Bộ tem quý về chủ quyền biển đảo của lão nông miền Tây

01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 12381)

VnEpress Thứ ba, 1/7/2014 | 06:00 GMT+7

Bộ tem quý về chủ quyền biển đảo của lão nông miền Tây

Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong hàng trăm nghìn tem, nông dân 64 tuổi Trần Hữu Huệ ở thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn, An Giang) có nhiều con hoặc bộ tem quý hiếm, mang giá trị lịch sử, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

image028

Ông Huệ sưu tầm tem khi học lớp 6 và đam mê đến nhịn ăn sáng khi còn đi học để dành tiền mua tem chơi. Ảnh: Ái Nam

Hai bộ tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII – XVIII" cùng "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" do họa sĩ Trần Lương thiết kế được in 2 màu vào đầu năm 1988 tại Xí nghiệp in tem Bưu Điện. Trong đó tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII – XVIII", có mệnh giá 10 đồng, được in hình chiếc thuyền buồm căng gió biển và người lính "Đội Hoàng Sa" lực lưỡng, tay cầm chèo, tay cầm tù và bằng ốc biển. Trên tem còn in tên phủ Thuận Hóa cùng lịch hoạt động của Đội Hoàng Sa bắt đầu đi từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 mới về.

Còn tem "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" mệnh giá 100 đồng in hình bản đồ Việt Nam gắn liền với các vùng biển đảo. 1/4 thân tem in cận cảnh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng dòng chữ Đại Nam nhất thống toàn đồ.

Tem quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Theo ông Huệ, qua tra cứu từ điển danh mục Tem bưu chính Việt Nam từ năm 1945 đến 2005, ông ghi nhận cả hai bộ tem trên được in 100 con/tờ, nhưng số lượng tờ đã in thì chưa có tài liệu nào ghi. Ngoài hàng chục con tem có nhật ấn bưu điện được dán trên bì thư thực gửi, nông dân này còn sở hữu 20 con tem sống chia đều cho 2 mẫu.

"Khoảng 20 năm nay giá trị con tem được nâng lên khi còn dính với chiếc bì thư. Để sở hữu những bì thư thực gửi tận Đà Nẵng, Huế…, tôi tốn rất nhiều công sức, thời gian tìm kiếm và thuyết phục, trao đổi với chủ nhân bằng các con tem quý khác hoặc món đồ giá trị", ông Huệ chia sẻ.

image029

Tem "Đội Hoàng Sa" thế kỷ XVII-XVIII trên bì thư thực gửi được ông Huệ sưu tầm ở nhiều nơi. Ảnh: Ái Nam

Ông Huệ đến với thú chơi tem từ năm học lớp 6. Hồi ấy, tình cờ thấy nhóm bạn chơi tem trong giờ giải lao, những họa tiết in trên từng con tem khiến cậu học trò vùng Núi Sập tò mò, muốn tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc liên quan. 

"Trước khi đến trường tôi thường ghé ủy ban xã để ngó vào sọt rác tìm bì thư có dán tem. Kỷ niệm khó quên là hôm tôi với người bạn đến sọt rác cùng lúc, nhưng chỉ thấy một con tem nên hai bên tranh giành dữ dội. Chơi tem riết rồi đam mê, nhịn ăn sáng để mua. Khi nào làm toán không được tôi lấy tem ra xem để thư thái đầu óc", ông Huệ kể.

Ngoài sọt rác các cơ quan, thư viện trường, ông Huệ còn "canh" các hòm thư cá nhân ở bưu điện huyện vào những ngày nghỉ học. Mỗi khi thấy người đến lấy thư, xé xem nội dung thì ông Huệ có mặt ngay để kịp xin bì thư có con tem chết. Đến lúc lập gia đình ông vẫn tay cày, tay tem và sau mỗi mùa lúa ông bán 10 giạ thóc lấy tiền đón xe đò lên TP HCM mua tem mang về quê.

Trong bộ tem 80 trang với chủ đề Lịch sử ngành Bưu điện Việt Nam 1954-1961 mà lão nông đoạt huy chương bạc tại triển lãm tem châu Á tổ chức ở Thái Lan, có những con tem quý như tem sự vụ in hình Hồ Chủ tịch, tem liên quan đến cải cách ruộng đất, triển lãm tiểu thủ công nghiệp năm 1958… Những con tem này theo chủ nhân, có giá 600-2.000 USD.

"Bộ tem nữ Anh hùng Mạc Thị Bưởi gồm 4 con, giá cao nhất Việt Nam là 600 USD. Giá trị của nó là sau khi in, kho chứa tem bị máy bay Pháp bắn cháy nên không còn nhiều. Con tem in hình Hồ Chủ tịch, giới chơi tem hỏi mua 2.000 USD và giá gấp đôi nếu dính với chiếc phong bì thực gửi", ông Huệ cho biết.

image030

Tem Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ. Ảnh: Ái Nam

Theo ông Huệ, những con tem còn dính vào bì thư mang theo giá trị lịch sử rất lớn vì thể hiện được hoàn cảnh lịch sử. Hiện ông Huệ có bì thư từ Thủ tướng phủ gửi cho Ủy ban hành chính Khu Tả Ngạn vào năm 1958. Thực hiện chủ trương tiết kiệm, Ủy ban hành chính Khu Tả Ngạn đã lộn ngược bì thư làm chiếc bì mới gửi về Viện Huân chương của Thủ tướng phủ. Ngoài bì thư còn có dấu tuyên truyền "Quyết thanh toán nạn mù chữ trong năm". Ngoài ra, ông Huệ còn sở hữu bì thư của Khu Hồng Quảng gửi Thủ tướng phủ được xếp bằng giấy báo. Chỗ ghi địa chỉ đi và đến được tận dụng từ phần trắng phía sau một công văn.

"Nhiều bì thư quý như vậy đã bị làm giả nhưng khi xem lại nội dung các bài báo liên quan trên bì thư cùng thời điểm xếp phong bì thì giới chơi tem chuyên nghiệp phát hiện ra ngay", ông Huệ cho biết thêm.

Với hơn nửa thế kỷ sưu tầm, ông Huệ đã tập hợp đủ loại tem tượng trưng cho mọi miền đất nước để ghép hình bản đồ Việt Nam. Trong đó 2 bộ tem liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa được xếp vào vị trí biển đảo. Ngoài ra, ông Huệ còn sưu tầm tem của tất cả các nước để ghép thành bản đồ thế giới và vị trí nước nào được gắn tem nước đó.

"Muốn triển lãm tem phải có nhiều bộ sưu tập trình bày trên tờ giấy A4, mỗi bộ 80 trang, cùng chủ đề. Hiện người có nhiều tem xếp theo chủ đề như vậy ở Việt Nam chỉ sở hữu 4-5 bộ, còn tôi có đến 24 bộ sưu tập với các chủ đề như thuyền, hoa, bướm, thú rừng, tàu thủy, máy bay, phụ nữ Việt Nam, Việt Nam đất nước anh hùng...", ông Huệ nói và cho biết đang tìm cách liên hệ với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam để đăng ký kỷ lục cá nhân có nhiều bộ sưu tập tem nhất Việt Nam.

image031

Tem và phong bì thực gửi được xếp bằng giấy báo từ Khu Hồng Quảng đến Thủ tướng phủ do ông Huệ sưu tầm được. Ảnh: Ái Nam

Trao đổi với VnExpress, ông Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (TP HCM), cho biết ông Huệ là một nông dân "chính hiệu" nhưng chịu khó tìm tòi, viết thư cho bạn bè chơi tem trong cả nước để trao đổi, sưu tầm những con tem quý hay tem còn dính cùng bì thư gửi đến Thủ tướng phủ trong những năm đất nước khó khăn. 

Với tem quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông Thi cho rằng, 2 mẫu này không quá đắt tiền, nhưng lại rất quý về mặt ý nghĩa bởi đây là bộ tem duy nhất thể hiện đầy đủ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

"Với những gì có được, ông Huệ xứng đáng được nhiều người gọi là 'vua' tem đồng bằng sông Cửu Long. Điều đáng quý nữa là nhà sưu tập lão thành này còn gầy dựng được câu lạc bộ chơi tem tại THCS thị trấn Núi Sập và ông đã dùng con tem làm công cụ trực quan sinh động giúp các em học tốt hơn", Chủ nhiệm Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp nhận xét.

Ái Nam

12 Tháng Hai 2015(Xem: 8080)
TTO - Ngày 12-2, phóng viên chiến trường huyền thoại Bob Simon đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố New York (Mỹ).
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 67711)
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 15500)
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12806)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 15719)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17722)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16922)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 8822)
VnExpress hỏi: Để phát triển hợp tác Việt Nam và Mỹ, theo Ngài Đại sứ hai nước cần đạt được những đồng thuận và nhượng bộ gì để giải quyết một số vấn đề hạn chế còn tồn tại giữa hai quốc gia? Trân trọng cảm ơn Ngài Đại sứ và Quý báo! (Nguyen Truong An, 37 tuổi, Dai Ang, Thanh Tri, Ha Noi)
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 8726)
Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh - tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị. Nhà giáo Ưng Quả là học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng và là bậc thầy của một thế hệ giáo sư, sau này có nhiều khoa trưởng của các Đại học thời độc lập.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12724)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 20143)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 13418)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 8066)
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : Ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 8102)
Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang. Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 13656)
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 13327)
Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 8625)
Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 14318)
Cháu gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vừa gửi đơn tới chủ tịch nước CSVN xin đi tù thay cho ông nội hiện bị tù đã 39 năm với nhiều thứ bệnh nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị kết tù chung thân từ năm 1982 chỉ vì tố cáo quan chức Kiên Giang làm bậy.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 8022)
Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 7571)
Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân