Lý Thái Hùng: "Vì sao CSVN sợ Bắc Kinh?"

23 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8692)
Sợ Bắc Kinh, CSVN Nặng Tay Với Hai Sinh Viên Yêu Nước.

Lý Thái Hùng

Ngày 16 tháng 5 vừa qua, CSVN đã đưa hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại tòa án tỉnh Long An về tội tuyên truyền chống phá nhà nước chỉ vì đã phát truyền đơn chống bá quyền Trung Quốc. Bản án khá bất ngờ đối với dư luận Việt Nam và Quốc Tế: 6 năm tù giam cho Phương Uyên và 8 năm tù giam cho Nguyên Kha.

Cùng ngày hôm đó, ông Nguyễn Tiến Chỉnh, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản CSVN (Vinacomin) mở cuộc họp báo trình bày về tình hình khai thác Bauxite tại Tây Nguyện. Lời tuyên bố của ông Chỉnh đã làm cho công luận sửng sốt: “Chúng tôi đã tính đến việc dừng Dự án Bauxite Nhân cơ nhưng nói thật lòng không dám, vì những hậu quả phải gánh vác rất khó khăn.”

Tuy hai sự kiện xảy ra mang hai nội dung hoàn toàn khác nhau, nhưng lại có cùng một bản chất liên quan đến lề lối ứng xử của lãnh đạo CSVN trong tình hình hiện nay.

Sợ Bắc Kinh, Không Dám Ngừng Dự Án Bauxite.

Ông Nguyễn Tiến Chỉnh giải thích thêm lý do không dám ngừng dự án Bauxite là vì “Ngồi trên đống tiền đầu tư (18,000 tỷ đồng cho hai dự án), nhà máy đã xây dựng, thiết bị, công trình nằm ngổn ngang, hợp đồng với các đối tác cũng đã ký. Vậy nếu dừng lại thì thiệt hại lớn như thế nào?”

Trong khi đó, các nhà khoa học đã phân tích và chỉ ra rằng dự án khai thác Bauxite chỉ mang từ lỗ cho đến thiệt hại mà thôi. So với tính toán ban đầu, cả hai dự án tại Tân Rai và Nhân Cơ tăng tới 7,000 tỷ đồng vốn đầu tư. Sau 4 năm đầu tư, nhà máy Tân Rai có cho ra những mẻ alumin đầu tiên nhưng chỉ để tồn kho vì giá thành cao hơn giá bán, trong khi nhà máy Nhân cơ thì vẫn còn… thi công.

Nguyên nhân chính của sự thất bại này theo giải thích là do tính sai về kế hoạch xây dựng hạ tầng vận chuyển. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban Nhôm – Titan của Tập đoàn TKV thì nếu tiếp tục hai dự án này, tiền vận chuyển bằng đường bộ sẽ tốn khoảng 65 triệu Mỹ Kim mỗi năm, chưa kể những chi phí khác liên quan đến nhà kho, bốc dỡ và chi phí bao gói.

Dù giải thích nguyên do nào đi chăng nữa, sự thất bại của dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên chẳng khác gì sự phá sản của Tập đoàn đóng tàu (Vinashin) và Tập đoàn Vận chuyển hàng hải (Vinaline) làm thất thoát hàng chục tỷ Mỹ Kim cách nay vài năm, mà cho đến nay CSVN cũng chưa dám giải quyết cho rốt ráo.

Chính sự ngoan cố và duy ý chí của lãnh đạo CSVN trong việc dàn dựng ra những dự án kinh tế quy mô, bất chấp những phản đối của giới trí thức và công luận, vẽ ra cái gọi là “chiến lược phát triển” để Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020, khiến cho nợ ngoại trái của Việt Nam hiện lên đến hơn 60 tỷ Mỹ Kim.

Tuy bị lỗ lã nặng, nhưng tại sao CSVN lại vẫn tiếp tục mà không dám ngưng dự án Bauxite? Đó chính là bởi Trung Quốc.

Dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên do Trung Quốc khuyến dụ từ năm 2001 khi Nông Đức Mạnh lên làm Tổng Bí Thư. Trữ lượng Alumin tại Việt Nam rất lớn và Trung Quốc đang cần cho nhu cầu phát triển công nghệ Nhôm nên Hồ Cầm Đào tìm mọi cách thuyết phục lãnh đạo CSVN.

Lúc đầu Bộ chính trị CSVN chần chừ không muốn tiến hành vì thiếu sự thống nhất bên trong. Nhưng Bắc Kinh không bỏ cuộc. Một mặt, Bắc Kinh cho Tập đoàn khoáng sản Trung Quốc sang làm việc với Tập đoàn than – khoáng sản CSVN để thiết lập dự án. Mặt khác tung hàng triệu Mỹ Kim mua chuộc những cán bộ cao trong Bộ chính trị để chấp thuận tiến hành dự án này.

Kết quả là năm 2008, Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Bộ chính trị ký với Bắc Kinh cho xúc tiến dự án khai thác Bauxite. Để tránh những chống đối của giới trí thức và dư luận Việt Nam vào lúc đó, nhất là lo ngại thảm kịch bùn đỏ gây tác hại môi trường vùng Tây Nguyên, CSVN tuyên bố rằng chỉ tiến hành dự án này ở hai thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ.

Sau 4 năm khai thác, CSVN đang ở vào khúc quanh tiến thoái lưỡng nan. Tuy muốn ngưng khai thác nhưng lo ngại Trung Quốc gây khó khăn, nhất là Bắc Kinh có thể đòi lại những số nợ cho vay hoặc bắt bồi thường những thiệt hại trên các giao kèo khai thác. Không những thế, Trung Quốc có thể phá bỉnh một số lãnh vực kinh tế khác mà CSVN khó có thể phòng chống hiệu quả.

Nói tóm lại, lãnh đạo CSVN không dám ngưng dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên không chỉ vì sợ đối diện về những quyết định sai lầm và thất bại của mình, mà căn bản hơn là sợ Bắc Kinh nổi giận và có thể tung ra những đòn phá hoại khó lường.

Sợ Bắc Kinh, Bỏ Tù Sinh Viên Yêu Nước.

Từ những ứng xử phi lý, phi pháp và bất chấp những thiệt hại cho quốc gia, CSVN cũng đã nặng tay đàn áp những sinh viên yêu nước vì muốn chứng tỏ sự trung thành của họ đối với Phương Bắc.

CSVN biết rõ hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô tội. Hai sinh viên này không hề viết hay lưu truyền bất cử khẩu hiệu nào phê phán hay chỉ trích nhà nước CSVN mà họ chỉ tập trung lên án “tàu khựa’ đã xâm phạm biển Đông.

Những hành động yêu nước của sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha đã có những tác dụng rất lớn trong giới trẻ và thành phần trí thức. Tuy nhiên, CSVN kết án nặng đối với hai sinh viên này không chỉ nhằm răn đe giới trẻ tại Việt Nam mà còn nhằm bịt miệng những ai dám xúc phạm đến Bắc Triều.

Nhìn vào cách loan tải của các tờ báo lề phải của CSVN về sự kiện Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng hôm 18 tháng 4 vừa qua đủ thấy tính chất tay sai của lực lượng công an và quân đội CSVN hiện nay.

Tờ Tuổi Trẻ thì cho rằng những luận điệu của Trung Quốc nêu ra trong sách trắng quốc phòng mang tính chất “vừa ăn cướp vừa la làng”. Bắc Kinh đã cố tình ngụy biện cho việc tăng cường ngân sách quốc phòng là để đối phó việc các nước láng giềng giáp biển đã làm cho tình hình căng thẳng và nghiêm trọng, trong khi trên thực tế thì chính lực luợng hải giám Trung Quốc đã thường xuyên dùng vũ lực trấn áp ngư dân của các nước ven biển Đông. Bài báo của tờ Tuổi Trẻ bị buộc phải bỏ tiêu đề “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Trong khi đó, tờ Quân đội Nhân dân, cơ quan của Quân ủy trung ương và Bộ quốc phòng CSVN thì hết lời ca tụng sách trắng quốc phòng rằng Trung Quốc giới thiệu một khái niệm an ninh mới, theo đó đề cao sự tin tưởng lẫn nhau, lợi ích chung, sự bình đẳng và phối hợp, đồng thời theo đuổi an ninh toàn diện, an ninh chung và hợp tác an ninh trong vùng. Thậm chí tờ Quân đội nhân dân của CSVN còn khẳng đinh rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi chính sách bá quyền, hành xử theo kiểu bá quyền hay bành trướng quân đội.”

Câu hỏi đặt ra là tại sao Cộng sản Việt Nam lại sợ Bắc Kinh đến như vậy?

Có rất nhiều lý do để CSVN phải dựa vào Bắc Kinh, nhưng có 3 yếu tố sau đây khiến bộ chính trị CSVN không những không dám làm trái ý và còn ép buộc người dân Việt Nam không được chống lại Bắc Kinh.

Thứ nhất là Bắc Kinh đã khống chế bằng tiền, bằng quyền lợi đối với hầu hết các thành viên Bộ chính trị, một số ủy viên trung ương đảng và tướng lãnh quân đội CSVN qua con đường kinh tế. Trung Quốc hiện là quốc gia có nhiều dự án đầu tư và cho CSVN vay tiền dễ dãi nhất để tài trợ các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện và hạ tầng giao thông tại Việt Nam.

Trung Quốc chỉ cần tung những số liệu “tham ô” như đã từng tiết lộ cho giới ngoại giao tại Hà Nội rằng gia đình Nguyễn Tấn Dũng đã nhận 150 triệu Mỹ Kim để đổi lấy việc đồng ý tiến hành dự án Bauxite vào năm 2009, là đủ để buộc những cán bộ cao cấp CSVN phải phục tùng Bắc Kinh vô điều kiện. Nhất là hiện nay CSVN đang tung chiến dịch “chống tham nhũng” để thanh trừng nội bộ giữa các phe nhóm.

Thứ hai là lãnh đạo CSVN, đứng đầu là những cán bộ từng gắn chặt với Bắc Kinh như Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Chí Vịnh.... cầm đầu xu hướng phục tùng Trung Quốc như là “ngọn cờ” để tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Không dựa vào Bắc Kinh và không coi Bắc Kinh là mẫu mực thì lãnh đạo CSVN không thể nào thuyết phục được nội bộ tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc đảng, để kéo dài ảo vọng tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Chống lại Bắc Kinh tức là đã chống lại “ảo vọng xã hội chủ nghĩa” mà Trung Quốc đang là đích nhắm nên dù có bực mình những hành xử bá quyền của đế quốc phương Bắc, CSVN vẫn phải im lặng hay phản đối chừng mực trong khuôn khổ cho phép của Bắc Kinh.

Thứ ba là cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều rất sợ làn sóng yêu nước của người Việt Nam. Hà Nội sợ làn sóng yêu nước vì nó có khả năng kích động thành một phong trào chống chế đột một cách rộng lớn, và lôi kéo cả những người trong lòng chế độ tham gia.

Bắc Kinh sợ làn sóng chống Trung Quốc tại Việt Nam vì kinh nghiệm của quá khứ cho thấy là làn sóng này có khả năng kết thúc một chế độ tay sai ngoại bang và tác động vào những lực lượng dân chủ tạo ra những chuyển biến thay đổi ngay tại thành trì mẫu quốc.

Tóm lại, khi một chế độ độc tài toàn trị rơi vào tình huống phải dựa vào một quan thầy để giúp chống lưng bảo vệ quyền lực cho lãnh đạo thượng tầng, cũng như bịt miệng người dân để làm hài lòng mẫu quốc thì sớm muộn gì họ cũng đối diện cảnh “tức nước vỡ bờ” xảy ra.

Hàng triệu người đã bày tỏ sự tức giận trên mạng xã hội, khi nghe tin CSVN kết án 14 năm tù cho hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha. Diễn biến này cũng không khác gì sự kiện hàng triệu người Tunisia bày tỏ sự phẫn nổ trên Facebook, Twitter khi hay tin sinh viên Mohamed Buoazizi, 26 tuổi đã tự thiêu để phản đối chế độ độc tài Ben Ali vào ngày 17 tháng 12 năm 2010.

Chỉ năm ngày sau, sự phẫn nộ nói trên đã chuyển ra trên đường phố. Đầu tiên là tại thành phố Sidi Bouzid, nơi sinh viên Mohamed Bouazizi tự thiêu và sau đó nhanh chóng lan rộng đến thành phố Jendouba, Sousse, Sfax và thủ đô Tunis.

Chế độ độc tài Ben Ali tại Tunisia đã sụp đổ sau 29 ngày biến động.

Lý Thái Hùng
Ngày 19/5/2013
20 Tháng Hai 2014(Xem: 7208)
Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân
05 Tháng Hai 2014(Xem: 7236)
Đầu năm tôi và gia đình xin gởi đến tất cả quý vị đồng hương một năm mới nhiều sức khoẻ, may mắn, thịnh vượng.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 6315)
Đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TPHCM, đã tập hợp được cả hai lực lượng là các quan chức của chính quyền và giới bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho cải tổ và dân chủ, theo một blogger từ Sài Gòn.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 8354)
Ngày Chúa Nhật 29/11/2013, tại nhà quàn Oakhill, San Jose, từ sáng đến chiều tối, có hàng trăm người là thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bạn tù, đồng nhiệp, thân hữu đã đến để chào vĩnh biệt và nói lời tưởng nhớ với Người Quá Cố-Ký giả Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7008)
Tôi quen Việt Dzũng từ những năm đầu thập niên 90, lúc đó cả hai chúng tôi đều làm nghề phát thanh, Việt Dzũng và Minh Phượng là đôi bạn xướng ngôn viên ăn khách nhất của đài Little Saigon Radio, còn tôi thì làm bên đài Văn Nghệ Truyền Thanh.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7220)
Thêm vào đó, cái gọi là "chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại là chế độ nhiều nhân bản, yêu nước, và có khả năng xây dựng mọi mặt xã hội hơn thể chế cộng sản chuyên chính hiện nay rất nhiều.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10749)
Luận văn của Ông Ngô Đình Nhu (1910-1963), tốt nghiệp trường École Nationale des Chartes năm 1938, có tên “Les moeurs et les coutumes des Annamites du Tonkin au xviie siècle”. Quốc Anh bạn tôi đang dạy học ở Sciences Po đã bớt thời gian gõ đầu trí thức Pháp mà vào thư viện lục lọi và gửi về. Bạn Khiếu Anh cũng đã bớt thời gian đi học để dịch bản luận văn này qua tiếng Việt với tên “Những phong tục và tập quán của người An Nam ở Đằng Ngoài thế kỷ XVII”.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10471)
Nhân Lễ Giỗ 50 năm Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một đời vì nước vì dân được Người Việt Hải Ngoại tổ chức khắp nơi trên thế giới, blog Mười Sáu tuyển đăng bài “Cái Ghế Của Thợ Uốn Tóc” – câu chuyện tác giả Nguyễn Văn Lục mạn đàm với tác giả Vĩnh Phúc, nhân dịp cựu nhà báo BBC – Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: “Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm”).
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 588573)
Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm. Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức Minh.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12521)
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8484)
WESTMINSTER (VB) – Trong buổi ra mắt sách của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại hội trường nhật báo Người Việt, nhà văn Chu Tất Tiến đã nói lên lời đón mừng.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 9642)
ài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 7453)
ORANGE, Nam California – Sau một thời gian vắng bóng trên chính trường, cựu Dân Biểu Trần Thái Văn vừa thông báo về một quyết định với ý định trở lại hoạt động trong chính quyền California.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 6441)
Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. (Chris Phan)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 7371)
Một người trẻ Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ vừa được vinh danh Giải thưởng Hành trình Can đảm nhân Ngày Thế giới về Người Tị Nạn 20/6 năm nay.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8761)
Mời đồng bào đến tham dự Lễ Xuất phát: 12:30 giờ chiều, ngày thứ Sáu 7/6/2013 và 7 giờ sáng,thứ Bảy 8/6/2013 Tại khu vực Đền Hùng: 14550 Magnolia St., Westminster, CA 92683
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 11248)
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8643)
Phiên toà xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An ngày 16 tháng 5 kết thúc vào lúc 4 giờ chiều với bản án: Kha bị 8 năm tù và Phương Uyên bị 6 năm tù; ra tù, cả hai đều bị quản chế thêm ba năm nữa. Lúc ấy, ở Úc là bảy giờ tối. Từ đó đến sáng hôm sau, Thứ Sáu 17/5, tôi nhận được cả mấy trăm bức email từ khắp nơi.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8048)
Ngày 16 tháng 5, tôi đã lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi. Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí còn lập luận chưa chặt chẽ. Nhìn chung, tôi nghĩ bài đó có một số ý tưởng quan trọng nhưng còn vài chỗ đáng bàn.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 6908)
“Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"