Vũ Khoan: “VN đã bị đem ra để mặc cả.”

02 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 14986)

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: “Hãy khơi dậy sức dân”

01/09/2014 08:32 GMT+7

TT -

* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?

- Như người ta thường nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng. Khi so sánh các sự việc, hiện tượng, chiều hướng thì nên có cái nhìn nhiều chiều.

Tôi từng tham gia việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, sau đó là chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, có nhiều dịp đến Hàn Quốc nên biết tương đối rõ về đất nước này. Trước tiên, họ không phải trải qua chiến tranh dài như ta. Họ không bị cấm vận, cô lập và được Mỹ cũng như các nước phương Tây hỗ trợ rất nhiều về kinh tế.

Tôi đã đi trên nhiều con đường cao tốc ở Hàn Quốc và nhiều đoạn do nước ngoài giúp đỡ xây dựng. Khác với ta, họ không bị cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đè nặng nhiều năm.

Hàn Quốc đã theo đuổi kinh tế thị trường và hội nhập sâu với quốc tế từ rất sớm. Riêng việc có điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn của Mỹ, Nhật, Tây Âu ngay từ đầu đã là lợi thế lớn.

Nói vậy không có nghĩa Hàn Quốc không có gì ta cần học ở họ và ta không có điều gì cần rút kinh nghiệm. Đã gần 40 năm từ ngày đất nước thống nhất và 30 năm từ khi đổi mới, rõ ràng kinh tế nước nhà và đời sống người dân đã khác xa nhiều, song sự tụt hậu so với nhiều nước cùng trình độ 30-40 năm trước không còn là “nguy cơ” mà là một thực tế đáng tiếc.

Bốn khâu đánh thức tiềm năng

nhan-vat-sep-03-2014-1
Ông Vũ Khoan - Ảnh: Việt Dũng

Có những việc ta đã và đang làm không giống ai. Chẳng hạn cách tính GDP địa phương, tính nợ xấu, nợ công, chuẩn nghèo... Khi đã hội nhập rồi thì phải áp dụng chuẩn quốc tế, phấn đấu sánh vai cùng bè bạn năm châu, chứ không nên hạ chuẩn xuống rồi hài lòng với những gì mình có

Ông VŨ KHOAN

* Cần làm gì để đánh thức tiềm năng hay khơi dậy sức dân như ông vừa nêu?

- Thứ nhất, như tôi nói ở trên, phải tháo gỡ, dẹp bỏ những gì cản trở sức dân. Ví dụ ở chỗ này, chỗ kia còn phân biệt thành phần kinh tế, còn tình trạng độc quyền, thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu. Thủ tục nộp thuế “ích nước lợi dân” mà như cực hình, mất tới khoảng 800 giờ/năm, trong khi các nước chỉ dưới 200 giờ thì thử hỏi làm sao dân giàu nước mạnh được.

Mới đây nghe nói sẽ thu gọn từ 51 ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh còn 8 ngành nghề. Chủ trương như vậy là tốt rồi. Nhưng chỉ sợ mấy trăm ngành nghề “có điều kiện” sẽ đẻ ra lắm thủ tục rắc rối...

Thứ hai là câu chuyện về nguồn nhân lực. Vào cuối những năm 1980, tới thăm Nhà máy gang thép Posco, tôi rất ấn tượng với khẩu hiệu của họ là “tài nguyên có hạn, nhưng trí tuệ con người vô hạn”.

Hàn Quốc đã rất chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực. Không những về kiến thức mà cả về tố chất, kỹ năng lao động. Lao động cật lực, kỷ cương, chặt chẽ. Nhờ đó họ đã vươn lên tuyến đầu của nhiều lĩnh vực công nghệ cao.

Và nữa, họ rất tự trọng, chỉ dùng hàng Hàn Quốc, các biển hiệu quảng cáo đều dùng tiếng Hàn. Chỉ có đổi mới thật sự một cách toàn diện, cơ bản sự nghiệp giáo dục mới hi vọng bứt phá lên được.

Thứ ba là việc chọn trúng mô hình, cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng thực của mình, đáp ứng trúng nhu cầu trong và ngoài nước. Bây giờ nhìn lại thấy ta chưa có một ngành công nghiệp nào thật sự ra tấm ra món: luyện kim, cơ khí, đóng tàu, ôtô, điện tử... ngành nào cũng có “chiến lược” từ nhiều năm nay, nhưng kết quả triển khai thế nào đã rõ.

Nền kinh tế của ta vẫn gia công là chính. Kinh tế của ta vẫn là “hàng đóng bao chứ không phải hàng đóng gói”. Gạo, hạt tiêu, cà phê... ở thứ hạng cao của thế giới nhưng đều đóng “bao to” xuất khẩu, chứ chưa thành “gói nhỏ” được tinh chế, có thương hiệu, có hàm lượng trí tuệ, công nghệ cao trong đó.

Thứ tư, chúng ta hội nhập để mở rộng thị trường, tranh thủ đầu tư nước ngoài, nhưng chưa chuyển hóa ngoại lực thành nội lực thật sự.

Khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là của doanh nghiệp FDI. Điều đó không xấu nhưng không thật tốt, giá như FDI 30%, doanh nghiệp trong nước 70% thì đẹp hơn. Có thể nói chúng ta chưa xây dựng được một nền kinh tế đứng vững trên đôi chân của mình.

Nếu chúng ta tìm được lời giải cho bốn vấn đề trên thì đất nước chắc sẽ khởi sắc nhanh.

nhan-vat-sep-03-2014-2
Người dân tự đầu tư các phòng nghiên cứu nhằm phục vụ nhu cầu có giống tốt trong nông nghiệp - Ảnh: M.Vinh

* Loay hoay với định hướng phát triển, có người nói nên lấy nông nghiệp, có người lại đề nghị công nghệ thông tin. Ông có đề xuất gì không?

- Bây giờ ta ngồi đây và nói chọn cái gì sẽ là chủ quan, duy ý chí. Có lẽ nên tiếp cận từ cả hai đầu: “cầu” và “cung”. Trong kinh tế thị trường, việc đầu tiên là cần phân tích dự báo “cầu” trong nước và thế giới cả về lượng lẫn chất. Xem ra điều này chưa được chú trọng đúng mức.

Ví dụ, chiến lược công nghiệp ôtô mới đưa ra chưa làm rõ có kích cầu sử dụng ôtô không, và muốn kích cầu thì bằng biện pháp gì? Nếu không thì làm sao ngành công nghiệp ôtô phát triển được? Ta đang có những biện pháp hạn chế cầu chứ có kích cầu ôtô đâu. Đó là ở “đầu ra”, còn ở “đầu vào” thì rất cần nhận diện “tiềm năng thực”.

Tôi cứ băn khoăn tại sao trên thế giới chỉ có Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc trụ lại được ngành công nghiệp ôtô, ngay cả Pháp, Ý, Thụy Điển, Nga... xem ra đều đuối sức. Vậy ta có “sánh vai” nổi không?

* Một số chuyên gia cho rằng có thể lấy nông nghiệp trở thành nền tảng của nền kinh tế và đó chính là tương lai của Việt Nam. Quan điểm của ông như thế nào?

- Trong kết luận của Bộ Chính trị về đề án nông nghiệp, nông thôn, nông dân có nói rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là “nhiệm vụ hàng đầu” trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tôi thấy cách đặt vấn đề như vậy là hợp lý vì nước ta là nước nông nghiệp. Nông nghiệp là tiềm năng có thật, sờ thấy được, cân đong đo đếm được. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã xây dựng được nền nông nghiệp hiện đại như một trong những trụ cột cho kinh tế của họ như Hà Lan, Israel, Thụy Sĩ, Úc, New Zealand...

Không nên quan niệm nông nghiệp chỉ là nơi trú bão, khi khó khăn, thất nghiệp thì lui về trú ngụ. Chúng ta hoàn toàn có thể đi lên bằng nông nghiệp, nhưng đó phải là một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất lớn, có những sản phẩm thương hiệu tầm cỡ quốc tế.

Chỉ có điều tôi chưa rõ chúng ta sẽ giải bài toán phát triển nông nghiệp như thế nào khi tỉ trọng đầu tư vào đây cứ giảm dần, ruộng đất bị thu hẹp dần do bị lấy làm đô thị...

Nhân đây tôi xin bày tỏ nỗi lo về khâu thực hiện. Từ lâu ta đặt giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, song khi thực hiện lại không hẳn như vậy và kết quả thế nào ta có thể thấy được.

Định vị chỗ đứng trong thế giới bất định

* Chúng ta đang đứng trước bối cảnh không chỉ phải tập trung cho những nhiệm vụ bên trong, mà tình hình bên ngoài cũng đang đặt ra thách thức lớn, thưa ông?

- Thế giới đang ở thời đoạn xáo động lớn, thời đoạn chuyển tiếp sang một “cấu trúc” hay một “trật tự” mới với nhiều biến số. Và ở thời đoạn như vậy thường xảy ra nhiều náo loạn, bất định.

Đây chính là thách thức đối với mọi quốc gia, trong đó có ta và ta phải định vị cho được chỗ đứng của mình, xác định cách ứng xử thế nào để tự bảo vệ là cả một vấn đề.

* Có những nước chọn cách gia nhập các liên minh để được bảo vệ dưới cái “ô” của nước lớn. Ta với đường lối độc lập, tự chủ thì không có đồng minh, nhưng lúc này mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với bạn bè quốc tế là rất quan trọng?

- Khái niệm bạn bè là sự đồng cảm, là sự ủng hộ về tinh thần, về pháp lý. Còn khái niệm liên minh là thể chế ràng buộc nhau. Nếu chúng ta nhảy vào liên minh nào đó thì sẽ chịu nhiều ràng buộc, không còn sự cơ động, linh hoạt, nhiều khi phải tuân theo những điều không phù hợp với lợi ích của mình, thậm chí đi ngược lại lợi ích của mình.

Bài học Cách mạng Tháng Tám chỉ cho chúng ta rằng cần nhận biết, phân tích, dự báo chuẩn xác tình hình quốc tế, nhất là các nước lớn, từ đó tận dụng tối đa lợi ích, hóa giải khôn khéo thách thức có lợi nhất cho mình.

* Trong bối cảnh bên cạnh chúng ta là một Trung Quốc đang trỗi dậy và Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương - đang “xoay trục”, nếu ai đó băn khoăn nên hay không nên lựa chọn đứng về bên này, bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn, ông sẽ trả lời sao?

- Không đi sâu vào những lập luận trừu tượng, hãy nhìn vào lịch sử thì thấy nhiều khi Việt Nam đã bị đem ra để mặc cả. Cụ thể như các sự kiện diễn ra vào các năm 1954 (hiệp định Genève), 1972 (thông cáo Thượng Hải), 1974 (Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)...

Vì vậy phải độc lập, tự chủ trước hết là “trong cái đầu”, biết chọn cách thông minh nhất để bảo vệ lợi ích của dân tộc mình. Không nên “dựa dẫm” mà nên biết cách “chọn lựa” cái lợi nhất cho mình.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

12 Tháng Hai 2015(Xem: 7577)
TTO - Ngày 12-2, phóng viên chiến trường huyền thoại Bob Simon đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố New York (Mỹ).
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 67150)
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 15103)
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12079)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17016)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16164)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 8408)
VnExpress hỏi: Để phát triển hợp tác Việt Nam và Mỹ, theo Ngài Đại sứ hai nước cần đạt được những đồng thuận và nhượng bộ gì để giải quyết một số vấn đề hạn chế còn tồn tại giữa hai quốc gia? Trân trọng cảm ơn Ngài Đại sứ và Quý báo! (Nguyen Truong An, 37 tuổi, Dai Ang, Thanh Tri, Ha Noi)
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 8326)
Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh - tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị. Nhà giáo Ưng Quả là học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng và là bậc thầy của một thế hệ giáo sư, sau này có nhiều khoa trưởng của các Đại học thời độc lập.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12030)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19355)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12666)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11657)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7662)
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : Ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7666)
Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang. Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 13183)
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 12812)
Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 8235)
Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 13903)
Cháu gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vừa gửi đơn tới chủ tịch nước CSVN xin đi tù thay cho ông nội hiện bị tù đã 39 năm với nhiều thứ bệnh nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị kết tù chung thân từ năm 1982 chỉ vì tố cáo quan chức Kiên Giang làm bậy.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7625)
Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 7172)
Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân