Ba Đầu: Nghệ thuật “chiến tranh vùng xám” của Bắc Kinh?

05 Tháng Tư 20217:14 SA(Xem: 8896)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 05 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Ba Đầu: Nghệ thuật “chiến tranh vùng xám” của Bắc Kinh là nghệ thuật gì?


Trung Quốc khai thác 'vùng xám': Cuộc sát hạch đầu tiên của Tổng thống Biden


04/04/2021   


Nghệ thuật triển khai phương pháp chiến tranh "vùng xám" của Trung Quốc một lần nữa được phô bày.


Cách đây 3 tuần, nhà chức trách Philippines phát hiện một đội gồm khoảng 220 tàu cá Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này và neo đậu ngoài khơi tại đá Ba Đầu  (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) ở Biển Đông.


Theo cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon, các tàu của Trung Quốc rất lớn, vỏ thép, chiều dài từ 30 - 100 mét. Quan chức này gọi chúng là “sự đe dọa”.


image003Đội tàu của Trung Quốc dàn hàng với nhau. Ảnh: CNN


Người ta cũng không thấy đội tàu "khủng" nói trên tiến hành bất kỳ hoạt động đánh bắt nào. Chúng nằm dàn hàng với nhau, chiếu đèn công suất lớn vào ban đêm nhưng không di chuyển. Chính phủ Philippines mô tả đây là "cuộc xâm lược".


Vào ngày 21/3/2021, Manila công khai yêu cầu chính phủ Trung Quốc rút đội tàu. Tuy nhiên, Huang Xilian, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines giải thích rằng đó chỉ là các tàu đánh cá tìm nơi ẩn náu tại rạn san hô do biển động.


"Làm sao chúng có thể là những tàu đánh cá bình thường đang tìm nơi trú ẩn như Đại sứ Huang nói được khi thời tiết tốt như vậy? Chúng còn ở đó với số lượng ngày càng tăng kể từ tháng 11/2020. Và rõ ràng không ở đó để đánh bắt cá", ông Esperon phát biểu.  


Các tàu Trung Quốc vẫn ở đó. Manila cho hay, chúng thuộc lực lượng dân quân biển của Trung Quốc. Song, Bắc Kinh phủ nhận điều này và quả quyết đó chỉ là phương tiện đánh bắt cá thuộc sở hữu tư nhân.


Khi đội tàu chính là vũ khí


Nhóm tàu nói trên rõ ràng không trang bị bất kỳ hệ thống vũ khí nào, nhưng theo chuyên gia Andrew Erickson đến từ trường Cao đẳng chiến tranh hải quân Mỹ, chúng không cần phải làm điều đó.


"Bản thân các con tàu đã là vũ khí. Lớn hơn và mạnh hơn nhiều so với tàu đánh cá đặc trưng của Philippines hoặc các nước láng giềng khác ở Biển Đông, sở hữu thiết kế thân tàu tương đối mạnh mẽ với các dây buộc bổ sung được hàn vào thân tàu mạ thép phía sau mũi tàu và điển hình là hệ thống vòi rồng gắn trên cột buồm, khiến chúng trở thành vũ khí mạnh mẽ trong hầu hết các trường hợp, có khả năng chủ động tấn công, đâm và phun vào tàu cảnh sát biển hoặc dân thường đối địch", ông Erickson chia sẻ.


Richard McGregor, chuyên gia về Trung Quốc của Viện Lowy mô tả đội tàu trên là “một lực lượng dân quân đáng kinh ngạc”.


Đội tàu chọn đá Ba Đầu không phải một cách ngẫu nhiên mà vì rạn san hô này nằm trong phạm vi "đường 9 đoạn", yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc nhằm thâu tóm quyền kiểm soát khoảng 80% Biển Đông, bao gồm các lãnh hải mà 5 nước khác cũng tuyên bố có chủ quyền. Ngoài ra, đá Ba Đầu nằm trên các tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng, tạo thành huyết mạch thương mại có giá trị nhất thế giới.


image005Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Ảnh: Reuters


"Trung Quốc đang gây sức ép và sẽ tiếp tục gây sức ép trên tất cả mặt trận đối nghịch với Philippines, Việt Nam, Indonesia và các nước khác cho đến khi một trong những quốc gia này về cơ bản chịu nhượng bộ", ông McGregor nhận định. Và trong trường hợp chiếm đóng đá Ba Đầu, “ngay cả khi họ không nhấn mạnh vấn đề chủ quyền và chỉ lưu lại đó, họ vẫn tìm được cách thay đổi hiện trạng trên biển”.


Trong một bài xã luận mới đăng tải trên báo The Sydney Morning Herald, biên tập viên chính trị Peter Hartcher lưu ý, Trung Quốc đã chọn Philippines vào năm 2012 làm điểm khởi đầu cho việc tiếp quản thành công một cách ngoạn mục các vùng lãnh hải rộng lớn của các nước láng giềng.


Khi Manila đưa vụ việc ra tòa trọng tài quốc tế tại The Hague (Hà Lan) theo Công ước LHQ về Luật Biển, vào năm 2016, tòa ra phán quyết tuyên bố của Trung Quốc "không có cơ sở về pháp lý". Trung Quốc phớt lờ phán quyết, tiếp tục chiếm đóng và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở phạm vi tranh chấp.


Không dừng lại ở đó, trên các đảo nhân tạo, Bắc Kinh thực sự đã xây dựng một chuỗi các công sự quân sự, trang bị hầm trú ẩn kiên cố cho tên lửa và bệ phóng tên lửa, căn cứ radar và thông tin liên lạc cũng như đường băng để phục vụ loại máy bay ném bom hạng nặng, có thể mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc tiến hành các cuộc đổ bộ trình diễn. Hệ thống căn cứ này giúp Trung Quốc thể hiện sức mạnh quân sự và thực thi yêu sách chủ quyền.


Bắc Kinh đã làm những điều này mà không cần bắn một phát súng nào thông qua một loạt các hoạt động mở rộng liên tục, không ngừng tăng gọi là "lát cắt” - chiến thuật sử dụng các tàu phi quân sự làm đội tiên phong, tiếp cận đội tàu đánh cá, tàu cảnh sát biển, tàu quản lý hàng hải…


Nhịp điệu đấu tranh vĩnh viễn


Đội tàu Trung Quốc di chuyển với số lượng áp đảo so với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines. Thông thường, chúng được các tàu hải quân Trung Quốc hỗ trợ và ngay phía ngoài đường chân trời, nơi khuất tầm nhìn nhưng vẫn hiển hiện đầy hăm dọa trên màn hình radar của các đối thủ.


Chiến lược của Trung Quốc đã thành công ở Biển Đông đến mức họ đang áp dụng nó vào cuộc đụng độ biên giới với Ấn Độ.


“Cũng giống như việc sử dụng các đội tàu đánh cá dân sự được lực lượng hải cảnh hậu thuẫn cho các cuộc xâm lấn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc phái những người chăn thả gia súc đi trước quân đội chính quy thông thường đến các khu vực biên giới hoang vắng trên dãy Himalaya để giành ưu thế tranh chấp và sau đó khẳng định quyền kiểm soát.


Cách tiếp cận như vậy giúp họ có thể thâu tóm dần các vùng lãnh thổ của Himalaya, từng vùng đồng cỏ một”, chiến lược gia Ấn Độ Brahma Chellaney thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách của New Delhi viết.


Giống như các cuộc tấn công mạng bí mật, chiến thuật này được gọi là "vùng xám" vì chúng không phù hợp với tiêu chuẩn phân loại truyền thống chỉ gồm 2 dạng hòa bình hay chiến tranh của phương Tây. Song, chúng là một phần mà nhà ngoại giao Mỹ George Kennan từng gọi là "nhịp điệu đấu tranh vĩnh viễn” giữa các quốc gia. Và chúng rất khó để đối phó.


Philippines cho biết họ đang xem xét viện dẫn hiệp ước quân sự với Mỹ. Nếu vậy, đây có thể là cuộc sát hạch nghiêm túc đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden trước một Trung Quốc quyết đoán và hung hăng. Nhưng nếu Philippines hoặc Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự chống lại hạm đội Trung Quốc, họ sẽ bị cáo buộc có hành động chiến tranh chống lại một mục tiêu dân sự.


Ông McGregor trích dẫn một tiền lệ mang tính gợi ý. Cựu Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti từng xử lý hàng trăm tàu đánh cá bất hợp pháp bằng cách bắt giữ và đánh chìm, cho nổ tung hoặc làm chúng bị đắm. Pudjiastuti tuyên bố thẳng thừng: “Trung Quốc gọi đó là đánh cá, Indonesia coi đây là tội phạm". Và việc đó rất rõ trắng đen.


VietnamNet/Quỳnh Anh (Theo The Sydney Morning Herald)

29 Tháng Ba 2015(Xem: 20456)
"Hải quân Ả rập Xê út đã di tản mấy mươi nhà ngoại giao nước ngoài ra khỏi Yemen, kể cả nhân viên ngoại giao của Ả rập Xê út. Đài truyền hình nhà nước Ả rập Xê út cho biết các nhà ngoại giao được chở từ thành phố cảng Aden ở miền nam Yemen tới cảng Jeddah của Ả rập Xê út ven Hồng Hải".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 22561)
Khoảng 100 nhân sự của các lực lượng đặc biệt Mỹ trước đó đồn trú tại căn cứ không quân al-Anad ở miền nam, nơi quân đội Mỹ cho cất cánh những chiếc máy bay không người lái nhằm tấn công các mục tiêu của al-Qaida bên trong Yemen.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 21047)
Mâu thuẫn xung quanh dự án xây dựng căn cứ không quân Mỹ mới tại Okinawa từ nhiều năm nay có thêm một diễn tiến mới với việc Tỉnh trưởng Okinawa cho biết đã ra lệnh ngừng các hoạt động xây dựng tại Nago. Trong khi đó, chính phủ Nhật vẫn giữ lập trường ủng hộ kế hoạch này. Quyết định của Tỉnh trưởng Okinawa khiến quan hệ hai bên thêm căng thẳng.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19924)
"Trao đổi với BBC, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nói rằng việc hai nước thắt chặt quan hệ an ninh là ‘một bước tiến về phía trước’ của mối quan hệ đối tác toàn diện mà hai nước đã có từ năm 1999. Ông Thayer đã tham dự buổi thảo luận tại Viện Lowy về quan hệ quốc tế ở Sydney với sự tham gia của Thủ tướng Dũng".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 20169)
"Hàng trăm người Tunisia đã tuần hành qua thủ đô Tunis hôm thứ Sáu không chỉ để kỷ niệm 59 năm đất nước độc lập khỏi Pháp mà còn phản đối chủ nghĩa khủng bố, hai ngày sau khi xảy ra vụ tấn công chết người nhắm vào viện bảo tàng quốc gia của Tunisia".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19781)
"Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tuyên bố dù vẫn còn các quan ngại về chính sách an ninh của nhau, nhưng cách tốt nhất để giải tỏa các vấn đề này là thông qua đối thoại... Các giới chức Nhật đã thảo luận với Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Sinh, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan và sắp tới đây sẽ gặp Tổng thống Joko Widodo-Indonesia."
22 Tháng Ba 2015(Xem: 23378)
"Tờ Lenta của Nga dẫn thông tin từ cổng thông tin trực tuyến Telex ngày 19/3 cho biết, một chiếc tàu trực thăng Mistral cùng tàu hộ tống Aconite đã rời cảng Toulon của Pháp hướng tới Biển Đông".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19269)
"Trong một bức thư đề ngày 19/03/2015, gởi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bốn Thượng nghị sĩ đã nêu bật hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành ở vùng quần đảo Trường Sa để giải thích yêu cầu trên".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 21111)
"Mỹ và Trung Quốc đều coi việc tạo dựng vai trò chủ đạo và kiểm soát tuyến hàng hải trên Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Trong khi, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng muốn có vai trò quan trọng hơn tại đây".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 20831)
BBC: "Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Úc, ông Dũng nói rằng có một nhu cầu thiết yếu phải soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông". VOA: "Quan hệ kinh tế giữa Australia và Việt Nam cũng đang trên đà gia tăng. Kim ngạch mậu dịch hai chiều đã lên tới mức 6 tỉ đô la năm 2014, và trong số các nước ở Đông Nam Á, Việt Nam là nước có tỉ lệ tăng trưởng mậu dịch cao nhất với Australia".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 20555)
Các giới chức Yemen loan báo có ít nhất 6 người thiệt mạng vì đụng độ giữa các lực lượng đối nghịch, phe ủng hộ Tổng thống được quốc tế công nhận và phe ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 2011.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 22025)
Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,”
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20540)
"...chuyến thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng đến Australia không phải hoàn toàn suôn sẻ. Các lãnh đạo của cộng đồng người Việt ở Australia nói với hãng truyền thông SBS rằng "ông Dũng không được hoan nghênh tại Úc," và họ tổ chức biểu tình phản đối ở Sydney và Canberra".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20631)
Tại hội nghị lần thứ 9 cấp bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội ASEAN do Malaysia chủ trì tại Langkawi, 10 nước thành viên công bố một bản thông cáo chung nhấn mạnh đến quyết tâm đương đầu với hai thách thức về an ninh khu vực.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20897)
Bài báo dẫn lời Quân đội Philippines cho rằng, Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là để “cung cấp điểm tiếp tế cho tàu sân bay neo đậu”, đồng thời dự đoán Trung Quốc sẽ lập ra cái gọi là "Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20599)
“Chúng ta cần phải ngăn chặn tình trạng diệt chủng này. Nếu không trong tương lai chúng ta sẽ phải than thở tại sao mình đã không làm gì, tại sao chúng ta lại để cho thảm họa khủng khiếp đó xảy ra?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20273)
Các cuộc tụ tập hôm Chủ nhật phần lớn diễn ra yên tĩnh trong không khí vui vẻ, không có mấy bạo động đã từng làm lu mờ làn sóng biểu tình rầm rộ năm 2013, khi người dân Brazil biểu tình phản đối khoản chi tiêu tổ chức cúp bóng đá thế giới 2014. Vào khoảng gần buổi trưa, hàng ngàn người mặc các bộ áo màu cờ Brazil: xanh lam, xanh lá cây và vàng tụ tập dọc theo bãi biển Copacabana của Rio de Janeiro, hát quốc ca và hô to khẩu hiệu đòi bà bãi nhiệm bà Dilama./
15 Tháng Ba 2015(Xem: 21862)
Nhân dịp đánh dấu năm thứ hai làm lãnh đạo Giáo hội Công giáo hôm thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đài truyền hình Televista của Mexico dẫn lời nói rằng thời gian làm giáo hoàng của ngài sẽ ngắn thôi, có thể không quá 5 năm. Nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo La Mã nói không phải ngài không thích làm giáo hoàng, nhưng ngài nhớ sự tự do, trong đó có việc đi đến tiệm bánh pizza mà không bị chú ý.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 20107)
Cảnh sát trang bị bằng dùi cui tại Letpadan đã giải tán khoảng 200 người biểu tình, chủ yếu là sinh viên và các tăng sĩ có thiện cảm với người biểu tình. Một số lãnh tụ sinh viên đã bị bắt giữ, tạm ngưng cuộc giằng co đã kéo dài gần 1 tuần lễ.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 21121)
Crimea bị chính thức sáp nhập vào Nga hồi 18/3 năm ngoái sau khi nhiều tay súng không rõ danh tính giành quyền kiểm soát bán đảo này, bất chấp sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Putin nói trên sóng truyền hình rằng ông đã ra lệnh bắt đầu kế hoạch "đưa Crimea về với Nga" sau cuộc họp kéo dài suốt đêm vào ngày 22/2 năm 2014.