San José, Quận Cam cùng tiễn đưa Nhà báo Cao Sơn, Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng về nơi an nghỉ cuối cùng.

06 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8352)

San Jos, Quận Cam cng tiễn đưa Nhà báo Cao Sơn, Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng về nơi an nghỉ cuối cùng.

image067-content
Bà quả phụ Cao Sơn Trần Thị Thu đi sau quan tài và hàng trăm thân hữu, giới chức chính quyền và hội đoàn đến tiễn đưa nhà báo Cao Sơn tại Memorial Oakhill, San José hôm Thứ Hai 30/12/2013. Ảnh gia đình cung cấp.

Lê Bình

 

Ngày Chúa Nhật 29/11/2013, tại nhà quàn Oakhill, San Jose, từ sáng đến chiều tối, có hàng trăm người là thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bạn tù, đồng nhiệp, thân hữu đã đến để chào vĩnh biệt và nói lời tưởng nhớ với Người Quá Cố-Ký giả Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn.

 

Ký giả Cao Sơn, Chủ biên tờ Tin Việt News tại San Jose , vừa qua đời vào ngày 22/12/2013. Ông từ giã cõi đời và ra đi bình an trong vòng tay gia đình và bằng hữu. Tới giờ phút cuối, trước khi lâm chung ông vẫn còn tình táo để dặn dò hậu sự, nhắc nhở vợ con, nhắn tin cho bạn bè, chỉ định người lo tang lễ...v.v. Thật là một cái chết có chuẩn bị, và sẵn sàng đi vào cõi vĩnh hằng trong sự tỉnh thức.

Tang lễ được tổ chức trong 2 ngày từ Chúa Nhật 29/12/2013 đến Thứ Hai 30/12/2013 tại Chapel of The Oaks của Oak Hill Memorial Park, 300 Cưtner Ave., San Jose. Trong cả 2 ngày có hàng trăm bằng hữu đến thăm viếng, đốt nhang, từ giã. Đông nhất là ngày Chúa Nhật 29/12.

Linh cửu của ông được đặt sau bàn thờ Phật và bài vị di ảnh của ông. Về phần tâm linh, được chủ lễ bởi Hòa Thượng Thích Thái Siêu trú trì Niệm Phật Đường Fremont, và Thượng Tọa Thích Thông Đạt trú trì chùa Đại Nhật Như Lai.Bên cạnh còn có sự Hộ niệm của TT Thích Minh Nguyện trú trì Chùa Phước Sơn và các Chư Tăng Ni chùa Liên Hoa, Tịnh Thất Lâm Viên, Tịnh Xá Ngọc Hòa cùng các ban Hộ niệm thuộc Niệm Phật Đường Fremont, ban Hộ niệm chùa Đại Nhật Như Lai, ban hộ niệm Đạo tràng Khánh Anh, ban Hộ niệm thuộc nhóm Phật Tử Cư Sĩ Bắc California.

 

 

 image069-content

Lễ viếng thăm chính thứ bắt đầu từ lúc 12:00pm ngày Chúa Nhật 29/12.

-Từ 12 giờ trưa: Các huynh trưởng của nhiều Gia Đình Phật Tử Bắc Cali.

-Từ 12 giờ 30 trưa: Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Haiyan.

-Từ 1 giờ chiều: Các thân bằng quyến thuộc, bạn hữu của Nhà Tang. Bạn tù trại Gia Trung.

-Từ 1 giờ 30 chiều: Cơ Sở Thi Văn Lạc Việt,

-Từ 2 giờ chiều: Nhóm bạn bè sinh viên hoạt động trước 75.

-Từ 2 giờ 30 chiều: Thi Văn Hữu Cơ sở Thi Văn Cội Nguồn.

-Từ 3 giờ chiều: Bạn bè làm báo trước 75 và bạn bè trong Việt Tấn Xã.

-Từ 3 giờ 30 chiều: Câu Lạc Bộ Báo Chí và thân hữu truyền thông Bắc Cali.

-Từ 4 giờ chiều: Gia Đình Mũ Đỏ San Jose và Vùng Phụ Cận & Nhóm 72A và 73A Phi Hành.

-Từ 5 giờ chiều: Các Niên Trưởng, các Chiến Hữu thuộc18 Hội Đoàn củaLiên Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa Bắc Cali.

-Từ 5 giờ 30 chiều: Giới Chức chính quyền, gia đình bạn bè thân thuộc và thân hữu.

-Từ 6 giờ chiều: Quý Chủ nhân thương mại trong vùng.

-Từ 7 giờ tối: Các Quý khách xa, bạn bè thân hữu. Các đoàn thể.

Chương trình thăm viếng chấm dứt lúc 8 giờ 30 tối cùng ngày.

Thứ Hai Ngày 30 Tháng 11 Năm 2013.

-Từ 10 giờ sáng đến 12 giờ 30 trưa: Lời phát biểu cuối cùng của người thân, bạn bè thân hữu, chút sinh hoạt tưởng nhớ trước khi Lễ Động Quan, Di Quan và Hỏa Táng.

 

Có vài trăm người đến thăm viếng, trong số đó chúng tôi ghi nhận có: Phía chính quyền thành phố có Phó Thị Trưởng San Jose Bà Madison Nguyễn, Ủy viên giaó dục Lê Thị Cẩm Vân và Ủy viên giáo dục Nguyễn Lân; các niên trưởng trong quân đội: Cựu Đại tá Trần Thanh Điền, HT Hội Hải Quân Bạch Đằng, cựu Trung Tá Đỗ Hữu Nhơn, cựu Th.tá Trần Ngãi, và Lực Lượng Đặc Biệt, cựu Tr. Tá Nguyễn Mộng Hùng, cựu Tr. Tá Bùi Đức Lạc, Ông Lê Hữu Dư và gia đình Mũ Đỏ Bắc Cali, cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc, Ông Triệu Hà, Nguyễn Văn Khánh và Hội Địa Phương Quân và NQ, Ông Bùi Đắc Thư và Hội Thiết Giáp, Hội Quân Cảnh, Ông Ngô Tôn, Ông Phan Tuấn và Lực Lượng SQ Thủ Đức, Cựu Tù Suối Máu, Hội Lôi Hổ, Biệt Cách Dù, Liên Hội Người Việt Bắc Cali, Khóa 73A Không Quân, các nhân sĩ có Cụ Nguyễn Hữu Hản và cụ Trương Đình Sữu Hội Người Việt Cao Niên, Ông Chu Tấn và Hội Diên Hồng, Ông Nguyễn Hữu Lục, Ông Trần Hữu Bé, Ông Nguyễn Phi Đền Thờ Đức Thánh Trần, Ông Lý Thái Hùng, Ông Nguyễn Thành Long Đảng Việt Tân, Ông Hồ Văn Khởi, DS Nguyễn Văn Bảy, nhà văn Phạm Tín Anh Ninh, LS Đoàn Thanh Liêm, GS Nguyễn Châu, Ông Lê Văn Hướng, Bà Hon Liên, Hội An Giang, Hội Cư Sĩ Phật Giáo…v.v.

Các hội đoàn có Ông Nguyễn Đình Tuấn và Hướng Đạo Trưởng Niên Bắc Cali, Câu Lạc Bộ Báo Chí và các báo: Ông Vũ Bình Nghi và Nhật báo Thời Báo, Ông Nguyễn Thiện Căn, Bà Quỳnh Thi Việt Nam Nhật Báo, Ông Nguyễn Xuân Nam và Nhật Báo Cali Today, Ông Đỗ Vẫn Trọn và Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao, Ông Nguyên Khôi, Ông Lê Đình Bì và Việt Today TV, Ông Nguyên Trung và Bà Cao ánh Nguyệt Phụ Nữ Bắc Cali, Ông Duy Văn và Tuần báo Đời Mới, Ông Đinh Vinh và Tuần báo Thằng Bờm, Nàng Thế Kỷ 21 magazine, Tuần báo Mõ San Francisco, Bà Ngọc Thủy Tiếng Việt Mến Yêu, Ông Lý Kiến Trúc và Báo Văn Hóa Nam CA, GS Trần Lam Giang, nhà báo Thanh Thương Hoàng và Bà Lê Diễm…v.v.

Theo chương trình có TS Nguyễn Hồng Dũng làm MC và nhà báo Lê Văn Hải, Thằng Mõ SJ làm trưởng ban tổ chức. Nghi lễ cầu kinh, hộ niệm theo nghi thức của Phật Giáo kéo dài từ sáng đến qua trưa. Khoảng 1:30 pm Giờ Tâm Tình và Tiễn đưa Ký giả Cao Sơn: Có nhiều vị đại diện các hội đoàn, cá nhân nói lời tiễn biệt. Có ĐT Trần Thanh Điền, ĐT Vũ Văn Lộc, Tr.T Đỗ Hữu Nhơn, các nhà báo Thư Sinh, Lý Kiến Trúc, Lê Bình,. Hội đoàn có Ông Nguyễn Ngọc Tiên, Gia đình Mũ Đỏ, LLSQ Thủ Đức..v.v.

Cá nhân thân hữu: LS Đoàn Thanh Liêm, nhà văn Phạm Tín An Ninh, GS Nguyễn Châu, Bà Trương Gia Vy, LS Nguyễn Hoàng Duyên, GS Nguyễn Cao Can, Ông Nguyễn Hữu Lục, Ông Nguyễn Hoàng, Ông Lại Đức Hùng, nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, Bà Lê Thị Cẩm Vân, nhà báo Quỳnh Thi, nhà báo Cao Ánh Nguyệt, Cô Lệ Điệp Hội An Giang và một số thân hữu....v.v.

 

Đặc biệt vào chiều Chủ nhật trong lần tiễn biệt có GD Mũ Đỏ và các thân hữu cùng hát nhạc phẩm Biệt Kinh Kỳ…”Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi….ngày mai anh đã đi xa rồi…” tiễn ký giả Cao Sơn. Sau đó, các cựu quân nhân thuộc Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California, các phi công Khóa 73A KQ tiễn anh bằng lời ca Chiến Sĩ Vô Danh ”Mờ trong bóng chiều, Một đoàn quân thấp thoáng, núi cây rừng lắng tiếng nghe hình dáng của người anh hùng lạnh lùng theo trống dồn trên khu đồi nương im trong chiều buông…”

 

Trong một không khí trầm buồn, tiễn đưa người ra đi, hai bản nhạc làm cho lòng người thêm trầm lắng, như tiếc thương cho người “chiến sĩ vô danh” là ký giả Cao Sơn. Cũng qua những lời tiễn biệt, những bạn bè của anh từ các sinh hoạt trong qua khứ ở Phủ Đặc Ủy, làm báo, Phong Trào Thanh Niên Á Châu chống Cộng, ở trại tù….v.v. cho thấy anh là một chiến sĩ vô danh, thầm lặng đã chịu nhiều oan khiên cho đến giớ phút cuối cùng. Trong những năm tranh đấu tại VN anh đã bị quân thù bắn súyt mất mạng, ở tù hơn 10 năm ra đến hải ngoại tiếp tục chịu nghiệt ngã mang tiếng oan bởi kẻ thù và những người được coi là “phe quốc gia”. Những bạn bè còn sống không giúp được gì cho anh khi sinh tiền, nay nắp quan tài đóng lại họ đã kể những điều oan khuất của anh phải chịu. Nhà giáo Trần Lam Giang biết ký giả Cao Sơn từ năm anh 17 tuổi, nhà báo Thư Sinh, Phạm Bằng Tường biết anh khi sinh hoạt trong nhóm sinh viên tranh đấu chống cộng sản, LS Đoàn Thanh Liêm là người chung trại tù nói về anh…vv. Tất cả như giải nỗi oan khiên mà anh phải chịu bây giờ đây được giải tỏa. Có những người đã xúc động khi nói về anh.

 

TS Nguyễn Hồng Dũng tiễnđua anh bằng những lời thơ:

Tiễn anh Cao Sơn

Trần gian một chuyến dạo chơi,

Sáu tám niên kỷ gác đời buồn vui.

Xác thân dù mãi chôn vùi,

Tấm lòng cố quốc chưa nguôi nỗi sầu.

Nước nhà trải cuộc bể dâu

Tù đày đến cảnh nhiệm mầu xuất dương.

Dù bao huyễn tượng nhiễu nhương,

Đôi chân vững chãi trên đường bút nghiêng.

Cuộc đời thay đổi triền miên,

Nghĩa tình vẹn chữ “tơ duyên” hiệp hòa.

Bạn bè lắm lúc phong ba,

Cười vang xí xóa chén trà thâm giao.

Vu Lan rất đỗi tự hào (*)

Anh khoe rằng đã nhập vào Phật gia.

Nguyễn Văn Tấn lễ Thích Ca,

Pháp danh Đồng Thắng liên tòa nhụy khai.

Cao Sơn chín phẩm liên đài,

Cạnh kề Thánh chúng, Như lai, Văn Thù.

Ra đi ngày cuối mùa thu (**)

Non sông hồn Việt trợ phù anh linh.

Mai kia đất nước an bình,

Còn đâu "Tin Việt" lưu tình quê hương!.

Nguyễn Hồng Dũng

 

Hàng chục người đã lên máy ghi âm kể những câu chuyện kỷ niệm từ trong nước ra hải ngoại với Anh Cao Sơn đầy tình thương mến, xót thương.

Riêng hai nhóm đã trao bằng khen, vì khi Anh Cao Sơn còn sống mà chưa kịp trao. Chị Trần Thị Thu Phu Nhân của Anh Cao sơn đã thay Chồng tiếp nhận trước linh cữu của Anh rất trang trọng. Đó là bằng khen từ Cơ Sở Thi Văn Lạc Việt và Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Haiyan Phi Luật Tân.

Nhưng có lẽ 2 nhóm gây nhiều hình ảnh cảm động nhất, đó là Gia Đình Nhảy Dù San Jose và Vùng Phụ Cận & Nhóm 73A Phi Hành & Bạn Tù Suối Máu. Đứng chật kín trước quan tài, lần lượt nói lời tâm tình và kết với một nhạc phẩm đồng ca “Biệt Kinh Kỳ!” Đây là bản nhạc gói đầy kỷ niệm, khi sống Anh Cao Sơn có dịp gặp mặt sinh hoạt bên bàn tiệc với các Niên Trưởng, Chiến Hữu Gia Đình Mũ Đỏ thường hát nhạc phẩm này.

 

Nhóm Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Bắc Cali & Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức cũng gây nhiều cảm động không kém. Sau khi tâm sự với Người đã Khuất và nói lời chia buồn với Tang Gia, tất cả đồng ca bản “Chiến Sĩ Vô Danh” Lời ca quyện với nhang khói tiễn đưa Người Bạn trong màn đêm lạnh buông xuống, nhưng đầy tình ấm áp đồng đội lúc nào cũng sát cánh bên nhau. Làm nhiều người không cầm được nước mắt.

 

Ngày Thứ Hai 30/11/2013. Từ 10:00 sáng đến 12:30 trưa, nhà báo Lê Văn Hải đã nhắc nhở bạn bè, đồng hương, và thân hữu với những lời chí thiết: “Quý Vị có thể đến viếng và nói lời vĩnh biệt lần cuối...cùng…rồi!..thôi! Sau 2 giờ 30, thân xác Anh sẽ trở về tro bụi! Và chúng ta vĩnh viễn không bao giờ gặp Cao Sơn nữa...trên cõi đời này!...từ đây mãi mãi sẽ mất nhau!”

Bạn bè đã đến với Cao Sơn vào ngày thứ hai 30/12/2014 để tiễn đưa anh đến nơi vĩnh cửu. Sau những lời cảm tạ của gia đình, Bà Trần Thị Thu và người con gái Nguyễn Cao Việt Hà đã thay mặt tang gia nói lời cảm tạ và vĩnh biệt người chồng, người cha suốt cuộc đời tận tụy vì gia đình. Ông Nguyễn Văn Tần, anh ruột của ký giả Cao Sơn đã nghẹn ngào chia tay người em, những người con trai của gia đình lần lược ra đi để lại cho ông sự cô đơn. Trong lời cảm tạ và tiễn biệt ông Nguyễn Văn Tần cho biết người em của ông lúc sống đã mang bao điều oan ức, nay em ông ra đi ông xin nhận tất cả những việc người em chưa làm xong, kể cả những kẻ oán thù.

 

Lúc 2:30pm ngày thứ Hai 30/12/2013 Những nghi thức cuối cùng hoàn tất, những cánh hoa hồng, hoa huệ được bằng hữu, thân nhân đặt vào quan tài. Nắp áo quan đóng lại sau khi người anh và người vợ vuốt nắp quan tài tiễn biệt anh lần cuối. Ban Hộ Niệm và các vị tăng ni trong tăng đoàn chùa Đại Nhật và Niệm Phật Đường Fremont đẫn đưa linh hồn ông qua những câu kinh tụng niệm. Linh cửu của ông được các bằng hữu đưa đi có Đỗ Vẫn Trọn, Nguyễn Thành Út, Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Chinh Nguyên, Nguyễn Cao Can…cùng bằng bữu đưa anh đến nhà hỏa thiêu.

Sau khi đoàn người đưa đi quanh khu nhà tang như tiễn biệt, như đưa anh đi nhìn lần cuối cảnh trần gian anh đã sống.

Giờ phút cuối cùng, chiếc quan tài đã được đưa vào nhà hỏa táng. Thân bằng quyến thuộc vẫy tay chào. Xác thân ký giả Cao Sơn thật sự trở thành cát bụi. Anh đã về với đất. Từ nay vĩnh viễn sống bình yên.

 

Người ra về hết. Căn phòng trống vắng, nghĩa trang vắng lặng đìu hiu. Và từ nay ký giả Cao Sơn không còn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng. Xin vĩnh biệt Cao Sơn, người đồng nghiệp sau gần 20 năm cùng chung làm báo tại Hoa Kỳ. Anh đi tường thuật rất nhiều sinh hoạt, nhưng anh không thể tường trình sinh hoạt cuối cùng của chính anh. Xin viết bài nầy thay anh, để đưa anh về cọi vĩnh hằng.

 

Lê Bình

 

Tiễn biệt Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn

(người sinh viên khí khái trong “Hàng Ngũ Sinh Viên Quốc Gia Chống Cộng” giữa thập niên 1960 tại Sài gòn.)

 

Phạm Tín An Ninh

 

 image070-content

Nhà báo Lý Kiến Trc, người bạn miền nam Cali của Cao Sơn lên San José đọc điếu văn tiễn bạn.

 

Liên tục trong hai ngày cuối năm, 29 và 30.12.2013, đại diện hầu hết các hội đoàn tại Bắc Cali và đông đảo đồng nghiệp, thân hữu, bạn bè từ khắp nơi đã đến Oak Hill Funeral Home&Memorial tại thành phố San Jose để nhìn mặt lần cuối, nói lời từ biệt và tiễn đưa Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn trở về với cát bụi, hư vô.

 

 Rất nhiều người lên nói lời chia tay. Ngoài những bạn bè một thời thân thiết, từng cùng sống chết, thăng trầm, cùng chén thù chén tạc bên nhau, còn có cả những vị đã từng đụng chạm, ngộ nhận, tiếng bấc tiếng chì, bởi bản tính bộc trực, sôi nổi của Cao Sơn. Tất cả đã dành cho Cao Sơn lời ngợi ca, niềm cảm thông, thương tiếc.

 Tình cảm ấy chắc chắn đã làm ấm lòng người ra đi, dù xác thân anh và cả đất trời San Jose đang trong những ngày giá lạnh.

 

 Người nói lời tiễn biệt ngắn nhất, nhưng cảm động nhất hôm ấy, có lẽ là người bạn chí thân của Cao Sơn, từ thuở còn là sinh viên cho đến bây giờ, gần như lúc nào cũng có bên nhau: Nhà văn Thư Sinh. Anh không nói bằng lời mà bằng sự xúc động đến nghẹn ngào, sụt sùi với những dòng nước mắt. Thư Sinh Phạm Tài Tấn là người đã cùng hoạt động với Cao Sơn trong hàng ngũ sinh viên chống Cộng, từng chứng kiến nhiều hành động can đảm, khí khái của Cao Sơn. Thuở ấy họ đều là những sinh viên trẻ yêu nước bằng trọn trái tim đầy nhiệt huyết

 

 Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chống Cộng, Từ nhỏ, Nguyễn Văn Tấn đã cùng với anh em theo cha bôn ba lánh nạn khắp nơi. Khi còn sinh viên, Tấn là một trong những khuôn mặt tích cực và nổi tiếng trong “Hàng Ngũ Sinh Viên Quốc Gia chống Cộng”. Một tổ chức ra đời vào giữa thập niện 1960 nhằm chống lại đám sinh viên phản chiến và bọn Việt cộng nằm vùng tìm mọi cách thao túng các phân khoa thuộc Viện Đại Học Sài Gòn, cũng như các trường đại học khác, quyết cướp lấy Ban Đại Diện Tổng Hội Sinh Viên.

 Sau biến cố “cách mạng 01.11.63”, mặt trận sinh viên Sài gòn ngày càng diễn ra quyết liệt. Cộng Sản đưa súng đạn vào tận học đường. Đám sinh viên thân cộng toan tính thành lập một lực lượng để hổ trợ “ Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” của Lê Khắc Quyến tại miền Trung.

 

Ban đại diện của các phân khoa thuộc Viện Đại Học Sài gòn bèn họp bàn thành lập “Ban Bảo Vệ Tổ Quốc Và Dân Quyền”, do Trần Lam Giang làm chủ tịch và Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn) làm tổng thư ký. Trong một cuộc hội thảo của sinh viên ở Đại Học Dược Khoa, Trần Lam Giang bị một nhóm sinh viên thân Cộng đánh gục và đóng một cái đinh nhỏ từ phía sau ót. Nguyễn Văn Tấn nghe tin liền xông vào cứu bạn. Trong tay chỉ có cái dao găm tự vệ, chiếc áo sơ mi trên người đẫm cả máu, phải khó khăn lắm Nguyễn Văn Tấn mới cõng được Trần Lam Giang ra đường đưa đi cấp cứu.(*)

 

 “Hàng Ngũ Sinh Viên Quốc Gia Chống Cộng” đã cản trở mạnh mẽ, gây cho bọn chúng nhiều khó khăn và thất bại, đến nỗi bọn họ đã tuyên bố “bản án tử hình” cho gần 20 thành viên, trong đó có các sinh viên Phạm Quân Khanh, Phạm Phúc Hưng, Phạm Tài Tấn (Thư Sinh), Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn), Phạm Bằng Tường, Nguyễn Tường Quý, Khổng Trọng Hinh, Bùi Hồng Sĩ, Ngô Vương Toại. Hồng Nguyên Sĩ, Phạm Quốc Bảo.

 

 Đêm 20 tháng 12 năm 1967, vào khoảng 9 giờ tối, tại giảng đường lớn nhất của Đại Học Văn Khoa Sài gòn, sinh viên Ngô Vương Toại, ứng viên chức vụ Phó chủ tịch Nội vụ của Liên danh gồm những sinh viên chống Cộng, đứng ra tổ chức đêm văn nghệ , với sự tham dự của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Trong giờ giải lao, một đôi nam nữ thuộc đội ám sát biệt động thành CS giả dạng sinh viên trà trộn. Người con gái mặc áo dài mang mắt kiếng, tay ôm chiếc cặp lớn căng phồng, bước lên sân khấu cầm máy vi âm lớn tiếng “ chào mừng bảy năm ngày thành lập MTGPMN” và công bố “bản án tử hình Ngô Vương Toại”. Sau đó kéo khóa mở cặp, rút súng bắn vào bụng Ngô Vương Toại. Toại bị thương nặng nhưng thoát chết, nhờ Nguyễn Văn Tấn ( Cao Sơn) can đảm và nhanh trí phản ứng kịp thời, cúp hệ thống âm thanh,cầm chiếc ghế ném vào kẻ nổ súng, nhào lên cứu bạn. Tấn bị tên nam đặc công bắn vào chân ngã quỵ, trước khi lẩn vào đám đông hổn loạn và tẩu thoát trong bong đêm.(*)

 

 “Hàng Ngũ Sinh Viên Quốc Gia Chống Cộng” ngày một lớn mạnh. Ngay tại Đại học Vạn Hạnh, sào huyệt của CS , một lần khi tên Lê Văn Nuôi (học sinh trường Cao Thằng) đến xách động biểu tình, đã bị đánh gục ngay tại cầu thang. Tại Tổng Hội Sinh Viên Sài gòn, đám sinh viên thân cộng bị đánh bại trong các cuộc bầu cử. Thành đoàn CS hết sức cay cú nên đã ra quyết định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật. Nhật bị bắn chết ngay tại đại học Luật Khoa Sài gòn lúc 10 giờ sáng ngày 28.6.1971.

 

 Sau này Nguyễn Văn Tấn phục vụ tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, đặc trách sinh viên học sinh Sài Gòn. Có thời làm tùy viên báo chí cho Tướng Ngô Du, Tư Lệnh Quân Đoàn II và phụ trách báo chí cho Phái Đoàn VNCH trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên. Ngoài ra Tấn còn tham gia Liên Minh Thanh Niên Thế Giới Chống Cộng (hoạt động song song với Liên Minh Á Châu Chống Cộng của bác sĩ Phan Huy Quát), Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam...

Sau 1975 bị CS bắt cầm tù nhiều lần, tổng cộng đến gần 12 năm. Năm 1995, cùng vợ con sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, Cao Sơn tiếp tục nghiệp báo chí và nỗ lực đấu tranh cho đến ngày nhắm mắt.

 

 Bào huynh của Tấn, ông Nguyễn Văn Tần, trước 75 là là một sĩ quan Hải Quân trong QLVNCH, cũng là một khuôn mặt chống Cộng có tiếng tăm tại hải ngoại. Ông đã từng giữ chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Hoa Thịnh Đốn trong nhiều nhiệm kỳ, và hiện nay là Chủ Tịch Hội Đồng Giám sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ.

 

 Suốt cả một đời Cao Sơn làm báo và chống Cộng. Luôn xông pha trên bất cứ trận tuyến nào. Tính tình hào phóng, sống chí tình với bè bạn anh em. Bản tính nóng nảy nhưng rất bộc trực ngay thẳng. Thương ai cứ bảo là thương, ghét ai cứ bảo là ghét. Vì vậy không tránh được những đụng chạm, những tiếng bấc tiếng chì, kể cả những lời chụp mũ và đôi lần xô xát nữa. Nhưng dường như Cao Sơn không hề khuất phục trước bất cứ một áp lực nào. Trong các tổ chức cứu trợ TPB/VNCH hay bão lụt tại Phi Luật Tân anh luôn là ngọn cờ đầu.

 

 Uống rượu và hút thuốc là niềm vui không thể thiếu, nên Cao Sơn bị bênh ung thư gan. Số phận nghiệt ngã có thể lấy đi mạng sống bất cứ lúc nào, nhưng không quật ngã được ý chí của anh. Biết mình không còn bao nhiêu thời gian nữa, viết chúc thư cho vợ con từ bốn tháng trước, nhưng Cao Sơn vẫn sống bình thản như không hề có điều gì, vẫn hăng say hoạt động , luôn bá vai nở nụ cười với bạn bè. Những ngày cuối cùng, trong tiết trời đông giá lạnh, anh vẫn luôn có mặt , vẫn năng nổ hô hào, đi khắp nơi kêu gọi quyên góp giúp nạn nhân của cơn bão Haiyan đã tàn phá và gây chết chóc khổ đau cho hàng triệu người dân Phi Luật Tân, quốc gia đã từng giúp đỡ cưu mang người Việt tị nạn CS trong những năm 70- 80.

 

 Dường như để bù lại cả một đời vất vả và cái tính nóng nảy bất cần của Cao Sơn, ông Trời đã cho Cao Sơn một người vợ tuyệt vời và một cô con gái xinh đẹp, nết na, thành đạt.

 Trần Thị Thu, người vợ xinh xắn, chung tình và hiền thục của Cao Sơn, cũng là người chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Tin Viet News của hai vợ chồng. Thu quả là một người đàn bà can đảm và nhiều nghị lực. Bởi chỉ làm vợ Cao Sơn thôi cũng đã cần có can đảm và nghị lực rồi, huống hồ phải làm báo với Cao Sơn. Thu thường tâm sự với bạn bè, khả năng và ước muốn của mình có thể làm những công việc khác, nhẹ nhàng hơn và có lợi tức cao hơn, nhưng vì Cao Sơn nhất định theo đuổi nghề báo chí, và ngoài báo chí ra, ông chồng của mình khó có thể làm được một việc gì, vì vậy mà Thu phải chấp nhận theo “nghiệp” báo của chồng, cho dù biết trước, sẽ phải gánh chịu bao nhiêu thứ hệ lụy từ bản tính nóng nảy, bộc trực của ông chồng. Nhờ đức tình trầm tỉnh, vui vẻ, hiền lành, Thu đã hóa giải khá nhiều xung đột, phiền muộn do Cao Sơn tạo ra.

 

Tờ báo Tin Việt News đã trải qua bao thăng trầm, có lúc tưởng như phải đình bản, nhưng Thu nhất quyết phải giữ cho bằng được, cho dù cả cô con gái Việt Hà nhiều lần phải hỗ trợ mẹ, bù vào chi phí in ấn, bởi vì đó là niềm vui và cũng là lẽ sống của Cao Sơn.

 Ngày xưa, Cao Sơn xông xáo, can đảm không khuất phục trước súng đạn của kẻ thù, khi trong tay không hề có một tấc sắt. Bây giờ người vợ hiền của Cao Sơn cũng can đảm trước bao hệ lụy từ “nghiệp báo” của chồng mình, cũng chỉ với một tấm lòng sắt son, nhân hậu.

 

 Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn, chàng sinh viên văn khoa khí khái, từng một thời quyết sống chết với đám sinh viên phản trắc, mê muội chạy theo CS, vừa từ bỏ thế gian ta bà ra đi với lòng thanh thản, trong niềm tiếc thương của mọi người.

 

San Jose, ngày cuối năm 2013

Phạm Tín An Ninh

 (*) Theo “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” của tác giả Song Nhị và lời kể của nhà báo Thư Sinh

(**) Tên một tự truyện của Đào Hiếu

 

Điếu văn của MC Nam Lộc đọc trong tang lễ nhạc sĩ Việt Dzũng

image072-content

Chân dung Việt Dzũng.

image074-content

Những đóa hoa vĩnh biệt Ca nhạc sĩ Việt Dzũng.

 

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, quý vị trưởng thượng, đại diện các cơ quan đoàn thể, quý

thân hào, nhân sĩ, quý vị đồng hương cùng toàn thể tang quyến đang có mặt ở đây ngày hôm nay để cùng ngậm ngùi chia tay và tiễn đưa một người con, một người chồng, một người anh, một

người em, một người bạn và cũng là một nghệ sĩ của tự do, một nhà truyền thông đầy tâm huyết,

cùng là một chiến hữu đồng hành với toàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn

thế giới, đến nơi an nghỉ cuối cùng sau gần 40 năm miệt mài tranh đấu để dành lại tự do, dân chủ

và nhân quyền cho quê hương Việt Nam.

 

Kính thưa quý vị, 2013 là một trong những năm mà Trời đã giáng nhiều tai họa xuống trần gian.

Nào bão tố, lụt lội, động đất xảy ra nhiều nơi trên địa cầu. Đã gần cuối năm rồi mà ngài còn ráng

mang đi vị cha già khả kính của dân tộc Nam Phi, cựu tổng thống Nelson Mandela, và chỉ hai

tuần lễ sau đó Trời lại ghé qua miền Nam California dắt theo đứa con yêu dấu của cộng đồng

người Việt tị nạn CS, đó là nhạc sĩ Việt Dzũng - người trong cơn đau cùng nhân thế đã từng hỏi:

 

Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ?

Việt Dzũng ơi, Trời không làm ngơ đâu, có lẽ, ngài đã không nỡ để em chịu đựng mãi những

hệ lụy của cuộc đời, tiếp tục vất vả, cực nhọc ngày này sang ngày khác, cố làm tròn trách nhiệm

với quê hương. Oan nghiệt hơn nữa, là phải tiếp tục hứng nhận những đánh phá từ kẻ thù, cùng

những tỵ hiềm, ganh ghét nhỏ nhoi nơi trần thế. Và như nhà báo Hoàng Thu Dũng đã nói, em là

“kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước”, cho nên đã được Thiên Chúa cất gánh nặng ấy

cho em, để Ngài trao lại cho thế hệ trẻ gánh tiếp. Hoặc cũng có thể được Đức Thích Ca lấy đó để

tặng chúng sinh như một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, địa vị hay tiền

tài, rồi ra cũng sẽ mục rữa, tiêu tan vào cát bụi, vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là anh đã chết, mà là về với với cái “Không”, về trong nỗi nhớ khôn cùng của

mỗi chúng ta.

 

Kính thưa quý vị, Việt Dzũng bước vào đời ở tuổi 17, mang thân phận tỵ nạn cùng một trái tim

yêu nước sâu xa. Thương kẻ bất hạnh và những người thiếu may mắn trên cuộc đời này. Từ tấm

lòng mênh mang đó, anh học tập, tôi luyện để viết nên những ca khúc tựa như những thông điệp

nói về thân phận, cuộc đời của những người bị bức hại, hay phải chịu đựng cuộc sống đầy oan

khiên đau khổ dưới sự cai trị của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi tuổi trẻ vùng lên, đấu tranh cho

một Việt Nam tự do, bình đẳng. Với hành trang vào đời đầy ngập lý tưởng trong sáng đó, cuối

thập niên 1980, Việt Dzũng đã có mặt tại hầu hết các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, cùng sinh hoạt,

chia sẻ, vận động và tranh đấu cho quyền tỵ nạn của những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi

lánh nạn Cộng Sản. Sau đó, cùng với các ca nhạc sĩ đồng chí hướng khác, thành lập Phong Trào

Hưng Ca Việt Nam, đem tiếng nhạc, lời ca đi hâm nóng nhiệt tình cứu nước khắp cùng thế giới.

 

Để tiếng nói mình được chú ý, được lắng nghe một cách rộng rãi hơn, vào đầu thập niên 1990,

Việt Dzũng gia nhập ngành truyền thông, đầu tiên qua lãnh vực báo chí. Với một quyết tâm sắt

đá, một trái tim nhân hậu cùng một giọng nói mộc mạc, chân thành, vào đầu năm 1993, Việt

Dzũng cùng với Minh Phượng và Xướng Ngôn Viên Phạm Long hợp thành một bộ ba nổi tiếng,

hay còn gọi là "Les Trois Mousquetaires" tạo nên một làn sóng mới, giống như một cuộc cách

mạng trong lãnh vực truyền thông, được thính giả khắp nơi mến mộ, qua làn sóng phát thanh

của đài Little Saigon Radio.

 

Đến cuối năm 1996 thì Việt Dzũng và Minh Phượng đứng ra thành lập Radio Bolsa hoạt động vững mạnh tới ngày hôm nay. Phải nói là cả hàng trăm ngàn người đã được nghe tiếng cười rộn rã của anh hợp cùng Minh Phượng vào buổi sáng mỗi ngày. Qua giọng nói truyền cảm, ngọt ngào, qua kiến thức rộng rãi cộng với khối óc thông minh, bén nhậy, Việt Dzũng đã trở thành một trong những người làm truyền thông chuyên nghiệp và đứng đắn nhất trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, gặt hái được tất cả tình cảm nồng nhiệt của khán thính gỉa mến mộ. Với thành qủa đó, Việt Dzũng được Trung Tâm Asia mời cộng tác và anh đã mau chóng trở thành MC chính của trung tâm này. Nổi bật với khuôn mặt hiền hòa, duyên dáng và đôn hậu, khúc chiết và sâu sắc nhưng không thiếu dí dỏm trong lời giới thiệu của một người giầu kinh nghiệm khi đứng trên sân khấu, tất cả đã là những yếu tố tạo nên sự thành công của anh trong vài trò này, từ đó, Việt Dzũng bước vào lãnh vực truyền hình một cách thật dễ dàng và vững chãi.

 

Tuy nhiên, như mọi người đã biết, Việt Dzũng không chỉ là một Xướng Ngôn Viên, một MC

thuần tuý nghệ thuật, mà anh còn sử dụng diễn đàn sân khấu để vận động, đấu tranh cho tự do,

dân chủ ở quê nhà, vạch trần những tội ác giả dối, điêu ngoa, bán đất, bán đảo, bán tài nguyên

đất nước cho Trung Cộng của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi đấu tranh đòi nhân quyền cho

những người đang phải sống dưới chế độ CS độc tài, đảng trị, và đặc biệt hơn nữa, là hỗ trợ tinh

thần chống Cộng, bảo vệ chủ quyền cho quê hương VN của những người yêu nước. Có thể nói

Việt Dzũng là một trong số những chiến sĩ đứng ở ngay đầu chiến tuyến, hay như cách nói của

nhà văn quân đội Phan Nhật Nam là "Nhất Kiếm Trấn Ải" để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, bảo

vệ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như cho thành trì văn hóa, nghệ thuật ở nơi được mệnh danh

là "Thủ Đô Tỵ Nạn" của người Việt Quốc Gia, không bị nhuộm đỏ bởi đảng CSVN và tay sai

Việt gian ở hải ngoại. Nhưng cũng chính vì thế, họ đã không ngớt đánh phá anh, dựng chuyện để

bôi nhọ anh bằng đủ mọi thủ đoạn, với những lời lẽ rất thiếu văn hóa.

 

Có lần tôi đã đề nghị Việt Dzũng lên tiếng đính chính, hoặc trả lời những luận điệu xuyên tạc

nói trên, Việt Dzũng chỉ mỉm cười, nói với tôi rằng: “Anh đã từng bảo em là: chỉ sợ mình làm

điều sai lầm, chứ đừng sợ ai hiểu lầm! vậy nếu mình thấy không làm điều gì trái với lương tâm

thì việc gì phải đính chính? Việt Dzũng nói tiếp: em học được một điều nơi Đức Phật dậy, đó là:

“Oan ức, không cần biện bạch”.

 

Vâng, Dzũng nói đúng, em không cần biện bạch. Từ suốt một tuần lễ qua, hàng trăm tổ chức,

hàng trăm ngàn người Việt thư đi, tin lại qua Internet trên thế giới đã nhỏ lệ khóc thương em, đặc

biệt là sự hiện diện đông đảo của mọi người bên cạnh em hôm nay cũng như suốt mấy ngày qua,

đã là những lời biện bạch mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất thay cho em.

 

Dzũng ơi, anh cứ ngỡ khi em nằm xuống là anh và Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, đã mất đi một

người bạn đồng hành. Những người yêu nước cũng tưởng khi nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi, có nghĩa

là trái tim vì tự do đã ngưng đập… Nhưng có ngờ đâu, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, anh thấy rằng,

Người Việt Tị Nạn CS chúng ta, đã có hàng trăm ngàn người bạn đồng hành khác, cùng chung

một chí hướng và một lý tưởng như em bỗng xuất hiện. Cộng đồng người Việt chúng ta tại hải

ngoại cũng như ở trong nước, đã có hàng triệu con tim yêu tự do cũng đã, đang và sẽ đứng lên,

cùng tiếp tục thực hiện những mộng ước mà em còn dang dở. Tinh thần Việt Dzũng cùng ngọn

lửa đấu tranh, vẫn sống mãi trong lòng tất cả mọi người quý mến em.

 

Vậy nghe! Việt Dzũng ơi, hãy bình tâm và ngủ yên em nhé. Hãy hát lên cho mọi người cùng

nghe nhạc phẩm “Khi Chúa Thương, Chúa Gọi Tôi Về, Lòng Tôi Hân Hoan”.

 

Chúng ta hãy biến tiếc thương, sầu não thành mừng vui cho Việt Dzũng được thấy dung nhan

Thiên Chúa, sum họp cùng Cha trên Trời vào mùa Giáng Sinh này.

 

Vĩnh biệt Việt Dzũng ./

Nam Lộc

Tấm Gương và Di sản Việt Dzũng

From: Han Pham <hpham642@gmail.com>
Date: 2014/1/5

Kính chuyển quý anh Phóng Sự: Việt Dzũng một tấm gương và di sản lớn.

 

http://youtu.be/9hpceY2qFwY

 

Nội Dung: trong Lễ Tưởng Niệm Ca Nhạc Sỹ Việt Dzũng 29 Tháng 12 tại Charlotte/NC, SBTN South Carolina ghi nhận ý kiến của một khách đến tham dự về tấm gương và di sản đồ sộ anh Việt Dzũng để lại.

 

Thời lượng: 5 Phút 37 Giây.

Thực hiện: Phạm bá Hân, SBTN/SC.

 

Xin chuyển quý anh để tùy nghi.

 

Pb Hân

image075

12 Tháng Hai 2015(Xem: 7621)
TTO - Ngày 12-2, phóng viên chiến trường huyền thoại Bob Simon đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố New York (Mỹ).
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 67194)
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 15141)
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12143)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 15055)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17087)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16238)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 8448)
VnExpress hỏi: Để phát triển hợp tác Việt Nam và Mỹ, theo Ngài Đại sứ hai nước cần đạt được những đồng thuận và nhượng bộ gì để giải quyết một số vấn đề hạn chế còn tồn tại giữa hai quốc gia? Trân trọng cảm ơn Ngài Đại sứ và Quý báo! (Nguyen Truong An, 37 tuổi, Dai Ang, Thanh Tri, Ha Noi)
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 8377)
Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh - tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị. Nhà giáo Ưng Quả là học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng và là bậc thầy của một thế hệ giáo sư, sau này có nhiều khoa trưởng của các Đại học thời độc lập.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12095)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19410)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12728)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11721)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7699)
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : Ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7712)
Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang. Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 13215)
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 12857)
Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 8274)
Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 13944)
Cháu gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vừa gửi đơn tới chủ tịch nước CSVN xin đi tù thay cho ông nội hiện bị tù đã 39 năm với nhiều thứ bệnh nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị kết tù chung thân từ năm 1982 chỉ vì tố cáo quan chức Kiên Giang làm bậy.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7659)
Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.