Anh cho biết dùng cả hai cuộc họp G7 và NATO để "tăng cường đáng kể viện trợ phòng thủ cho Ukraine".


Vài tuần trước, 30.000 binh sĩ NATO từ 25 quốc gia đã tập trận ở Na Uy trong khuôn khổ Exercise Cold Response, một cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu nay mang nhiều ý nghĩa hơn.


image009Các nhà lãnh đạo EU đã phản ứng nhanh trước cuộc xâm lược của Nga bằng một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn


Các lãnh đạo Nato tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của khối này. Họ đã triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới sườn phía đông của liên minh, cùng nhiều khẩu đội phòng không, tàu chiến và máy bay.


Trong tương lai gần các nhóm tác chiến của NATO sẽ trải dài từ Baltic đến Biển Đen.


Nhưng chủ đề khó nhất đối với 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu nguồn cung cấp năng lượng tương lai, khi họ cố gắng không phụ thuộc Nga.


Khả năng Tổng thống Biden cung cấp cho châu Âu thêm Khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) của Mỹ là một yếu tố quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm. Mỹ là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. (theo BBC 24/3/2022)


image011Từ Moscow, Putin nhìn về NATO, EU. Bản đồ minh họa của VHO.