Thái Lan biểu tình chống Quân vương trụy lạc và tập đoàn quân sự

28 Tháng Chín 20206:27 SA(Xem: 10159)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 28 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Thái Lan biểu tình chống Quân vương trụy lạc và tập đoàn quân sự


24/09/2020


image002Người biểu tình ủng hộ dân chủ tụ họp tại quảng trường Sanam Luang, Bangkok, Thái Lan, ngày thứ Bảy 19/09/2020. AP - Wason Wanichakorn


Minh Anh


Thái Lan, « con rồng Đông Nam Á » từ nhiều tuần qua sôi sục các cuộc biểu tình lớn. Những cuộc xuống đường đặc biệt do các sinh viên, học sinh tiến hành với hai mục tiêu phản đối chính : tập đoàn quân sự và vị quân vương xa hoa, trụy lạc.


Đầu tiên hết, giới quan sát đều có chung một nhận xét : Đây là những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh chưa từng có cả trên phương diện quy mô lẫn về thông điệp đưa ra. Làn sóng phản đối bắt đầu từ đầu năm 2020, bị gián đoạn vì khủng hoảng dịch tễ lại bùng lên dữ dội từ trung tuần tháng 7/2020. Hàng chục ngàn người, phần đông là sinh viên học sinh rầm rộ xuống đường tại thủ đô Bangkok, hình thành một cuộc tập hợp chính trị lớn nhất kể từ năm 2016.


Đảng Tương Lai mới bị giải thể : Ngòi nổ cho phong trào


Theo giới quan sát tại Pháp, cuộc bầu cử năm 2019 là cột mốc cho phong trào phản đối. Tập đoàn quân sự lên nắm quyền năm 2014 từng cam kết « tái lập trật tự », phát triển kinh tế, và tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ. Sau nhiều lần bị trì hoãn, cuộc bầu cử này đã được tổ chức năm 2019 và mang lại nhiều hy vọng cho người dân Thái Lan : Trở về với chế độ dân chủ dân sự. Nhưng việc tướng Prayuth Chan Ocha tái đắc cử khiến một bộ phận người dân Thái hụt hẫng. Khát vọng trở lại với nền dân chủ mong manh trước đây xem như bị dập tắt.


Nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher, chuyên gia về Đông Nam Á, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, trả lời RFI Tiếng Việt nhận định rằng chính việc giải thể đảng chính trị đối lập Tương Lai Mới (Future Forward) đã châm ngòi nổ cho phong trào phản đối.


« Yếu tố làm bùng phát làn sóng này chính là quyết định giải thể đảng Tương Lai Mới của tư pháp Thái Lan vào tháng 2/2020. Đảng này được thành lập vào năm 2018, và đã có được kết quả bầu cử khá thành công trong cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng 3/2019. Đảng này đã thật sự mang lại một luồng sinh khí mới cho chính trường Thái Lan. Thế nhưng, đảng này đã bị giải thể với lý do là lãnh đạo đảng, ông Thanathorn Juangroongruangkit, đã tài trợ để hỗ trợ đảng. »


Rồi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Tuy chính quyền kiểm soát tốt cơn đại dịch : 58 người chết và hơn 3.300 ca nhiễm bệnh, ngược lại, vương quốc chịu cảnh phong tỏa và đóng cửa biên giới. Ngành du lịch, nguồn thu nhập chính của đất nước bị thoi thóp trong khi nền kinh tế Thái Lan trước khi có dịch bệnh cũng đã có nhiều tín hiệu xấu. Viễn cảnh tương lai mịt mù là một trong những mối lo của người biểu tình, nhất là giới sinh viên học sinh. Chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher nhận xét tiếp :


« Đương nhiên rồi. Tôi cho rằng phải đặt sự việc trong toàn bối cảnh. Đây là một thế hệ mà tương lai kinh tế khá mờ mịt như bao nước khác trên toàn thế giới. Thái Lan đang trải qua những khó khăn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Ngân hàng trung ương thông báo kinh tế suy thoái trong khoảng từ 12-13% trong năm 2020. Hiển nhiên là thế hệ trẻ này, đang xuống đường biểu tình, sẽ khó tiếp cận thị trường lao động. Ở đây có một nỗi lo như bao nơi khác khi nhìn thấy kinh tế cũng như là chính trị đang vuột khỏi tầm tay. »


Quốc vương ở đâu ?


Nhật báo Le Monde trong một bài phân tích có cho rằng dù chưa phải là một cuộc cách mạng nhưng đã là một cuộc nổi dậy. Đúng hơn là một cuộc tranh cãi giữa hai phe Tân và Cựu, giữa những người cấp tiến chống những kẻ nịnh thần truyền thống và trong khuôn khổ này, sự tuân thủ tôn ti trật tự, uy thế và bản thân nhân vật được tôn sùng như một vị phật sống của vương quốc cũng nằm trong số những lời ca thán của người biểu tình.


Những sinh viên học sinh này muốn gì khi giương khẩu hiệu « dân chủ » như là một câu thần chú trên khắp các nẻo đường và trong sân trường đại học ? Nhà nghiên cứu về Đông Nam Á, Sophie Boisseau du Rocher giải thích :


« Những sinh viên này đưa ra ba đòi hỏi chính. Thứ nhất, họ yêu cầu giải thể Nghị Viện, nghĩa là đòi thủ tướng hiện nay, ông Prayuth Chan Ocha phải từ chức. Đòi hỏi thứ hai là muốn hiệu chỉnh Hiến Pháp, đã bị sửa đổi vào năm 2016 nhằm đáp ứng các quyền lợi của quân đội. Do vậy, những người biểu tình này muốn quay trở lại với Hiến Pháp dân sự.


Yêu cầu thứ ba là chấm dứt sách nhiễu các nhà chính trị đối lập. Tại Thái Lan cũng như tại Đông Nam Á, các nhà đối lập Thái Lan bị truy bức, bắt cóc và mất tích mà không ai biết được họ ở chốn nào. Ở đây, có một đòi hỏi rất lớn trong vấn đề này.


Từ ba đòi hỏi trên, có thêm yêu cầu thứ tư, đó là một chương trình cải cách chế độ quân chủ, nhưng điều này ngay từ đầu, thủ tướng Thái đã tuyên bố không có chuyện đề cập đến cải tổ này. »


Với giới quan sát, đòi hỏi thứ tư là một điều hiếm có, chưa từng thấy trong lịch sử. Lần đầu tiên người biểu tình nhắm vào hoàng gia nhất là quốc vương Rama X bất chấp đạo luật khi quân hà khắc. Đăng quang vào tháng 5/2019, vị tân vương này lại không có được một uy thế, một sự tôn kính và tôn thờ như cha mình là cựu hoàng Rama IX, người tại vị trong suốt 70 năm.


Vậy những người biểu tình chỉ trích quốc vương của mình ở điều gì ? Bà Sophie Boisseau du Rocher cho biết:


« Điều mà những người biểu tình phê phán quốc vương hiện nay là vì ông ấy không sống tại Thái Lan. Khi đơn giản nói là không sống tại Thái Lan, điều có nghĩa là không quan tâm đến số phận của thần dân của mình đó là điểm thứ nhất.


Thứ hai họ chỉ trích quốc vương đã đưa ra những quyết định nhằm củng cố quyền lực cá nhân và việc kiểm soát tài sản của hoàng gia, ước tính trị giá đến khoảng 60 tỷ đô la, một khối tài sản khá là lớn, giờ sẽ do những người thân cận của quốc vương quản lý mà không phải qua bộ Tài Chính của Thái Lan.


Sau cùng, họ chỉ trích ông có một cuộc sống xa hoa, trụy lạc, trong khi đó, Thái Lan với 93% người dân là theo đạo Phật và với tư cách là lãnh tụ tinh thần Phật giáo, lẽ ra ông phải làm gương trước thần dân. »


Harry Potter, Hunger Games : Những thủ thuật biểu tình mới


Một điểm khác cũng thu hút sự chú ý của giới quan sát là tính chất năng động của sinh viên-học sinh Thái trong cách thức tổ chức các cuộc biểu tình. Lấy Hồng Kông như là mô hình mẫu, phong trào đòi dân chủ tại Thái Lan cũng không có một lãnh tụ, nhưng tập hợp nhiều đại diện từ nhiều nhóm khác nhau. Mạng xã hội là công cụ hữu hiệu để triệu tập biểu tình.


Dù vậy, phong trào dân chủ Thái cũng có những điểm nhấn riêng của mình : Từ cách trang phục được lấy cảm hứng từ thế giới Harry Potter cho đến biểu tượng giơ cao ba ngón tay. Điều này có ý nghĩa gì ? Nhà nghiên cứu người Pháp, bà Sophie Boisseau du Rocher giải thích :


« Đó chính là tín hiệu nhận biết được lấy cảm hứng từ bộ phim Hunger Games. Bộ phim này có một tiếng vang khá đặc biệt trong giới trẻ vì có liên quan đến những trò chơi video khá nổi tiếng. Nhưng cũng nên biết rằng Thái Lan là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới, trên phương diện về số thời gian hiện diện trên các mạng xã hội. Thế nên, ở đây còn có một chuỗi các mật mã được thiết lập để có thể kết nối nhanh chóng. Và tín hiệu ba ngón tay cũng như là hình ảnh điện thoại di động thắp sáng trong đêm chính là tín hiệu nhận biết của phong trào này ».


Liệu có nên ví phong trào đòi dân chủ này như là cuộc nổi dậy của sinh viên Pháp Mùa Xuân năm 1968 hay không ? Chuyên gia về Đông Nam Á cho rằng sự so sánh này có phần hơi khập khiểng.


« Mọi sự đánh đồng là không phù hợp. Đó đơn giản là một thế hệ sinh ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 1997, cuối thập niên 1990, giai đoạn đang có một sự chuyển đổi chính trị có lợi cho nền dân chủ. Nhưng sự chuyển đổi đó đã bị gián đoạn, một phần là do chế độ Thaksin Shinawatra, và tiếp đến là giới quân sự. Do vậy, họ thật sự chưa bao giờ được nhìn thấy những hiệu quả của quá trình hiện đại hóa nền chính trị.


Do vậy, ở đây có một sự đòi hỏi khá cao mong muốn quay lại với những năm tháng thế hệ của họ thời kỳ 1997-2000, 2002, sao cho một bản Hiến Pháp dân sự cởi mở hơn có thể được áp dụng. Trên thực tế, những đòi hỏi của người biểu tình khá là đơn giản. Tôi không nghĩ là ở đây có những hiệu ứng của Mai 1968, bởi vì đòi hỏi cải cách chế độ quân chủ được đưa ra, đặc biệt chỉ liên quan đến bản thân quốc vương hiện nay hơn là toàn bộ nền quân chủ mà chính người dân Thái vẫn còn rất gắn bó. Tôi cho rằng nên cẩn trọng các phân tích của chúng ta. »


Cuối cùng, có một câu hỏi khiến giới quan sát lo ngại nhất : Phong trào này rồi có bị trấn áp dữ dội như những đợt xuống đường lần trước của phe Áo Đỏ ủng hộ chính quyền dân chủ hay không ? Điều gì khiến thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan Ocha vẫn còn e ngại không điều các lực lượng an ninh trấn áp như những lần trước ? Nhà nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, Sophie Boisseau du Rocher nhận định như sau :


« Điều đó rất có thể xảy ra. Tôi cho rằng lý do để mà ông Prayuth tỏ ra thận trọng chính là vì những người biểu tình, các sinh viên và nhiều người dân Thái khác cho thấy có một thái độ rất ôn hòa. Do vậy, ông ấy không có lý do gì để mà can thiệp ở cấp độ này. Đây là điểm thứ nhất.


Thứ hai, đương nhiên ông Prayuth có được một số ủng hộ nhưng không phải là tất cả.  Do vậy, các quyết định của ông không bị nhiều phe phái khác phản đối như quân đội chẳng hạn, thậm chí là từ chính quốc vương mới là điều quan trọng. Tôi cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân buộc ông phải tỏ ra thận trọng. »


Phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh Thái rồi sẽ đi đâu về đâu ? Liệu rồi họ có phải chịu một số phận như các sinh viên Hồng Kông hay không ? Nhiều câu hỏi đang được đặt ra.


Nhưng có một điều chắc chắn, ẩn sau làn sóng nổi dậy này của sinh viên học sinh còn có những nỗi lo khác. Theo một thăm dò do trường Đại học Suan Dusit Rajabhat thực hiện với khoảng 200 ngàn người tham gia, hơn 59% người dân Thái cho rằng những đòi hỏi của sinh viên là chính đáng và phù hợp với đòi hỏi dân chủ. Nhưng cũng có đến 42% số người được hỏi cho rằng những người biểu tình không nên đả kích nền quân chủ, trong khi gần 30% lo ngại sinh viên này « gieo rắc hỗn loạn và chia rẽ ».


RFI Tiếng Việt xin cảm ơn chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) đã tham gia chương trình này.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Rama X, Quốc vương Thái Lan "xấu trai"- với một hậu cung đầy sóng gió"" 5 phụ nữ, 4 lần truất phế


Chan, Theo Helino 00:11 24/10/2019


Nhìn những người phụ nữ từng được bước lên đỉnh cao danh vọng bên cạnh nhà vua rồi lại bẽ bàng chịu kết cục phế truất, không còn được xuất hiện trước công chúng mới biết cuộc sống Hoàng gia Thái Lan khắc nghiệt đến mức nào.


Vốn được biết đến là một vị vua sống kín tiếng, tuy nhiên Quốc vương Thái Lan Vajiralongkorn (Rama X) lại là một người khá "đào hoa" với đời sống hôn nhân đến 5 bà vợ. Điều này thu hút sự chú ý của dư luận bởi kể từ khi nền quân chủ chuyên chế Thái Lan kết thúc vào năm 1932 thì 4 vị Quốc vương sau đó của Thái Lan đều theo chế độ một vợ một chồng, ngoại trừ Vua Rama III không kết hôn và tước hiệu Hoàng quý phi thì không còn kể từ tồn tại kể từ năm 1921. 


Nhưng đến đời vua Rama X, sau khi lần lượt ly hôn với 3 người vợ cũ trước khi lên ngôi, ông còn gây bất ngờ khi là vị vua Thái Lan đầu tiên lập phi (có đồng thời từ 2 người vợ trở lên) trong lịch sử hiện đại. Cũng chính từ chế độ kết hôn đa thê này và sự đào hoa của mình, Quốc vương đã gián tiếp tạo dựng nên một hậu cung sóng gió, tranh đấu với nhiều lần phế truất phi tần như trong những bộ phim truyền hình cổ trang được nhiều người yêu thích.


Những lần phế truất với lý do và cách công khai hiếm thấy

Chính mẹ của nhà vua là Vương thái hậu Sirikit đã từng trả lời phỏng vấn và thừa nhận rằng: “Con tôi hơi giống Don Juan (chỉ người đàn ông trăng hoa). Phụ nữ thích nó, và nó còn thích phụ nữ hơn nữa. Do vậy chuyện gia đình thường không được bằng phẳng”.


Năm 1977, ông kết hôn với người em họ là công chúa Soamsawali và họ có với nhau một cô công chúa vào tháng 12/1978. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi vẫn đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp với bà Soamsawali thì ông vẫn qua lại với nữ diễn viên trẻ Yuvadhida. Hai người có với nhau 5 người con ngoài giá thú từ năm 1979 - 1987.


image003image004Vua Rama X khi còn là Thái tử với vợ cả Soamsawali (trái) và vợ 2 Yuvadhida.


Khi trái tim đổi thay, vào đầu những năm 90, Thái tử quyết định ly dị với người vợ đầu tiên vì lý do bà... dành quá nhiều thời gian để chơi bóng bàn. Để rồi đến 1994, ông kết hôn với người tình Yuvadhid và sắc phong bà tước vị Công nương. Nhưng thời kỳ bà Yuvadhid được sủng ái cũng không kéo dài quá lâu, chỉ sau 2 năm, Thái tử bất ngờ lên án vợ ngoại tình và công khai từ bỏ cả vợ và 4 người con trai đang học tại Anh Quốc.


Theo tờ Telegraph, thời điểm đó, ông đã thực hiện việc thông báo ly hôn theo cách hiếm thấy là in hẳn poster cáo buộc bà Yuvadhid ngoại tình với một tướng không quân rồi dán lên khắp tường cung điện. Thái tử cũng tuyên bố hai người kia sẽ không được chào đón ở cung điện và thậm chí còn bị trừng phạt nặng nếu dám quay lại. Quần áo và vật dụng của Công nương cũng bị vứt hết ra đường ngay trong buổi tối hôm đó.


image005Người vợ hai Yuvadhida cùng 4 con trai và 1 con gái thủa còn bên cạnh nhà vua


Tháng 2/2001, Thái tử Maha Vajiralongkorn bí mật cưới cô gái có xuất thân bình dân tên Srirasmi Suwadee. Sau khi kết hôn, bà được ban cho tên hoàng tộc là Akrapongpreecha. Cuộc hôn nhân của Thái tử và bà Srirasmi được giữ bí mật đến đầu năm 2005, sau khi bà sinh con trai cho Thái tử thì được sắc phong làm Vương phi. Con trai của họ cũng ngay lập tức trở thành Hoàng tử. Thái tử lúc ấy đã tuyên bố: "Tôi hiện giờ 50 tuổi, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi cần có một mái ấm cho riêng mình".


Tưởng chừng mái ấm của Thái tử "Don Juan" đã thực sự yên bình nhưng rồi sóng gió lại bất ngờ ập đến vào cuối năm 2014. Theo thông tin Hoàng gia đưa ra thời điểm đó, 7 người thân trong gia đình Vương phi Srirasmi đã bị phanh phui bê bối tham nhũng với khối tài sản khổng lồ và lợi dụng địa vị Hoàng gia để trục lợi cá nhân. Thái tử Maha Vajiralongkorn sau đó đã gửi thư cho Bộ Nội vụ yêu cầu tước bỏ tên hoàng tộc của gia đình vợ. Bà Srirasmi trở thành dân thường, rời khỏi hoàng cung và phải chia tay với con trai là Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti (sinh năm 2005).


image006Vương phi Srirasmi, người vợ thứ 3 xinh đẹp có xuất thân bình dân của Thái tử Maha Vajiralongkorn


Phong tước cho hai "người tình lâu năm" khi lên ngôi vua và cuộc tranh quyền đoạt vị chốn hậu cung

Tuy nhiên, cũng phải kể đến việc trong thời gian Vương phi Srirasmi vẫn còn tại vị, đã có nhiều tin đồn về mối quan hệ tình cảm của chồng bà và nữ cận vệ Hoàng gia Suthida Tidjai, người từng là tiếp viên của hãng hàng không Thai Airways. Từ tháng 12/2014, nhiều hình ảnh đã cho thấy bà Suthida thường xuyên xuất hiện bên cạnh Thái tử nhưng không chỉ đơn thuần là một cận vệ Hoàng gia. Tuy nhiên đến đầu năm 2019 thì mối quan hệ của họ mới chính thức được công khai.


Từ trước khi lên ngôi, nhà vua Vajiralongkorn thường dành phần lớn thời gian với bà Suthida ở Đức và cuối cùng vào ngày 1/5 năm nay, chỉ 3 ngày trước lễ đăng quang chính thức của mình, ông đã tổ chức lễ cưới với nữ Đại tướng Suthida Tidja tại cung điện Dusit ở Bangkok và ngay sau đó bà được sắc phong làm Somdej Phra Rajini (Hoàng hậu).


image007Nữ Đại tướng Suthida Tidja, người vợ thứ 4 và cũng là người may mắn nhất khi được Quốc vương Thái Lan chọn để sắc phong lên làm Hoàng hậu


Cũng trong thời điểm đã kết hôn cùng bà Suthida, Quốc vương còn có một "người tình lâu năm" khác cũng làm việc trong đội cận vệ Hoàng gia. Tháng 7/2019, ông sắc phong bà Sineenat Wongvajirapakdi lên làm Hoàng quý phi và đồng thời trở thành Hoàng quý phi đầu tiên của Thái Lan trong suốt gần 1 thế kỷ. Nhưng sau chưa đầy 3 tháng ngắn ngủi, giờ đây bà Sineenat đã không còn được gọi với danh hiệu Hoàng quý phi của Hoàng gia Thái Lan. Hình ảnh và lý lịch của bà đều bị xoá khỏi website Hoàng gia không dấu vết. Hoàng quý phi sau khi bị tước hết danh hiệu được biết đến là một người phạm tội "bất trung với vua, chống lại Hoàng hậu".


Theo thông cáo của Hoàng gia, Hoàng quý phi nhiều lần "nhăm nhe" vào vị trí của Hoàng hậu và cố ngăn cản việc phong hậu cho bà Sutida. Không chỉ bày tỏ sự phản đối và tìm cách gây áp lực, Sineenat Wongvajirapakdi còn làm bất cứ điều gì có thể để bản thân mình được ngồi vào vị trí Hoàng hậu. Quốc vương đã phong cho bà tước vị Hoàng quý phi vào hồi tháng 7 để xoa dịu những sức ép nói trên, tuy nhiên sau một thời gian theo dõi hành vi của Sineenat, ngài phát hiện bà không hề thấy biết ơn và đã không cư xử đúng mực với danh hiệu cao quý của mình.


Hiện tại, dư luận cũng đặt dấu chấm hỏi lớn về tình hình của Hoàng quý phi Sineenat sau khi bị phế truất. Có nhiều lời đồn đoán cho rằng sau hành động được cho là chống lại Hoàng hậu, tham vọng đoạt quyền và bất trung với Nhà vua như đã bị cáo buộc, bà Sineenat bị kết án 2 năm tù giam trong nhà tù riêng của vua Vajiralongkorn tại cung điện Thaweewattana. Tuy nhiên trên thực tế, Hoàng gia Thái Lan nổi tiếng là kín kẽ về đời tư của các thành viên Hoàng gia và những người liên quan, vì vậy trong thời gian tới, có lẽ thông tin về cựu Hoàng quý phi sẽ không được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nữa.


image008Sineenat Wongvajirapakdi - Người vợ thứ 5 được nhà vua sắc phong lên làm Hoàng quý phi nhưng rồi phế truất nhanh chóng chỉ trong chưa đầy 3 tháng


Vẫn biết chốn "thâm cung" đầy rẫy những điều bí ẩn mà chúng ta không thể nào hiểu hết được. Nhưng nhìn lại những người phụ nữ từng được bước lên đỉnh cao danh vọng bên cạnh nhà vua rồi lại bẽ bàng chịu kết cục phế truất, không còn được xuất hiện trước công chúng mới biết cuộc sống Hoàng cung khắc nghiệt đến mức nào. Đặc biệt là với một vị vua giàu có và đào hoa như Quốc vương Rama X, việc gần gũi bên cạnh ngài đôi khi cũng là một con dao hai lưỡi có thể đưa một người lên đỉnh cao hoặc xuống vực thẳm.


Như ý kiến từ Andrew MacGregor Marshall - một cựu phóng viên Reuters về việc Hoàng quý phi bị phế truất gây xôn xao dư luận những ngày qua, sai lầm của bà là "đã nghĩ mình có thể kiểm soát được Quốc vương Thái Lan. Những người phụ nữ gần gũi bên cạnh vua đều mắc phải sai lầm tương tự như vậy dẫn đến cuộc sống của họ bị huỷ hoại".


(Tổng hợp)


https://kenh14.vn/quoc-vuong-thai-lan-vi-vua-don-juan-voi-mot-hau-cung-day-song-gio-cung-5-nguoi-phu-nu-va-4-lan-phe-truat-20191023235035519.chn

29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17654)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20164)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21251)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20598)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19875)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20378)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21089)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22642)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22403)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22773)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22343)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21469)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21542)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22111)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24860)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23455)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23137)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22216)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22556)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23074)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.