Đa nguyên Dân chủ và chính quyền dự Tang lễ Nhà đối lập Lê Hiếu Đằng

29 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 6304)

'Một đám tang tụ hợp cả hai phía'

BBC- chủ nhật, 26 tháng 1, 2014
nhan-vat-su-kien-1_2014-01-31
Bí thư thành ủy TP.HCM ông Lê Thanh Hải (trái) tại đám tang của ông Lê Hiếu Đằng.

Đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TPHCM, đã tập hợp được cả hai lực lượng là các quan chức của chính quyền và giới bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho cải tổ và dân chủ, theo một blogger từ Sài Gòn.

Hôm 26/01/2014, ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn Báo Thanh Niên nói với BBC đám tang của vị cố luật gia đã diễn ra trong vòng 'trang nghiêm' nhưng 'xúc động' và đặc biệt đã 'kết hợp được cả hai phía'.

Ông nói: "Một đám tang rất là cảm động, rất là trang nghiêm và có rất nhiều nước mắt, nhiều tiếng khóc...

"Một cái đám tang kết hợp được cả hai phía, tạm gọi như vậy, kể cả bên chính quyền. Chính quyền thì kể cả những người cao nhất, lẫn những người đương chức đang còn làm việc trong bộ máy chính quyền ở cấp thấp hơn, là bạn bè của anh Đằng thăm dự,

"Và đồng thời cũng có sự tham dự của các anh em khác, mà có thể nói là lề trái, đó là những anh em bloggers, những anh em ở trong nhóm 'No-U', những anh em của một số phong trào dân sự, hay là có các trang (mạng) mà được đánh giá v.v..."

'Lệnh từ đâu ra?'

"Nhưng mà cũng có thể như thế này, đi viếng thì cứ đi viếng, nhưng công việc phải ngăn cản, thì vẫn cứ phải ngăn cản"

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

Mặc dù đã có sự hiện diện của nhiều quan chức cấp cao, đương chức hoặc đã nghỉ hưu, của chính quyền, đám tang của ông Lê Hiếu Đằng được phản ảnh là vẫn gặp một số cản trở, xâm phạm.

Trả lời câu hỏi liệu những người 'phá đám' có một mục đích nào đó và có nhận một mật lệnh, chỉ đạo của ai hay không, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho hay:

"Cái lệnh đó tôi chẳng biết từ đâu ra, cái hệ thống nhà nước này nó không phải chỉ có một vua, mà có đến mười mấy ông vua,

"Cho nên có thể lệnh từ cấp này, từ cấp khác, có khi nó không được biết tới hết,

"Nhưng mà cũng có thể như thế này, đi viếng thì cứ đi viếng, nhưng công việc phải ngăn cản, thì vẫn cứ phải ngăn cản," blogger nói với BBC./

21 Tháng Tư 2013(Xem: 9565)
Sân làng là bãi đất trống khô khốc khá rộng, đỏ quánh, bao bọc bởi những mái tranh nứa nghèo nàn mái thấp mái cao; khi phá cánh rừng đồi này người ta chừa một gốc sao thật to mọc trên gò đất cao nhất. Cây sao trở thành nhân chứng cho các buổi hội làng lễ lạc. Đống củi rừng được đốt lên dưới tàn cây, dân ở ven sân làng lũ lượt tụm năm tụm ba kéo đến ngồi tụ quanh đống lửa, ánh sáng từ lửa soi rực lên những khuôn mặt lạ, họ độ bốn năm người, mặc toàn bà ba đen, họ mang theo mấy cây đàn lớn nhỏ, một cái trống cũng nhỏ. Chỉ có thế thôi.
19 Tháng Tư 2013(Xem: 6876)
Một ngày sau khi được tin ông mất, một số người thuộc thế hệ con cháu đã gọi nhau, text nhau trên máy: "sao không cùng hát với nhau cho nhau những ca khúc Phạm Duy?" Có cái gì đó thôi thúc mọi người cùng bắt tay vào việc. Kết quả là một buổi họp mặt nghệ sĩ và thân hữu với tiếng ca hát chen tiếng cười mà chan hòa nước mắt.