VOA: Nhà báo tự do: Đáng buồn vì đài báo trực thuộc chính phủ im tiếng về Hoàng Sa

19 Tháng Giêng 20212:35 CH(Xem: 8433)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ BA 19 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nhà báo tự do: Đáng buồn vì đài báo trực thuộc chính phủ im tiếng về Hoàng Sa


VOA 19/01/2021


image001Một hình ảnh về hoạt động tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa được ghi lại năm 2016


Một số báo, trang tin đông người theo dõi ở Việt Nam gồm Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, VNExpress hôm 19/1 đăng các bài viết gợi nhớ đến cuộc hải chiến Hoàng Sa xảy ra cách đây 47 năm.


Trong khi đó, các báo đài trực thuộc chính phủ và Đảng Cộng sản gồm Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, VOV, VTV không lên tiếng về sự kiện này, theo quan sát của nhà báo tự do Chu Vĩnh Hải, và ông nói với VOA rằng đó là điều đáng buồn, đáng trách.


Quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Nam Việt Nam, vào đầu năm 1974. Nước Việt Nam thống nhất sau đó, nay mang tên chính thức là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền về quần đảo, mặc dù cho đến nay không nắm giữ thực thể nào ở đó.


Hải chiến Hoàng Sa nổ ra sáng ngày 19/1/1974, ít ngày sau khi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cố gắng ngăn chặn việc Trung Quốc đưa người của họ lên chiếm một số đảo.


Theo lời kể của các sĩ quan hải quân VNCH trực tiếp tham gia trận đánh, lúc 10h25 phút ngày hôm đó, 4 tàu chiến của VNCH nổ súng tấn công 4 tàu chiến Trung Quốc.


Sau khoảng 30 phút đấu pháo dữ dội, tất cả các tàu của cả hai bên đều trúng đạn, chịu thiệt hại, nhưng 1 tàu của VNCH phải bỏ lại, 3 tàu khác của VNCH rút lui. 75 binh sĩ VNCH tử trận trong hải chiến, không có con số thương vong bên phía Trung Quốc.


Đến 11h10 phút ngày 19/1/1974, hải quân Trung Quốc tăng viện với 2 tàu chiến nữa và chiếm toàn bộ Hoàng Sa.


Các báo đài của chính phủ như VOV, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân… không có thông tin gì về sự kiện hải chiến Hoàng Sa hết cả, và đó là điều rất đáng buồn, rất đáng trách ở đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam.


Ông Chu Vĩnh Hải, nhà báo tự do


Nhắc nhở độc giả về sự kiện này, hôm nay, 19/1/2021, báo Tiền Phong thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đăng bài “Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiềm”.


Nội dung bài báo của Tiền Phong kể về “cuộc chiến âm thầm” giữa những ngư dân Việt đối đầu với tàu chiến Trung Quốc ở cụm Nguyệt Thiềm. Các ngư dân vẫn thường xuyên ra vào nơi này, bám biển mưu sinh và hương khói cho các tử sĩ VNCH, bài báo cho hay.


Cũng nói về các ngư dân đi ra nơi đầu sóng ngọn gió để “giữ biển trời tổ quốc”, bất chấp nguy cơ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đâm chìm, tính mạng như treo trên sợi tóc, tờ Thanh Niên thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng ngày đăng bài “Hoàng Sa xa mà gần: Có chồng đi biển Hoàng Sa”.


Nói về một khía cạnh khác, báo Tuổi Trẻ thuộc Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh đăng bài “Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa”.


Nội dung bài này nói về Nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng, nơi tiếp nhận và lưu giữ các hình ảnh, tài liệu, hiện vật khẳng định Việt Nam có chủ quyền đối với Hoàng Sa và quyết tâm bảo vệ chủ quyền.


Vào chiều 19/1/2021, trang VNExpress tường thuật trong bài “Tri ân các nhân chứng Hoàng Sa” rằng ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, trong buổi sáng cùng ngày đã đến thăm các nhân chứng từng sống, làm việc, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.


Ông Đồng được trang tin có nhiều độc giả trên mạng nhất ở Việt Nam trích lời nói rằng việc làm của ông có mục đích “tri ân những bậc cha ông đã bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ không quên Hoàng Sa là một phần máu thịt chưa về với đất mẹ Việt Nam”.


Từ Vũng Tàu, ông Chu Vĩnh Hải, một nhà báo tự do sau khi rời bỏ cơ quan báo chí nhà nước, bình luận với VOA về việc một số báo đăng bài về sự kiện Hoàng Sa trong khi các báo đài khác không đăng:


“Các báo đài của chính phủ như VOV, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân… không có thông tin gì về sự kiện hải chiến Hoàng Sa hết cả, và đó là điều rất đáng buồn, rất đáng trách ở đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam. Còn tôi nghĩ một số báo họ vượt rào họ đưa tin về sự kiến hải chiến Hoàng Sa thôi, chứ họ không được Ban Tuyên giáo bật đèn xanh đâu”.


image002Tàu cá ĐNa 90152TS (từng bị TQ đâm chìm) tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng. Photo Báo Đà Nẵng.


VOA quan sát thấy năm nay nhiều người Việt, bao gồm cả những người thuộc giới đấu tranh cho dân chủ, chỉ sử dụng mạng xã hội để tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, không có hoạt động tại địa điểm công cộng ở trong nước như các năm trước.


Đã 47 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa. Ta có thể không thuộc hết lịch sử nước ta nhưng ta phải luôn luôn nhớ: Trung Quốc chưa bao giờ là bạn của Việt Nam.


Facebooker Phương Ngô



Trên Facebook, nữ đạo diễn Song Chi đưa ra ý kiến: “47 năm mất Hoàng Sa. Và nhiều khả năng là sẽ mất vĩnh viễn nếu nhà cầm quyền VN tiếp tục câm lặng, không dám đi kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế”.


Facebooker Phương Ngô, người thường lên tiếng phản biện xã hội, đăng danh sách 75 quân nhân VNCH tử trận trong hải chiến Hoàng Sa và viết rằng “Đã 47 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa. Ta có thể không thuộc hết lịch sử nước ta nhưng ta phải luôn luôn nhớ: Trung Quốc chưa bao giờ là bạn của Việt Nam”.


Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh viết trên trang cá nhân rằng “Hoàng Sa là của Việt Nam. Tinh thần của các anh hùng tử sĩ bất diệt”.


Bà Đào Thu, một giảng viên đại học, bày tỏ trên mạng: “Tưởng nhớ những anh linh đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa”.


Ông Chu Vĩnh Hải giải thích với VOA vì sao tình hình hiện nay lại như vậy:


“Từ sau cuộc biểu tình phản đối luật đặc khu, luật an ninh mạng [tháng 6/2018], phong trào đấu tranh cho tự do ở Việt Nam chùng hẳn xuống, có thể do bắt bớ nhiều quá, rồi phong trào bị chia rẽ. Nhưng mà rõ ràng là chính quyền bắt bớ nhiều quá nên phong trào đi xuống, hay nói chính xác là tạm lắng”.


Trong bối cảnh các đài báo chủ chốt của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam hầu như không nhắc đến sự kiện Hoàng Sa, khi được hỏi liệu ông có lo ngại rằng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ không biết hoặc không quan tâm đến diễn biến trong lịch sử và chủ quyền của Việt Nam (ct của VHO: chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa) đối với Hoàng Sa, ông Chu Vĩnh Hải, năm nay 57 tuổi, nói với VOA:


“Tôi không bi quan đến mức độ đó. Internet phát triển, mạng xã hội phát triển, nên rất nhiều người từng bị mù thông tin thì bây giờ họ khai minh, khai trí rồi. Tôi nghĩ rằng lớp trẻ càng ngày càng biết nhiều về những sự thật mà lâu nay bị che mờ”.


Cách đây ít ngày, như VOA đã đưa tin, một buổi lễ tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa được cộng đồng người Việt tổ chức ở ngoại ô thủ đô Washington của Mỹ hôm 10/1. Mặc dù lễ tưởng niệm diễn ra trong bối cảnh có đại dịch Covid-19, nhưng khá đông người, đặc biệt là các bạn trẻ, đã tham gia buổi lễ.

07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18256)
- Tổng Thống Philippines Benigno Aquino đem Trung Quốc ra so sánh với Đức Quốc Xã trong một bài diễn văn đọc ở Nhật Bản. - Theo ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, cho rằng Biển Đông có thể sắp sửa trở thành “Vùng Đại Chiến.”
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20027)
"Nhật Bản, Mỹ và Úc có ý định giúp đỡ 2 nước bằng cách đào tạo nhân viên quân sự tại hai quốc gia Đông Nam Á này. Đồng thời bộ ba liên minh cũng có kế hoạch giúp Việt Nam và Philippines nâng cao kỹ năng cho lực lượng phòng thủ bằng cách mời một số cán bộ sang Nhật Bản, Mỹ và Úc đào tạo và thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu quân sự."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18953)
"Bốn tàu chiến của Ấn Độ tiến hành tập trận với 5 nước Đông Nam Á xung quanh các khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trước khi tới Úc."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19059)
"Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ”.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18443)
"Việt Nam đã mua sắm vũ khí của Nga, của Tây Âu và gần đây nhất, đích thân Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông cùng các thượng nghị sĩ khác sẽ đề nghị nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí sát thương để giúp Việt Nam có thêm khả năng tự vệ."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18402)
Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
31 Tháng Năm 2015(Xem: 19062)
" Theo TNS McCain, Việt Nam cần được Mỹ cung cấp thêm vũ khí phòng thủ, có thể được sử dụng trong trường hợp một cuộc xung đột với TQ." "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 31 tháng 5 cho biết, Washington cam kết cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ Việt Nam mua sắm tàu tuần tra do Mỹ chế tạo nhằm nâng cao năng lực quốc phòng."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19696)
"Hội bảo tồn động vật hoang dã đặt trụ sở ở Mỹ tuần này cho biết số voi ở Mozambique hiện chỉ còn khoảng 10.300 con so với hơn 20.000 con 5 năm trước."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 19507)
"Hai dân biểu Mỹ nói Nga dùng lò hỏa táng di động để che giấu việc binh sĩ của họ tham gia trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Tố cáo này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloombers với Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mac Thornberry và Dân biểu Seth Moulton."
28 Tháng Năm 2015(Xem: 18879)
Theo AFP, sau khi dừng chân tại Hawai, bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ. Phát ngôn viên bộ Quốc Mỹ, đại tá Steven Warren, cho biết « trong 10 ngày tới đây, bộ trưởng Ashton Carter sẽ khẳng định Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á-Thái Bình dương ».
26 Tháng Năm 2015(Xem: 20148)
"Trung Quốc “sẽ chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng sẽ phản công” và nhắc tới “những hành động khiêu khích của các láng giềng ngoài biển” và “các phe bên ngoài tự liên hệ vào vấn đề biển Nam Trung Hoa”. "Cùng ngày công bố Sách Trắng, Tân Hoa xã đưa tin về kế hoạch xây hai ngọn hải đăng cao 50 mét ở rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19496)
"Nguồn tin của BBC nói ông Carter sẽ tới Việt Nam vào ngày 31/5 từ Singapore, nơi ông tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La. Chi tiết chuyến thăm còn được giữ kín, nhưng ông được tin sẽ ở thăm Việt Nam hai ngày."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19470)
"Hai trận động đất mạnh trước đây đã tàn phá Nepal hôm 25/4 và 12/5, làm thiệt mạng gần 8700 người và khiến 16800 người khác bị thương."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 24968)
Sáng kiến “Vòng đai và con đường” đề cập đến “Con đường Tơ lụa trên Biển Thế kỷ 21” và “Vòng đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” nhằm củng cố các mối quan hệ của Trung Quốc với châu Á, châu Âu và châu Phi. Đầu tiên được xem như là một mạng lưới các dự án hạ tầng cơ sở vùng, chương trình được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xem như là chiến lược kinh tế nội địa và chính sách ngoại giao trọng điểm.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19717)
Bốn trong số các ngân hàng, Citigroup, JPMorgan Chase, Barclays, và Ngân hàng Hoàng gia Scotland, đã thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền. Ngân hàng thứ năm, UBS, bị phạt vì thao túng một mức lãi suất quan trọng.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 20981)
Theo thông tin của nhật báo Utusan Malaysia, cảnh sát đã phát hiện 30 hố chôn tại hai địa điểm thuộc bang Perlis, nằm giáp biên giới với Thái lan. Trang báo mạng The Star cũng cho biết cụ thể, chỉ riêng trong một hố chôn phát hiện vào 22/05 vừa qua, đã có khoảng khoảng 100 xác chết.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 18506)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 19258)
"Phương án này dựa trên giả định Trung Quốc tìm cách phong tỏa, kiểm soát các tuyến đường biển, ngăn chặn dòng chảy thương mại và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà các nền công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nó."