Đọc Sau Cơn Binh Lửa của Song Vũ

14 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 12813)

Nguyễn Kỳ Phong
Điểm sách

image029 

 

 

 

Đọc Sau Cơn Binh Lửa của Song Vũ

 

Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn. “Thành ra câu chuyện kể có thể nhạc nhẽo vô duyên,” tác giả lưu ý! Bút ký Sau Cơn Binh Lửa, theo tác giả, là một tập hợp những cảm nghĩ của một người đã cầm súng tham dự một cuộc chiến lớn; bút ký là những chuyện viết về “nhân vật có thực, câu chuyện có thực.”

Nhưng sau khi đọc Sau Cơn Binh Lửa, dù tác giả có khiêm nhường đến đâu, người đọc thấy tác giả đã viết nhiều hơn có thể viết được.

Phần lớn 516 trang của Sau Cơn Binh Lửa tuy viết về sự kiện có thật; về người có thật, nhưng loáng thoáng đâu đó trong những trang sách, là một vài phản tỉnh của tác giả về chiến tranh: về cái bản thể trừu tượng, về cái siêu hình của cuộc chiến. Năm trăm mười sáu trang sách là một cảm tưởng dài — mặc dù từng mãnh nhỏ, khó ghi lại sau một thời gian 50 năm, nhất là khi tác giả — tự nhận — đã bị hủy diệt sau cuộc chiến. Ở điểm nầy người đọc đồng ý với tác giả: Chiến binh nào tâm thần không bị hủy diệt sau khi thoát khỏi lằn tên mũi đạn trở về; hay là sau một thời gian dài làm tù binh của kẻ chiến thắng; hay đã chứng kiến được những tàn phá và hủy diệt của chiến tranh?

 Tác giả Song Vũ — đến đây chúng ta phải nói tên thật và vị trí của Song Vũ trong cuộc chiến để câu chuyện có đầu đuôi. Vắn tắt: Tên khai sanh: Ngô Văn Xuân, sanh 1940, Hải Phòng, Bắc Việt Nam; tốt nghiệp sĩ quan hiện dịch khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt; mang lon thiếu úy từ tháng 3, 1963; chức vụ khi thất thủ: trung đoàn trưởng Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Quân Đoàn II. Tác giả là sĩ quan tác chiến hơn 12 năm trong 20 năm của cuộc chiến.

 Sau Cơn Binh Lửa (SCBL) có 21 bài viết; 15 trong số đó là những bài viết về bắt đầu và kết thúc binh nghiệp của tác giả (Con Đường Binh Nghiệp, tr. 7; Sau Cơn Binh Lửa, tr. 275). Ra trường năm 1963, chọn Sư Đoàn 7 BB, sư đoàn cơ hữu của Quân Đoàn IV, và phục vụ từ năm 1963 đến năm cuối 1968, khi được thuyên chuyển – vì nhu cầu chiến trường – lên Vùng 2, phục vụ cho Sư Đoàn 23 BB, Quân Đoàn II. Với hai thời gian tương đối dài phục vụ ở hai vùng khác nhau của chiến trường, một số bài viết trong SCBL ghi lại nhiều địa danh của những chiến địa tác giả đã đi qua ở Vùng 4 và Vùng 2.

Trong SCBL, người đọc ghi nhận nhiều sự thích thú, về văn cũng như về sự kiện.

 

Có thể ý nghĩ không đúng, nhưng hình như nhiều nhà văn quân đội thường nhắc đến Khóa 16 VBĐL nhiều hơn các khóa khác. Có thể vì Khóa 16 là khóa đầu tiên khi trường đổi tên thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, khi người Pháp trao quyền hành chánh quân sự lại cho Việt Nam; và khóa bắt khai giảng – trên lý thuyết –chương trình học bốn năm. Nhưng sau khi đọc bài viết Con Đường Võ Nghiệp, chúng ta thấy Khóa 17 VBĐL – ra trường bốn tháng sau Khóa 16 – cũng có nhiều “danh nhân và dị sử” không kém Khóa 16. Thống kê của Khóa 17 cho biết, 210 nhập học; 189 người ra trường. Trong số đó, 30 chọn Quân Chủng Không Quân; 33 Biệt Kích; 30 Biệt Động Quân; 15 TQLC, số còn lại về các đơn vị Bộ Binh. (Á Khoa Trần Văn Ký chọn binh chủng Nhẩy Dù; thủ khoa Vĩnh Nhi chọn Sư Đoàn 7 BB, tử trận năm 1968. Được biết thêm, hai trong số 33 tân sĩ quan chọn ngành Lực Lượng Đặc Biệt, sau này có Trung Tá Nguyễn Văn Lân, liên đoàn phó LĐ81BCND; và, Trung Tá Vũ Xuân Thông Ban 3, LĐ81BCND). Chỉ hai năm sau khi ra trường, 20 sĩ quan đền nợ nước; và đến ngày tàn của cuộc chiến, con số 189 sĩ quan của Khóa 17 bị trừ đi 80 (tr. 26). Tác Giả Song Vũ ghi lại những cái “nhất” của Khóa 17: (a) Người hy sinh sớm nhất: Thiếu Úy Phạm Tất Trí, tử trận ở Quảng Ngãi, chừng hai tuần sau khi ra trường; (b) được thăng cấp nhanh nhất: Đại Tá Võ Toàn, trung đoàn trưởng TrĐ1/SĐ1BB, đuợc thăng cấp Ngày Quân Lực ngày 19/6/1972, 29 tuổi, mang chức đại tá tám năm sau khi ra trường; (c) hy sinh trên đất Bắc: Trung Úy Đặng Ngọc Khiết, Lực Lượng Đặc Biệt, bị bắt và xử tử trong khi công tác điệp vụ ở miền Bắc; (d) người hy sinh trong tù vì phản kháng, năm 1977, Trung Tá Võ Vàng; (e) hy sinh trước giờ mất nước, Thiếu Tá Biệt Động Quân Đoàn Đình Thiệu, 10g30, 30 tháng 4-1975, trong vòng đay phòng thủ Sài Gòn; và, (f) hy sinh cho tổ chức phục quốc, Trung Tá Phan Ngọc Lương Tá, án tử hình tại Huế, năm 1979.

Với độc giả thích về chiến thuật chiến lược, những bài viết về thời gian tác giả phục vụ ở SĐ7BB, và những cuộc hành quân ở “khu chiến Tiền Giang,” độc giả có thể nhìn ra được địa hình mênh mông của đồng lầy miền Nam: và cũng từ đó thấy được cái khó khăn của chiến tranh quy ước trong tương quan với chiến tranh du kích. Đọc Song Vũ, rồi coi lại bản đồ, người đọc sẽ thấy một địa hình quá lớn cho một số quân quá ít; một chiến lược quá bị động – trong ý nghĩa phải hành quân theo địa hình và ý muốn của đối phương. Vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 7 Bộ Binh là các tỉnh Mỹ Tho, Long An, Gò Công, Kiến Phong, Kiến Tường, Vĩnh Bình, và Kiến Hòa! Ba Trung Đoàn 10, 11 và 12 của SĐ7BB phải canh chừng một “bất động sản” rộng như vậy, với cấp số quân dưới trung bình: một trung đội chừng 20 người; đại đội không hơn 70 (“Trung đội tôi gồm 19 người, kể cả tôi. Bây giờ còn lại lành lặn 15.” (tr.200); “mang tiếng là đại đội tác chiến nhưng quân số chưa bao giờ lên tới trên 70 khi đi hành quân (tr. 40).) Với cấp số quân dưới tiêu chuẩn như vậy, đại đội của tác giả phải hành quân liên miên, từ tỉnh nầy qua tỉnh nọ. Trong bài viết Vào Nơi Gió Cát (tr. 33) tác giả nói về địa hình của Đồng Tháp Mười, về miệt Tân Châu-Hồng Ngự (thuộc Châu Đốc ngày xưa), về con Kinh Đồng Tiến, nối dài từ Sông Tiền Giang, gần Tân Châu, băng qua tỉnh Kiến Phong (bây giờ Đồng Tháp), nối vào Kinh Dương Văn Dương ở Long An, rồi từ đó vào sông Vàm Cỏ Tây. … tác giả nói một tiểu đoàn đóng bảo vệ an ninh cho xáng múc sình đào Kinh Đồng Tiến. Hành quân từ Tràm Chim về Vĩnh Long; từ Hồng Ngự về Cần Guộc; hành quân sáng chiều ở hai tỉnh khác nhau … qua một ngày lội bộ trong đất sình truy kích địch ở Cần Đước, ngủ lại qua đêm để sáng hôm sau di chuyển về Thủ Thừa, Long An. Nhìn một sư đoàn bộ binh như Sư Đoàn 7, và nếu phải đánh theo kiểu qui ước, thì sư đoàn rất gian nan để “bình định” những tỉnh ở Tiền Giang. Phần lớn những tỉnh ở Tiền Giang như Kiến Phong, Long An, Hậu Nghĩa có biên giới chung với Cam Bốt. Và bên kia biên giới là những cơ sở hậu cần và tiếp liệu quan trọng của B-2. Lực lượng bảo vệ Trung Ương Cục Miền Nam chắc chắn phải đông quân và có lợi thế hơn về địa hình (rút về biên giới Cam Bốt nếu không muốn đánh.) so với quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đọc những kinh nghiệm của tác giả về cuộc chiến, người đọc cảm nhận được sự khó khăn của chiến trường sình lầy, nhất là sình lầy mênh mông, ngập nước, của Đồng Tháp Mười.

Sau Vùng 4, đời binh nghiệp đưa tác giả về phục vụ SĐ23BB, ở Vùng 2/ Quân Khu II (Người đọc thấy một trùng hợp ngẫu nhiên trong đời binh nghiệp của Song Vũ: Hai Sư Đoàn 7 và 23 mà tác giả phục vụ, hai vị tư lệnh Bùi Đình Đạm và Lê Trung Tường đều là bạn cùng khóa với Tổng Thống Thiệu ở trường Võ Bị Đập Đá, Huế). Trong những bài viết liên hệ, Song Vũ nói về kinh nghiệm của một tiểu đoàn trưởng, rồi trung đoàn trưởng, TrĐ44/SĐ23BB. Tác giả nói về Đường 14; nói về địa hình núi rừng trùng trùng điệp điệp của Cao Nguyên Trung Phần; Bến Giằng, Khâm Đức, Dakto; nói về những cuộc hành quân chung với Lữ Đoàn 173, và SĐ101 Nhẩy Dù Mỹ; về mục tiêu hành quân với những địa danh nghe không phải là tiếng Việt. … Đường 14, qua Tân Cảnh, lấy tay trái đi về Ben Het, Dak Pek … (qua khỏi Ben Het, bên kia biên giới Lào, là những căn cứ hậu cần 609/611 của B-3). Bài viết Trung Đoàn 44 Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa”ở Kontum (tr. 53) nói đến những trận đánh mà tác giả tham dự trong cuộc tổng công kích xuân-hè 1972 của CSBV.

Như một nhân chứng, tác giả viết về sự thất thủ của Ban Mê Thuộc năm 1975. Đây là một chi tiết đáng đọc của SCBL. Với cương vị một trung đoàn trưởng, Trung Tá Ngô Văn Xuân thuyết trình tình hình quân sự Vùng 2 cho phái đoàn Tổng Thống Thiệu khi ông đi thăm Pkeiku vào dịp Tết Ất Mão năm 1975. Trang 80-82 viết: sau khi nghe thuyết trình xong, TT Thiệu quay sang Thiếu Tướng Phú, ra lệnh cho vị tư lệnh Quân Đoàn II đem nguyên Sư Đoàn 23BB và thêm một chi đoàn xe tăng M-48 về phòng thủ Ban Mê Thuột (BMT). Ông Thiệu đồng thời ra lệnh cho Thiếu Tướng Lê Trung Tường củng cố hệ thống phòng thủ BMT. Trong bài viết, tác giả cho thấy Tướng Phú đã định kiến cộng sản sẽ tấn công Pleiku hơn là BMT, vì Pleiku là đầu nảo của Quân Đoàn II. Khi nghe ý kiến của Tướng Phú, TT Thiệu đưa ra lý luận: (theo bài viết của Song Vũ), với địa hình tương đối trống trãi của Pleiku, hỏa lực phi pháo của Quân Đoàn II đủ để chận đứng ý định nếu họ tấn công vào Pleiku. Nhưng sau cùng, Tướng Phủ hủy bỏ quyết định đưa SĐ23BB về phòng thủ BMT như TT Thiệu đã ra lệnh. Đây là một trong những chi tiết quan trọng nhất về sự thất thủ BMT – và sự thất thủ của VNCH từ hậu quả đó. (Như một phụ chú trong bài điểm sách, người viết đã thấy tờ tường trình của Tướng Phú báo cáo về sự thất thủ BMT – Tướng Phú viết báo cáo cho TT Thiệu khi bị giải nhiệm và quản thủ ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong tờ tường trình đó, TT Thiệu viết ngoài lề hàng chữ, đại khái nói, “Tôi đã lưu ý anh về chuyện phòng thủ BMT.”)

 Sau Cơn Binh Lửa không chỉ là những hoài niệm và cảm tưởng về cuộc chiến đã qua. Đôi khi tác giả của SCBL có những phản tỉnh rất triết lý về thân phận của cuộc chiến; thân phận của người lính; và thân phận của cả một quê hương và dân tộc. Xin đừng cười, nhưng đây là ý nghĩ thành thật của người viết nầy. Chúng ta không đang nói đến loại triết học cao siêu như “Luận về Lý Trí Thuần Túy” – à la Emmanuel Kant. Nhưng khi đọc một vài phản tỉnh của Song Vũ về cuộc chiến, chúng ta không khỏi nghĩ về vấn đề của bản thể học – nó là cái gì?; về cái siêu hình của chết chóc, tàn phá, sự hủy diệt của chiến tranh – tại sao? Cũng như những chán chường, buồn nôn, của một cuộc chiến dài đăng đẳng – chừng nào mới hết? Tác giả nói đến những tháng ngày buồn nôn đóng đồn ở Tràm Chim, bảo vệ công trình đào Kinh Đồng Tiến … ngày ngày lang thang ngoài đồng, tối về nằm nghĩ bao giờ mới hết cuộc chiến nầy? Tác giả nói về cái cái vòng tròn nhầy nhụa của chiến tranh du kích, khi nghe người trưởng ấp (một ấp vừa bị chiếm, và được tác giả “dẫn quân” tới lấy lại) nói, “Mấy anh về thì tụi nó chạy đi; mấy anh đi thì tụi nó trở lại.” Năm nầy qua năm nọ, phải chứng kiến những cặp mắt sợ hãi của ông già, con nít trên đường hành quân; chứng kiến những xác chết mà mình không có hận thù gì khi họ còn sống. Buổi sáng hành quân tới chiều, nhưng không đụng trận (“không đụng trận nào cho sướng,” tác giả nói trong sự chán nản, tẻ nhạt, của lính tác chiến); tối uống rượu và chuyền tin cho nhau về những người bạn vừa chết; đêm nằm võng nghĩ về nỗi thống khổ quê hương đang chịu đựng, và không biết phải chịu đựng đến bao giờ. Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu! Đó là an ủi duy nhất một người, như tác giả, có thể cho quê hương đang oằn ọai. Tác giả đã trích Remarque, là, chiến tranh sẽ hủy diệt tất cả; hủy diệt luôn trong nghĩa tâm lý cho những người chưa bị hủy diệt một cách vật lý. Trong những phản tỉnh về nỗi đau khổ của chiến tranh, tác giả Song Vũ cho thấy, đôi khi khóc hay xỉu trước những thống khổ của chiến tranh Việt Nam, thì cũng chưa đủ để một chủ thể có thể chấp nhận cái thực tế đang xảy ra trước mắt: Đôi khi cần phải thay đổi luôn cái chủ thể – mình không còn là mình nữa – thì mới chấp nhận được cái thực thể của chiến tranh. Tác giả trích một bài thơ của Nguyễn Thị Ý … “Ngày mai đi nhận xác chồng/ Say đi để thấy mình không là mình.” Mình không là mình nữa, thì mới chấp nhận được những phủ phàng của cuộc chiến.

 Xin giới thiệu Sau Cơn Binh Lửa của Song Vũ.

 

nguyenkyphong@yahoo.com

05 Tháng Hai 2014(Xem: 7205)
Đầu năm tôi và gia đình xin gởi đến tất cả quý vị đồng hương một năm mới nhiều sức khoẻ, may mắn, thịnh vượng.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 6285)
Đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TPHCM, đã tập hợp được cả hai lực lượng là các quan chức của chính quyền và giới bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho cải tổ và dân chủ, theo một blogger từ Sài Gòn.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 8317)
Ngày Chúa Nhật 29/11/2013, tại nhà quàn Oakhill, San Jose, từ sáng đến chiều tối, có hàng trăm người là thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bạn tù, đồng nhiệp, thân hữu đã đến để chào vĩnh biệt và nói lời tưởng nhớ với Người Quá Cố-Ký giả Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6978)
Tôi quen Việt Dzũng từ những năm đầu thập niên 90, lúc đó cả hai chúng tôi đều làm nghề phát thanh, Việt Dzũng và Minh Phượng là đôi bạn xướng ngôn viên ăn khách nhất của đài Little Saigon Radio, còn tôi thì làm bên đài Văn Nghệ Truyền Thanh.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7190)
Thêm vào đó, cái gọi là "chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại là chế độ nhiều nhân bản, yêu nước, và có khả năng xây dựng mọi mặt xã hội hơn thể chế cộng sản chuyên chính hiện nay rất nhiều.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10713)
Luận văn của Ông Ngô Đình Nhu (1910-1963), tốt nghiệp trường École Nationale des Chartes năm 1938, có tên “Les moeurs et les coutumes des Annamites du Tonkin au xviie siècle”. Quốc Anh bạn tôi đang dạy học ở Sciences Po đã bớt thời gian gõ đầu trí thức Pháp mà vào thư viện lục lọi và gửi về. Bạn Khiếu Anh cũng đã bớt thời gian đi học để dịch bản luận văn này qua tiếng Việt với tên “Những phong tục và tập quán của người An Nam ở Đằng Ngoài thế kỷ XVII”.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10441)
Nhân Lễ Giỗ 50 năm Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một đời vì nước vì dân được Người Việt Hải Ngoại tổ chức khắp nơi trên thế giới, blog Mười Sáu tuyển đăng bài “Cái Ghế Của Thợ Uốn Tóc” – câu chuyện tác giả Nguyễn Văn Lục mạn đàm với tác giả Vĩnh Phúc, nhân dịp cựu nhà báo BBC – Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: “Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm”).
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 588507)
Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm. Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức Minh.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12492)
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8444)
WESTMINSTER (VB) – Trong buổi ra mắt sách của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại hội trường nhật báo Người Việt, nhà văn Chu Tất Tiến đã nói lên lời đón mừng.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 9609)
ài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 7417)
ORANGE, Nam California – Sau một thời gian vắng bóng trên chính trường, cựu Dân Biểu Trần Thái Văn vừa thông báo về một quyết định với ý định trở lại hoạt động trong chính quyền California.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 6386)
Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. (Chris Phan)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 7340)
Một người trẻ Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ vừa được vinh danh Giải thưởng Hành trình Can đảm nhân Ngày Thế giới về Người Tị Nạn 20/6 năm nay.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8712)
Mời đồng bào đến tham dự Lễ Xuất phát: 12:30 giờ chiều, ngày thứ Sáu 7/6/2013 và 7 giờ sáng,thứ Bảy 8/6/2013 Tại khu vực Đền Hùng: 14550 Magnolia St., Westminster, CA 92683
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 11190)
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8610)
Phiên toà xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An ngày 16 tháng 5 kết thúc vào lúc 4 giờ chiều với bản án: Kha bị 8 năm tù và Phương Uyên bị 6 năm tù; ra tù, cả hai đều bị quản chế thêm ba năm nữa. Lúc ấy, ở Úc là bảy giờ tối. Từ đó đến sáng hôm sau, Thứ Sáu 17/5, tôi nhận được cả mấy trăm bức email từ khắp nơi.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8015)
Ngày 16 tháng 5, tôi đã lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi. Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí còn lập luận chưa chặt chẽ. Nhìn chung, tôi nghĩ bài đó có một số ý tưởng quan trọng nhưng còn vài chỗ đáng bàn.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 6879)
“Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"
23 Tháng Năm 2013(Xem: 8652)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua, CSVN đã đưa hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại tòa án tỉnh Long An về tội tuyên truyền chống phá nhà nước chỉ vì đã phát truyền đơn chống bá quyền Trung Quốc. Bản án khá bất ngờ đối với dư luận Việt Nam và Quốc Tế: 6 năm tù giam cho Phương Uyên và 8 năm tù giam cho Nguyên Kha.