Tháng Giêng, giỗ Phạm Duy, nhớ Suma Ching Hai đi tìm Những Vết Tiền Thân, Nghệ thuật Thiên đường

07 Tháng Giêng 201810:06 CH(Xem: 11270)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT  - THỨ  HAI  08 JAN  2018


Tháng Giêng, giỗ Phạm Duy, nhớ Suma Ching Hai đi tìm Những Vết Tiền Thân, Nghệ thuật Thiên đường


VH 16 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 5819)


Lý Kiến Trúc


(nhuận sắc Jan 2018)


image041

Suma Ching Hai


image042

Phạm Duy. Ảnh LKT


Phạm Duy sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921, mất ngày 27 tháng Giêng năm 2013. Ông được coi như nhà nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác vô địch, ca khúc của ông đa dạng về nhiều thể loại khác nhau, có thể nói ông khởi đi từ kháng chiến ca, dân ca, tình ca,  ... rồi tâm linh ca.


Trước khi quyết định về tái định cư ở Việt Nam, ở Mỹ ông sống cùng với gia đình ở "Thành phố giữa đàng - Midway City". Thật ra, quyết định về Việt Nam của ông đã nhen nhúm từ lâu. Trong "Đêm Thơ Nhạc - Những Vết Tiền Thân và Tình Ca Quê Hương" ở Hoa Thịnh Đốn do Hội Quốc Tế Thanh Hải tổ chức, phát biểu trên sân khấu, Phạm Duy nhắc lại câu nói của Gs Trần Văn Ân: "Chuyến đi của đời người trên dòng sống tư duy. Hành lý là con tim mở rộng, chốn đến là tự thức an nhiên. Là một quay lưng không bận bịu. Là một trở về rất vô tư ..."


Đại nhạc hội Thi ca Tâm linh do bà Suma Ching Hai tổ chức ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn quy tụ gần năm ngàn người tham dự. Khi nói về dòng thi ca của Suma Ching Hai, Phạm Duy phát kiến thể loại mới trong âm nhạc Việt Nam, đó là Thiền Ca. Thiền Thơ của nhà nhà thơ Suma Ching Hai qua bàn tay tài hoa của Phạm Duy trở thành Thiền Ca. Ca sĩ Duy Quang hát các bài này tại đại nhạc hội.


Nhân trong nhạc hội " Những Vết Tiền Thân ", nữ tài tử Kiều Chinh được mời tham dự với tư cách khách danh dự; bổn báo Lý Kiến Trúc được mời với tư cách nhà báo.. (LKT Dec 27, 1997)


Suma Ching Hai: "Những Vết Tiền Thân"


image043

Suma Ching Hai (Ảnh ... 19?)


ẢNH TƯ LIỆU CỦA ĐTH & LKT - Bà một nhà thơ, một nghệ sĩ trải lòng rung động với nghệ sĩ, một thiền sư đi tìm chân thiện mỹ cống hiến cho người cho đời … ; Nhạc sĩ Phạm Duy nói và viết về bà như sau:


image044

Phạm Duy. Ảnh LKT


Phạm Duy nói Về Thơ Thanh Hải Vô Thượng Sư


Phạm Duy là một trong những vị khách đặc biệt của "Đêm Thơ Nhạc - Những Vết Tiền Thân và Tình Ca Quê Hương".


Trong đêm thơ nhạc này, ông đã giới thiệu hai nhạc phẩm do ông phổ nhạc từ hai bài thơ của Thanh Hải Vô Thượng Sư: Đêm Đơn (mà ông đã đổi thành "Cô Đơn" và "Sắc Không"); ông nói:


image045


 Theo tôi:


“Từ khi có Tân Nhạc nghĩa là từ hơn nửa thế kỷ qua, ở trong nước hay ở ngoài nước, người Việt Nam có rất nhiều Nhạc Hội. Trước hết là Nhạc Hội Nhạc Tình để chúng ta xưng tụng tình yêu lãng mạn, trữ tình hay tình yêu cảm tính, nhục tính. Rồi tới Nhạc Hội Nhạc Hùng để chúng ta biểu lộ lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu dân tộc. Có Nhạc Hội Lịch Sử trang trọng thì cũng có Nhạc Hội Hài Hước. Quả rằng chúng ta đã biết dùng âm nhạc để nuôi dưỡng con người trần tục với tất cả hỉ, nộ, ái, ố...


 Thế nhưng, cho tới bây giờ, chúng ta ít có những buổi nhạc hội với phần quan trọng là Nhạc Tâm Linh, như buổi nhạc hội hôm nay. Là một người đã nhiều phen chủ trương soạn nhạc tâm linh bên cạnh nhạc tình cảm và nhạc xã hội, tôi xin trân trọng cảm ơn ban tổ chức đã cho tôi tham gia buổi ca diễn này để nói lên đôi ba lời về hành trình của những người dắt chúng ta đi tìm cõi vô thường...


 Và hôm nay thi tôi được hân hạnh đi vào cõi thơ của Thanh Hải Vô Thượng Sư... Tôi sẽ không nhắc lại những điều mà anh bạn Trần Văn Ân đã soi sáng: Thơ Thanh Hải Vô Thượng Sư là thơ nói lên sự hòa trộn của cuộc tình thế tục và sự thanh khiết của đời sống tu hành. Còn theo tôi, thơ của bà không những là thơ phá chấp của một nữ tu, đó còn là thơ của những chuyến đi tâm tưởng. Chuyến đi của đời người trên dòng sống tư duy. Hành lý là con tim mở rộng, chốn đến là tự thức an nhiên. Là một quay lưng không bận bịu. Là một trở về rất vô tư. Là những bài thơ "nghiêng tai nghe lại cuộc đời"...


 Tôi cũng tin rằng những bài thơ rất đời và rất đạo của thi sĩ Thanh Hải Vô Thượng Sư như: TA THƯƠNG NGƯỜI, NHƯ ÁNG MÂY CAO, QUA NHÀ AI, NGƯỜI DỰNG ĐỊA ĐÀNG v.v...đã được những bạn đồng nghiệp của tôi là các nhạc sĩ Lê Dinh, Nhật Ngân, Phượng Vũ minh họa rất công phu, và những bài thơ phổ nhạc này sẽ được trình bày trước quý vị hôm nay qua những giọng hát tuyệt vời của Khánh Ly, Mai Hương, Lệ Thu, Duy Khánh...


 Riêng về phần tôi, trong xu hướng NHẠC TÂM LINH và với chủ đề NHỮNG VẾT TIỀN THÂN, tôi chọn bài thơ CÔ ĐƠN của Thanh Hải Vô Thượng Sư để phổ nhạc.


Cô đơn cô đơn như chưa bao giờ cô đơn


Buồn thật là buồn như chưa bao giờ thật buồn...


image046

Suma Ching Hai (Ảnh ... 19?)


image047

Suma Ching Hai 08 Nov 2009 W. DC. Ảnh LKT


Chúng ta, những con người đã hơn hai mươi năm xa xứ, chúng ta là những "con chim" hai lần "lạc lối giữa bầu trời mênh mông", bởi vì không những cô đơn trong cái cô đơn nghiệp dĩ của con người, mà còn rất cô đơn trong đời sống tha hương của người Việt Nam. Và Thanh Hải Vô Thượng Sư đã đưa ra vòng tay rộng mở, tôi thật tình không ngạc nhiên khi thấy bà có đệ tử ở khắp nơi trên thế giới. Quả rằng trong buổi "hẹn hò" như đêm nay, trong buổi nhạc hội này, chưa cần phải thuyết pháp, bà đã cùng chúng ta "du hành về vùng thơ ấu, về vùng thần thoại" như trong lời thơ vậy.


 Quý vị đã nghe Kiều Loan ngâm bài thơ này theo lối ngâm cổ truyền một cách rất đặc sắc. Bây giờ quý vị sẽ nghe Duy Quang trình bày bài thơ CÔ ĐƠN này. Tân Nhạc có cái lợi hơn Cổ Nhạc ở chỗ giai điệu mới có thể uyển chuyển hơn là điều ngâm cố định. Tân Nhạc còn có thể chuyển điệu từ nỗi cô đơn giữa bầu trời mênh mông tới niềm vui của sự nối tay nhau trong đêm dài một cách dễ dàng hơn.


Thưa quý vị, vào lúc tận cùng của một năm cũ và trong khung cảnh ấm cúng của Đêm Nhạc Hội Tâm Linh này, tôi trân trọng kính mời quý vị nghe bài CÔ ĐƠN, thơ Thanh Hải Vô Thượng Sư, Phạm Duy phổ nhạc, qua phần trình diễn của Duy Quang. Đây Duy Quang!


Tôi vẫn thường cho rằng đời người là một hành trình bất tận. Nhưng cuộc ra đi nào cũng cần có lúc trở về. Với Thanh Hải Vô Thượng Sư, cõi Niết Bàn không phải là nơi ẩn náu, với Lưu Nguyễn, chốn Thiên Thai không làm quên đường về, do đó:


Bước một bước là trở về nguyên thủy


Lui một ly là trở lại trần ai...


 Đối với tôi, Thanh Hải Vô Thượng Sư luôn luôn là một quay lưng không bận bịu và cũng luôn luôn là một trở về rất vô tư. Cũng trong ý hướng điều hợp xã hội cả con người, tôi đã phổ nhạc bài thơ SẮC KHÔNG của Thanh Hải Vô Thượng Sư.


"Thưa quý vị, một lần nữa: Duy Quang.”


Tường trình thêm:


Quả thật, bài diễn thuyết về dòng nhạc tâm linh của nhạc sĩ Phạm Duy (Duy Quang hát nhạc nền) lôi cuốn sự hoan nghênh của hàng ngàn người trong Đại nhạc hội “Đường vào Nhạc Tâm Linh” diễn ra ở Constitution Hall Washington, DC. (Dec 27, 1997).


Đó là lần thứ hai, lần thứ nhất người nhạc sĩ tài hoa xuất hiện trong Đại nhạc hội “Những Vết Tiền Thân & Tình Ca Quê Hương” ở đại hí viện Long Beach Terrace Theater (Dec 29, 1996), cũng không kém nồng nhiệt của khán giả có khi lần đầu mới thấy và nghe Phạm Duy nói chuyện.


Hai đại nhạc hội này đều do Hội Quốc Tế Vô Thượng Sư Thanh Hải tổ chức (SupremeMaster Ching Hai Association, USA), mỗi rạp thu hút khoảng từ bốn đến năm ngàn cử tọa. (Hầu như các đại hội do Hội Quốc tế Suma Ching Hai tổ chức thu hút khách tham dự từ 3 đến 5 ngàn người).


Nhân vật chính trong hai đại nhạc hội là tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa và nhà soạn ca khúc Phạm Duy.


Hầu như có đủ mặt giới ca nhạc sĩ tên tuổi hải ngoại.Từ đại gia đình Pham Duy, Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Thái Thảo, đến Kiều Chinh, Khánh Ly, Lệ Thu, Mai Hương, Ý Lan, Tuấn Cường, Thanh Lan, Nhật Ngân, Lê Uyên & Phương, Thu Hồ, Mỹ Huyền, Duy Khánh, Đan Hùng, Kiều Loan, Dalena, Henry Chúc, Ái Vân, Kiều Hưng, Phượng Vũ, cho đến Trần Quang Hải Bạch Yến từ Paris bay sang.


Hầu như tất cả giới văn nghệ sĩ tham dự đều hài lòng với sự đối xử “lịch sự và đẹp” của bà Thanh Hải, không ca nhạc sĩ nào không cảm kích trước nghĩa cử của bà Thanh Hải. Vào thời ấy, đây là hai nhạc hội tổ chức qui mô, dàn cảnh vĩ đại.


Với một cử chỉ khoan thai, lời nói chẳng cần kiểu cách, bà Suma Ching Hai giới thiệu Phạm Duy: “Quí vị có nhớ, thường thường lúc nói chuyện với quí vị, sự phụ thường thường giới thiệu nhạc sĩ Phạm Duy… là ông này nè…” (vỗ tay), “Tại sao nói tiếng Anh, là vì giới thiệu là giới thiệu với người ngoại quốc chứ không phải giới thiệu với người Việt Nam, Việt Nam ai cũng biết Bồ tát rồi, mình giới thiệu chi uổng”… “Tôi rất vinh dự được hiện diện bên những vị này, ngay cả chỉ để chiêm ngưỡng. Khi còn trẻ, tôi không bao giờ mơ rằng tôi có thể đứng đây bên cạnh các vị này như hôm nay.” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng nhà báo).


Trong đêm nhạc hội ở W. DC., tháng 12/1997, diễn giải về nhạc tâm linh, Phạm Duy nói: “… Là một người nhiều phen chủ trương soạn nhạc tâm linh bên cạnh nhạc tình cảm và nhạc xã hội, … tôi xin trân trọng cám ơn ban tổ chức đã cho tôi tham gia buổi ca diễn này, và hôm nay, tôi hân hạnh đi vào cõi thơ của Suma Ching Hai … theo tôi, thơ của bà không những là thơ phá chấp của một nữ tu, đó còn là chuyến đi của đời người trên dòng sông tư duy …” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng).


image048

Bà Suma Ching Hai tặng hoa cho Nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh LKT 1997


image049

Từ trái: Bà Suma Ching Hai, Tài tử Kiều Chinh, Nhạc sĩ Phạm Duy và phu nhân Ca sĩ Thái Hằng. Ảnh LKT NOv 1997.


Trên hàng ghế danh dự ở rạp W, DC., bà Thanh Hải ngồi trên ghế bành mầu xanh, bên trái là nữ tài tử Kiều Chinh, kế là Nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng; Kiều Chinh khen bàn tay bà Thanh Hải đẹp, bà nhoẻn miệng cười sau đó tặng ngay Kiều Chinh món quà quí.


Ban tổ chức mời Kiều Chinh lên sân khấu phát biểu cảm tưởng, nữ tài tử liền mời hai ông cựu chiến binh Mỹ Mark Katz và ông Jim Delgado lên nói về cảnh hàng trăm học sinh nghèo khó không có được mái trường; bà Suma Ching Hai tỏ ra rất cảm động, bà ngỏ ý hiến tặng một trăm ngàn đô la ($100,000.00 USD) giúp cho hai ông cựu chiến binh và Kiều Chinh về xây dựng mái trường ở Gio Linh Quảng Trị.


 Sự đối đãi của bà Suma đối với văn nghệ sĩ Việt Nam trong và ngoài nước không chỉ dừng trên các sân khấu nhạc hội huy hoàng; nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy nằm trong bệnh viện 115 vật vã với tử thần rình rập, “Cô đơn, cô đơn như chưa bao giờ cô đơn, buồn thật là buồn như chưa bao giờ thật buồn” ****, bà Suma từ Mỹ đã gởi quà và tiền sở phí bệnh viện giúp cho nhạc sĩ. Ông viết thư cảm tạ bà Suma: - “Thưa Sư Phụ …” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng).


Bà Suma ChingHai là một hiện tượng “thoát thai dị kỳ” (Lời PD trong ca khúc “Đường em đi”). Nhiều năm trong quá khứ bà và hàng ngàn đệ tử đã hoạt động nhiều công tác nhân đạo, từ thiện, kể cả sự đối đãi ân tình đối với rất nhiều văn nghệ sĩ trong nước.


Trong một lần tôi đi làm phóng sự thuyền nhân ở đảo Palawan (1996), đến thăm trại Thủy quân Lục chiến Mỹ này sau giao lại cho chính phủ Phi Luật Tân đã biến thành trại tị nạn dung chứa hơn hai ngàn thuyền nhân, tôi được nghe các đệ tử của bà sống trong trại nói rằng bà Thanh Hải và nhóm đệ tử ngồi “thiền” trước cửa trại lính Thủy quân Lục chiến Mỹ xin cho bằng được vào trong trại tiếp tế gạo và thực phẩm cho thuyền nhân khi chương trình tái định cư ở nước thứ ba chấm dứt.


Nhớ ơn bà Suma Ching Hai, các đệ tử đã dựng một thiền đường mái tranh cột tre để làm nơi tu tập. Sơ Pacal Lê Thị Tríu, Giám đốc trại đồng ý về việc này.


Trại lính này nằm sát bờ biển Palawan nhìn ra biển Đông, trên bãi cát còn sót lại vài con thuyền mục nát ngổn ngang trơ mũi.


Trong các thước phim quay về hoạt động tranh đấu cho thuyền nhân tị nạn ở Hồng Kông năm 1994 đang sống tạm trú trong hai trại “đầu bạc”; khi chương trình tái định cư ở đệ tam qốc gia chấm dứt và có lệnh cưỡng bách hồi hương, chính quyền Hồng Kông ra tay đối xử tàn bạo với thuyền nhân, chỉ trong vòng 24 giờ hôm mùng 7 tháng Tư, 1994, bà Suma cùng với hàng ngàn đệ tử khắp nơi trên thế giới đeo khăn tang đã tập trung ngồi thiền phản đối trước tòa đô chánh Hồng Kông, tuần hành phóng thanh với một rừng biểu ngữ xin thế giới mở rộng qui chế tị nạn. /


image050

Nhà báo Lý Kiến Trúc phát biểu trong một hội nghị về "Sống Xanh và Thịnh Vượng" địa cầu do bà Suma Ching Hai tổ chức tại Grand Hyatt Hotel, Washington, DC, Hoa Kỳ ngày 8/11/2009.


image051

Nhà báo Lý Kiến Trúc thay mặt cho báoVăn Hóa trao tặng tấm Plaque Memories cho Hội Quốc Tế Vô Thượng Sư Thanh Hải trong hội nghị về "Sống Xanh và Thịnh Vượng"địa cầu tổ chức tại Grand Hyatt, Washington, DC, Hoa Kỳ 8/11/2009.


Ghi nhớ


Thế kỷ 20 và 21, con người đã bước ra ngoài vũ trụ, nhưng hàng tỉ người vẫn còn sống


và cư trú trong một không gian sinh tồn nhỏ nhoi là địa cầu…


Hôm nay, Chủ Nhật 8 tháng 11 năm 2009, một sự kiện đã diễn ra tại thủ đô Hoa


Thịnh Đốn quan tâm đến nhân loại, đó là sự hiện diện của các nhà bác học nhân văn


như : Tiến sĩ Stephen Schneider; Tiến sĩ Michael Greger; Tiến sĩ Noam Mohr; Tiến sĩ


Ruby Lathon; Tiến sĩ Leter Carter; và các nhà hoạt động thế giới…


Tất cả đều hướng về đại hội “Humanity’s Leap to The Golden Era:


Washington D.C. Climate Change Conference” do The Supreme Master


Ching Hai International Association tổ chức.


Xin được thay mặt cho những con người đang sống trong môi trường xanh, chân


thành cảm tạ ban tổ chức và ngài Master Ching Hai.


Lý Kiến Trúc, Journalist


Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Orange County


Memories


During the 20th and 21st Centuries, despite mankind’s ability to explore


outer space, all of the billions of people living today still inhabit this tiny


blue sphere we call Earth.


Today, Sunday November 8, 2009, an event has united all the


humanitarians right here in Washington D.C. We have the presence of Dr.


Stephen Schneider, Dr. Michael Greger, Dr. Noam Mohr, Dr. Ruby Lathon,


Dr. Peter Carter and other active environmentalists….


They all come together to attend “Humanity’s Leap to The Golden Era:


Washington D.C. Climate Change Conference” being hosted by The


Supreme Master Ching Hai International Association.


On behalf of all the people inhabiting this green world, I would like to


thank you, the organizing committee and The Supreme Master Ching Hai,


for all your compassionate work.


Ly Kien Truc, Journalist


President of the Vietnamese American Media and Artists Association, Orange County.


Lý Kiến Trúc


* Bài viết năm 1997 đăng lại trên báo Văn Hóa Online - California ngày 16 Tháng Tư 2013. Nhuận sắc 04/1/2018.


Vài hình ảnh trong buổi hội nghị


image047

Suma Ching Hai 08 Nov 2009 W. DC. Ảnh LKT


image052image053image054image055


A Brief Biography of The Supreme Master Ching Hai

image056image057image058

"A Master is one who has the key for you to become a Master...to help you realize that you are also a Master and that you and God are also One. That's all...that's the only role of the Master."


"Our path is not a religion. I do not convert anyone to Catholicism or Buddhism, or any other "ism." I simply offer you a way to know yourself, to find out where you come from, to remember your mission here on earth, to discover the secrets of the universe, to understand why there is so much misery, and see what awaits us after death."


"We are separated from God because we are too busy. If someone is talking to you and the telephone keeps ringing, and you are busy cooking or chatting with other people, then no one can get in touch with you. The same thing happens with God. He is calling every day and we have no time for Him and keep hanging up on Him."


-The Supreme Master Ching Hai-


image059The Supreme Master Ching Hai was born in Au Lac (Vietnam). Her father was a highly reputed Naturopath. He loved to study world literature and was especially interested in philosophy. Among his favorites were the writings of Lao Tzu and Chuang Tzu which were available to The Supreme Master Ching Hai as a young child. She had read these and other Buddhist texts before she had entered primary school.


The Supreme Master Ching Hai was not a typical child. She was often found reading philosophical literature when the other children were doing homework and playing. This concerned her father who asked her if she understood these works. She answered him "If I didn't understand, I wouldn't have any interest in doing this." Although he remained concerned, she consistently did excellent work in school so he supported her unusual interests.


Although her parents were Catholic, they were open to Buddhism. Supreme Master Ching Hai's grandmother, a Buddhist, whom Master loved to spend time with taught Her the scriptures and Buddhist worship. The Supreme Master Ching Hai developed a very open attitude toward religion due to this background. She would attend Catholic Church in the morning, Buddhist temple in the afternoon and in the evening would listen to lectures on the holy teachings. This left Her with many spiritual questions, "Where did we come from? What is life after death? Why are people so different?"


At one time, there was a shortage of doctors and nurses in Her town, so Master helped in the hospital after Her classes. She washed patients, emptied bedpans and did errands in Her efforts to ease the suffering. Her friends in different countries often called Her the "living Buddha" or the "funny saint" because of Her sense of humor and kindness to everyone.


image001She has always had a soft spot for animals and has been known often to take a wounded animal home, care for it and release it. If she saw an animal slaughtered, she would cry, wishing that she could prevent the suffering in the world. She has been a vegetarian and has always been repulsed by the sight of killing, and of meat all Her life.


When The Supreme Master Ching Hai was a child, an astrologer said that She was an unusual, very intelligent being with superior character and morals. It was predicted that She would be a renunciate and become enlightened if not married, but if married, She would have a happy relationship and an admirable husband. This same prediction was repeated many other times in Her later life.


When The Supreme Master Ching Hai left home to become a nun, Her mother went to a Quan Yin temple to pray for advice. She chose a temple where the Avalokitesvara Bodhisattva was said to answer all questions of sincere devotees. She was told, "The Master is a very rare and noble child, one of a billion. She has come to this world, on the mission of Quan Yin, to save sentient beings from misery."


image061She worked for a time in Germany as a translator for the Red Cross. She translated Au Lac Language, German and English, and voluntarily also worked long hours in the service of Au Lac refugees at the expense of her own health and comfort. Her work with Red Cross put The Supreme Master Ching Hai in contact with refugees from many countries. She continuously saw suffering and turmoil brought on by wars and natural disasters. The Supreme Master Ching Hai suffered a great deal as She sought to alleviate the pain She saw, and realized how impossible it was for one person to stop the suffering of humanity. This drove Her more strongly toward enlightenment, as she realized that only this could help alleviate mankind's pain. Therefore, while living in Europe, She practiced Her meditation even more seriously. She sought out new teachers, read everything She could find and practiced many methods She often felt that this was not working, however, and that She was not experiencing the spiritual phenomena She read about in the scriptures, nor was she reaching an enlightened state. This was extremely frustrating for Her.


The Supreme Master Ching Hai has an unusual broad view toward all religions. She has studied and teaches the words of Jesus, Buddha, Lao Tzu and many others. She constantly shows the similarities among the great teachings and lets us see through Her eyes how all the great Masters are preaching the same Truth. She often explains how different religious opinions have arisen due only to the difference in opinions of different people in different countries at different times.


image062While in Germany, The Supreme Master Ching Hai was happily married to a German scientist. He had doctorates in two fields. He was a kind, attentive and supportive husband. He became a vegetarian, travelled with his wife on pilgrimages and was very supportive of her charitable works. Eventually, The Supreme Master Ching Hai felt that She needed to leave Her marriage in order to pursue Her spiritual goal. She discussed this at great length with Her husband and the separation was with his agreement. This was an extremely difficult decision for both of them, but She felt very strongly that this was the right decision for Her and that She needed to do this in order to pursue enlightenment.



image063After leaving Her marriage, The Supreme Master Ching Hai sought the perfect method which could lead one to attain liberation in one lifetime. In the Surangama Sutra, Sakyamuni Buddha said that the Quan Yin Method was the highest of all methods. However none of Her teachers knew it. She


travelled and searched everywhere and finally, after many years, found a Himalayan Master who initiated Her into the Quan Yin Method and gave Her the Divine Transmission that She had sought for so many years. After a brief period of Quan Yin practice, She became fully enlightened and continued practicing and improving Her understanding. She remained in retreat in the Himalayas for some time, continuing Her daily practice.


image003Eventually, The Supreme Master Ching Hai travelled to Formosa. One evening, during a typhoon with heavy rain, as She meditated in a room behind a small temple in Formosa, a group of people knocked at Her door. When Master asked them why they had come they answered, "Quan Yin Bodhisattva (The Goddess of Mercy) replied to our prayers and told us about you, saying that you are the great Master and we should pray to you for the method to reach liberation." Master tried to send them away but they would not go. Finally Master was touched by their sincerity and devotion and agreed to initiate them after several months of purification and their agreement to adhere to a vegetarian diet.


image064Shy in nature, The Supreme Master Ching Hai did not seek out students to teach. In fact, She ran away from people who sought Her initiation. This happened in India, and in the United States where She was living the unassuming life of a Buddhist nun. When She was "discovered" for the third time in Formosa, She realized that She must not run away from the inevitable tasks that lie ahead. She began sharing with all who wished to hear Her message of Truth, and She began initiating sincere students into the Quan Yin Method.


image065image066image067image068
The Supreme Master Ching Hai's work has spread by word of mouth from this first small group in Formosa to many hundreds of thousands. Most of Master's initiates are in Formosa, because that is where She has stayed the longest. In recent years She has travelled and taught throughout Asia, the United States, Latin America and Europe. Many people from all walks of life, and from many different religious backgrounds, have made great spiritual progress with Her help. Although no formal organization exists to spread Her teachings, grateful friends and disciples are to be found all over the world, ready and willing to help others learn from their beloved Master.


In addition to helping countless numbers of people through Her spiritual teachings and initiations. The Supreme Master Ching Hai has used her boundless energy to assist those who are suffering or in need. In recent years, Her humanitarian efforts have touched the hearts and lives of millions of people all over the world. Master does not discriminate between suffering caused by spiritual ignorance, material privation, or circumstantial events. Wherever there is suffering, She will help.


Some of The Supreme Master Ching Hai's humanitarian activities in the past few years include aid to: the homeless throughout the United States; victims of fire in southern California; victims of floods in the Midwest United States, central and eastern Mainland China, Malaysia, Au Lac, Holland, Belgium and France; disadvantaged elderly in Brazil; those displaced by the eruption of Mt. Pinatubo in the Philippines; disaster victims in northern Thailand; destitute families in Formosa and Singapore; lepers on Molokai, Hawaii; spiritual communities in India, Germany and Uganda; families of mentally retarded children in Hawaii; victims of the Los Angeles earthquake; veterans of the United States; orphanages in Au Lac; institutions of medical research on AIDS and cancer in the United States; and many, many others. Of course, we must also mention The Supreme Master Ching Hai's neverending and tireless efforts to help the Au Lac refugees, those both inside and out of refugee camps.


image069image070image071


Although She has not sought acknowledgement of any kind, The Supreme Master Ching Hai has been recognized and honored for Her humanitarian work by government officials throughout the world. For example, October 25, 1993 was proclaimed "The Supreme Master Ching Hai Day" by the mayor of Honolulu Hawaii, and February 22, 1994 was likewise proclaimed by the governors of the States of Illinois, Iowa, Wisconsin, Kansas, Missouri and Minnesota. She also received the "World Peace Award" in Honolulu, an the "World Spiritual Leadership Award" at a ceremony in Chicago on February 22, 1994. Congratulatory messages were sent to the Chicago ceremony by many government officials worldwide, including Presidents Clinton, Bush, and Reagan.


 image072image073image074


The sales of all her artistic endeavors have enabled Master Ching Hai to create an independent source of funding for humanitarian activities, highlighting her pragmatic view that we should always try and create our own means from which to give others.


Master Ching Hai told us that She was not always enlightened. She lived a normal worldly life, and knows from experience about our problems, our heartaches, passions, desires and doubts. She also knows the Heavenly Realms of Buddhahood, and how to get there from here. Her sole function at this point in Her life is to help us with our journey from the suffering and confusion of the unawakened state to the Bliss and Absolute Clarity of Total Divine Realization. If you are ready, She is here to take you home!


The Supreme Master Ching Hai gives a variety of lectures to interested students according to their backgrounds and cultures; no matter if one is Christian, Moslem, Buddhist or Taoist, etc.. She speaks in English, French, German, Chinese, and Au Lac Language. Those who wish to learn and practice the Quan Yin Method with The Supreme Master Ching Hai are welcomed to receive Her initiation. Her lectures and initiation are offered free of charge.


Contents and words in this file are permeated with Grace and Blessings of Master. All rights reserved. No part of this file may be reproduced or further distributed without prior permission of Master or the publisher, the The Supreme Master Ching Hai International Association.


Copyright © The Supreme Master Ching Hai International Association. All Rights Reserved


Please Note: Supreme Master Ching Hai International Association (SMCHIA) does not request or accept any donations. If you have seen an online donation request or have been approached for one, please be advised that this does not represent SMCHIA.
25 Tháng Giêng 2023(Xem: 1666)
06 Tháng Giêng 2023(Xem: 1582)
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1483)