Tình yêu trong các vở kịch của William Shakespeare

26 Tháng Hai 20198:50 CH(Xem: 7362)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - THỨ TƯ 27 FEB 2019


Tình yêu trong các vở kịch của William Shakespeare


Thủy Nguyệt


14/02/2019


Tình yêu trong các vở kịch của Shakespeare đã trở thành những câu chuyện tình được kể qua mọi thời đại, khiến bao thế hệ say đắm, ngưỡng mộ.


William Shakespeare là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng ở nước Anh với những tác phẩm bất hủ vẫn được ca ngợi. Những vở kịch của ông có chủ đề đa dạng, trong đó tình yêu là màu sắc không thể thiếu.


''Romeo & Juliet'': Bi kịch tình yêu sống mãi trong thời đại


Romeo & Juliet là vở bi kịch tình yêu nổi tiếng nhất của William Shakespeare, được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Italy thời Trung Cổ.


image054


Hình ảnh Romeo và Juliet trong chương trình biểu diễn tại Boston, năm 2017


Romeo và Juliet thuộc hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet, có mối thù địch lâu đời với nhau. Nhưng họ lại phải lòng nhau ngay khi nhìn thấy nhau trong đêm hội hóa trang của nhà Capulet. Chàng Romeo ngơ ngẩn trước nhan sắc tuyệt thế của Juliet, còn nàng Juliet cũng đã ngây ngất trước vẻ hào hoa phong nhã của Romeo. Họ tin rằng định mệnh đã sắp đặt cho họ được gặp nhau, và họ thề nguyện sẽ ở bên nhau mãi mãi.


Hành động cùng chết bên nhau của họ chính là dấu ấn sâu sắc về tình yêu lãng mạn chuẩn mực, kiểu Romeo & Juliet.


“Thiên đường là nơi có nàng”


Romeo đã chết khi nhìn thấy người yêu say đắm của mình nằm đó. Một tình yêu nồng cháy, quyết liệt, mộng mơ, dữ dội, thuần khiết. Hình ảnh chàng nâng chén thuốc độc, và nói “Thế là ta được hôn nàng mà chết”, thật đẹp đẽ, và cũng thật đau lòng.


Mối tình của Rome và Juliet có thể xem là mối tình đẹp nhất của mọi thời đại.


''Đêm thứ mười hai'': Tình yêu chính là mù quáng


Đêm thứ mười hai là vở hài kịch của Shakespeare, đã được viết vào khoảng năm 1601. Đêm thứ mười hai là đêm hội vui chơi cuối mùa Giáng sinh.


Vở kịch tập trung vào cặp song sinh Viola và Sebastian, bị lạc mất nhau trong vụ đắm tàu.


image055


Hình ảnh vở kịch Đêm thứ mười hai trong chương trình The Utah Shakespeare Festival, năm 2014.


Viola khi bị đắm tàu đã được cứu và lên bờ. Cô cải trang thành chàng trai trẻ tên Cesario và tham gia phục vụ công tước Orsino. Chẳng mấy chốc Viola đã đắm chìm trong tình yêu với Orsino. Trong khi đó chàng công tước lại yêu nàng Olivia.


Trong một lần, khi chàng công tước Orsino yêu cầu Caseario đến “trao gửi” nỗi lòng của mình với nàng Oliva, thì vừa nhìn thấy Caseario (Viola), đã đem lòng yêu say đắm.


Một tam giác tình yêu được hình thành: Viola yêu công tước Orsino, công tước Orsino yêu Olivia, và Olivia yêu Viola cải trang thành Cesario.


Tình tiết vở kịch trở nên thú vị hơn khi người anh trai sinh đôi có gương mặt giống hệt Viola xuất hiện, và Olivia khi gặp chàng đã ngay lập tức “bắt cóc” đi làm đám cưới vì ngỡ chàng là Cerario mà nàng yêu.


Hiểu lầm được hóa giải khi cả Viola và Sebastian có mặt cùng lúc. Nhưng chuyện đã rồi, nên Oliva chấp nhận lấy Sebastian làm người thay thế, Viola bộc lộ thân phận thiếu nữ, và cưới Orshino.


Kết cục, mọi chuyện đều êm đẹp, và dư vị ngọt ngào có chút mù quáng lại khiến mọi người say đắm. Thế gian trong Đêm thứ mười hai thấm đẫm ái tình và niềm vui.


''Antony và Cleopatra'': Tình yêu và quyền lực


Vở bi kịch Antony và Cleopatra của Shakespeare, được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát Blackfriars, khoảng năm 1607.


image056


Tình yêu trong Antony và Cleopatra gắn chặt với âm mưu, tham vọng và quyền lực.


Câu chuyện tình giữa Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập cổ đại và Mark Antony, viên tướng của quân đội La Mã được bắt đầu vào khoảng năm 41 trước công nguyên.


Trận Actium ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, Cleopatra đã chạy trốn cùng 60 chiếc tàu của mình và Antony đi theo cô, khiến lực lượng của anh bị hủy hoại.


Xấu hổ cho những gì chàng đã làm vì tình yêu của Cleopatra, Antony trách mắng nàng vì đã khiến chàng trở thành kẻ hèn nhát, nhưng cũng đặt tình yêu chân thành và sâu sắc này lên trên tất cả, nói rằng "Hãy cho tôi một nụ hôn, ngay cả điều này cũng trả lời tôi".


Với nhiều mẫu thuẫn, xoay quanh quyền lực, thù hận, Cleopatra đã thử lòng người tình bằng cách thông báo cho Antony tin nàng đã chết. Quá đau đớn trước tin này, Antony đã dùng kiếm đâm thẳng vào bụng mình để tự vẫn.


Và sau đó, Cleopatra cũng tự vẫn, trong tâm tưởng của nàng, tha thiết mong rằng có thể gặp lại người tình Antony ở thế giới bên kia.


Tình yêu trong Antony và Cleopatra gắn chặt với âm mưu, tham vọng và quyền lực. Sau cùng hai người yêu nhau đều đã chết, nhưng tình yêu của họ chính là điều lưu giữ còn lại.


Shakespeare đã rất thành công khi xây dựng hai nhân vật lịch sử Cleopatra và Antony trở thành hai nhân vật gần gũi, sống động trong vở kịch của mình.


''Người lái buôn thành Venice'': Tình yêu và sự tin tưởng


Trong vở kịch Người lái buôn thành Venice, Shakespeare mối tình của Portia và Basanio thật ngọt ngào, trong sáng và nồng nàn.


image057


“Em không muốn mất chàng"


Portia với Bassanio dù quen biết chưa lâu nhưng nàng Portia đã đặt niềm tin hoàn toàn nơi chàng. Khi chàng phải chọn 3 chiếc hộp vàng, bạc, chì theo di nguyện mà cha nàng để lại, nàng cầu nguyện cho chàng, từng giây phút một. Nếu chàng nhầm lẫn, chàng sẽ không thể vượt qua thử thách để cưới nàng.


“Em không muốn mất chàng”, “Tất cả em đều thuộc về chàng” - nàng thốt lên những lời lẽ ấy tự đáy lòng.


Khi bạn thân của chàng Bassanio gặp nguy hiểm (vì anh muốn giúp đỡ hai người), Portia cũng đã rất thông minh, dũng cảm, không ngại khó khăn để giúp đỡ. Nàng đã khéo léo khuyên tên tài phiệt giàu có, xấu tính Shylock từ bỏ ý định róc thịt Antonio, nhưng lão một mực không nghe, mà muốn hành hạ chàng.


Lúc ấy, dựa trên tờ khế ước và luật pháp của Venice, nàng đã làm cho âm mưu của Shylock thất bại hoàn toàn. Làm sao có thể xẻ thịt người mà không khiến người ấy chảy máu.


Quả nhiên, trái tim và trí tuệ của nàng đáng được chàng Bassanio nâng niu và trân trọng. Họ làm đám cưới với nhau trong tràn ngập tiếng cười. Câu chuyện tình yêu đậm màu cổ tích, nhưng cũng rất hiện đại, bởi Bassanio và Portia đã chủ động để đến với nhau, để đấu tranh vì tình yêu của nhau.


William Shakespeare ngoài đời trông như thế nào?


Thu Hoài


25/02/2019


Dù Shakespeare có là nhà viết kịch vĩ đại nhất của nước Anh đi chăng nữa thì ông cũng chỉ có duy nhất một bức chân dung được giới học giả công nhận.


Ngày nay, không có bất cứ mô tả nào về ngoại hình của đại thi hào William Shakespeare còn tồn tại, và cũng không có bằng chứng nào cho thấy Shakespeare từng đặt vẽ chân dung. Vậy nên nói chính xác nhất thì không có một người nào còn sống biết được khuôn mặt thực sự của ông.


Tại triển lãm chân dung quốc gia của Anh, trong vòng bốn thập kỷ kể từ khi được thành lập năm 1856, đã có khoảng 60 chân dung tái hiện lại hình ảnh William Shakespeare được trưng bày và bán tại đây.


Tuy nhiên chỉ có duy nhất hai tạo hình được giới học giả công nhận, một trong số đó là bản khắc được thực hiện bởi Martin Droeshout, còn lại bức điêu khắc đặt trong nhà thờ Holy Trinity được tin là do nhà điêu khắc nổi tiếng Geral Johnson.


image053


Bản khắc của Martin Droeshout đến nay vẫn được coi là bức chân dung duy nhất giống với William Shakespeare. 


Bản khắc của Droeshout được dùng làm trang bìa của một cuốn sách tuyển tập các tác phẩm của Shakespeare xuất bản lần đầu năm 1623. Và trong bài thơ giới thiệu của cuốn sách, nhà viết kịch Ben Johnson đã ngụ ý rằng bức họa này trông rất giống Shakespeare.


Năm 2006, trong triển lãm “Đi tìm Shakespeare”, triển lãm chân dung quốc gia đã giới thiệu đến đông đảo độc giả 6 bức họa khác về Shakespeare. Trong đó bức vẽ của Chandos được coi là gần giống với nhà viết kịch vĩ đại của nhân loại nhất.


Và lấy ý tưởng từ những bức chân dung của Shakespeare, nhà văn người Mỹ Charles Finch đã cho ra mắt cuốn sách tiểu thuyết trinh thám mới nhất của mình mang tên The Vanishing Man.


image058


Cuốn sách The Vanishing Man lấy ý tưởng từ những bức chân dung của Shakespeare


Tác phẩm lấy bối cảnh tại London năm 1853 khi một bức tranh trong bộ sưu tập của Công tước xứ Dorset bị đánh cắp. Nhưng điều quan trọng hơn là ông nhận ra lũ trộm có thể sẽ quay lại lần nữa bởi có lẽ chúng đã nhầm lẫn.


Bức tranh bị đánh cắp được treo ngay cạnh một kiệt tác vô cùng quý giá - và đó có thể là bức tranh sơn dầu duy nhất của William Shakespeare từng có trong cả cuộc đời mình.


Rồi án mạng bắt đầu xảy đến và hàng loạt những bí mật liên quan đến Shakespeare được tiết lộ khiến vị thám tử trẻ tuổi Charles Lenox không thể làm ngơ. The Vanishing Man là phần tiếp theo series tiền truyện về thám tử Charles Lenox sau thành công của cuốn đầu tiên The Woman in the Water và 11 tập truyện chính khác do Charles Finch sáng tạo nên.


image059


Charles Finch là một trong nhiều nhà văn trinh thám được yêu thích tại Mỹ.


Không chỉ khiến độc giả cuốn theo một cuộc rượt bắt ngoạn mục mà Finch cũng rất biết cách giải trí người đọc. Xuất phát từ thực tế rằng chính tác giả của Romeo và Juliet cũng không thể phát âm được đúng họ của mình, Finch đã giới thiệu với độc giả cái tên “William Shakespeare” được chơi chữ thành “I am a weakish speller” (Tôi là người đánh vần kém cỏi).

20 Tháng Mười 2019(Xem: 5220)
25 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6964)