Triển lãm đặc biệt “Picasso 1932” mở cửa tại Paris, Pháp

12 Tháng Mười 20179:53 CH(Xem: 8817)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT  - THỨ  SÁU 13  OCT  2017


Triển lãm đặc biệt “Picasso 1932” mở cửa tại Paris, Pháp


Tường Vy-Thứ tư, ngày 11/10/2017 17:41 GMT+7


image097


VTV.vn - Triển lãm "Picasso 1932" được diễn ra tại Bảo tàng Quốc gia Picasso trưng bày toàn bộ các tác phẩm được đại danh họa người Tây Ban Nha sáng tác trong năm 1932.


Năm 1932 là một trong những năm thành công nhất của đại danh họa theo trường phái trừu tượng này, đặc biệt nhất là tác phẩm "Giấc mơ", miêu tả chân dung của thiếu nữ 23 tuổi Marie-Therese Walter. 


Phong cách chân dung và tôn vinh sự gợi cảm đã trở thành chủ đề xuyên suốt cho các tác phẩm của Picasso trong giai đoạn năm 1932 này. Khi đó ông mới bước qua tuổi 50. Pablo Picasso đã đứng ra đối đầu với các quan niệm, ý tưởng nghệ thuật truyền thống bằng việc đi tiên phong với những bức tranh theo phong cách trừu tượng. Chính điều này đã giúp đại danh họa người Tây Ban Nha trở thành một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất vào thế kỷ 20. 


Triển lãm "Picasso 1932" dự kiến sẽ kéo dài đến 11/2/2018./


Bức tranh bị đánh cắp của Picasso được bán giá 45 triệu USD


A (Theo CNN)-Thứ tư, ngày 17/05/2017 14:31 GMT+7


image098

(Ảnh: Artnet News)


VTV.vn - Theo CNN, bức Femme assise, robe bleu của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá 45 triệu USD tại một cuộc đấu giá của Christie ở New York vào ngày 15/5.


Femme assise, robe bleu là bức họa vẽ Dora Maar – nhiếp ảnh gia, họa sĩ và là một trong những người tình của Picasso. Bức tranh này được danh họa sáng tác vào ngày sinh nhật ông (25/10/1939).


Năm 1940, khi Đức chiếm đóng nước Pháp, Đức quốc xã đã tịch thu bức tranh từ Paul Rosenberg - nhà phân phối nghệ thuật người Do Thái. Theo Christie, bức tranh sau đó đã được chuyển tới đại sứ quán Đức ở Paris, rồi được đóng gói để chuyển sang Đức vào năm 1944. Tuy nhiên, bức tranh này đã bị lính Pháp chặn lại cùng với 63 bức tranh khác của Picasso trên chuyến tàu đến Moravia (một vùng của Cộng hòa Czech).


45 triệu USD là cái giá không hề rẻ, tuy nhiên, có nhiều tác phẩm của Picasso được bán với giá cao hơn thế trước đây. Năm 2015, bức tranh Les femmes d'Alger (Version 'O') đã được bán với giá 179 triệu USD, lập kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật khi được bán đấu giá. Trước đó, vào năm 2004, bức Garçon à la pipe (vẽ năm 1905) đã được bán giá 104 triệu USD.


Năm ngoái, bức Femme assise (vẽ năm 1909) đã được bán với giá 63,4 triệu USD, lớn hơn gần 20 triệu USD so với ước tính ban đầu dành cho bức tranh này.


Bức Femme assise, robe bleu được bán lần gần nhất là vào năm 2011. Khi đó nó được bán với giá 26 triệu USD.


image099

Lộ diện nàng thơ "dám" từ bỏ Picasso


Việt Lâm (theo DW) - Thể thao & Văn hóa-Thứ năm, ngày 11/06/2015 20:35 GMT+7


VTV.vn - Pablo Picasso nổi tiếng vì phụ bạc với phụ nữ và hầu như ông không bao giờ bị phụ nữ từ chối. Tuy nhiên, nữ họa sĩ Francoise Gilot là người duy nhất đã dám từ bỏ ông.


Câu chuyện này vừa được kể lại trong cuốn sách mới của tác giả Malte Herwig, mang tựa đề The Woman Who Says No (tạm dịch: Người phụ nữ dám nói không). Gilot là “nàng thơ” của danh họa trong suốt 10 năm. Cuốn sách mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về danh họa, tiết lộ những thất bại của ông và qua đó bộc lộ ông ở khía cạnh "người" hơn.


Không từ bỏ nghệ thuật vì người yêu


Cuốn sách nói rằng Picasso là một bậc thầy và Gilot chỉ là một trong các "nàng thơ" của ông. Ông phát hiện ra Gilot khi bà mới 22 tuổi, trẻ trung và chân thật, trong trắng như tấm toan trắng mà ông ham muốn được thả màu vào đó.


Khi đôi bên gặp nhau, Picasso là người nghệ sĩ đang ở đỉnh cao danh tiếng và thích sống với cái tôi của mình. Song chỉ với một nụ cười, Gilot đã làm ông đổ gục.


image100

Nữ họa sĩ Francois Gilot và danh họa Picasso thời hạnh phúc.


“Picasso là họa sĩ nổi tiếng. Song ngoài bản thân và nghệ thuật, cuộc đời danh họa còn rất ít ý‎ nghĩa nào khác. Con người cực kỳ độc đoán, chuyên quyền này coi tất cả những người kẻ khác chỉ là thứ yếu với mình. Chỉ Gilot mới phá vỡ được lối sống ấy của ông" - Malte Herwig viết, và cho biết Picasso đã liên tục mời Gilot tới nơi ông làm việc.


Gilot không chỉ là một người mẫu của Picasso. Trong hơn 75 năm, Gilot đã cho ra đời hơn 5.000 bức vẽ. Hơn 50 năm qua, các tác phẩm của bà luôn hiện diện trong nhiều cuộc triển lãm khắp toàn cầu. Hầu hết họa phẩm của bà hiện nằm trong tay các nhà sưu tầm tư nhân. Tuy nhiên cũng có một số bức tranh hiện được treo trong bảo tàng, gồm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan danh tiếng ở New York.


Bức tranh Picasso and I - The Embrace được Gilot vẽ hồi năm 1948 mô tả họ vẫn là một đôi hạnh phúc. 2 người không kết hôn. Con trai họ, Claude, được sinh ra đầu năm 1948. 1 năm sau đó, họ sinh cô con gái Paloma.


Gilot bộc bạch rằng bà không bao giờ muốn có con, nhưng Picasso đã thuyết phục bà. Picasso là tình yêu lớn, niềm đam mê của Gilot. Song không phải vì thế mà bà chấp nhận hết tất thảy nhược điểm của người yêu. Đặc biệt, bà không bao giờ từ bỏ nghệ thuật vì Picasso.


Gilot có nguyên tắc sống rất rõ ràng. Bà vẽ một bức tranh mô tả mình trong khi làm việc và đặt tên bức tranh đó là Ne me touchez pas (Đừng động vào tôi). Đây là triết lý sống của Gilot. Khi còn nhỏ, bà không bao giờ cho ai được gần gũi với mình quá mức.


“Dù chúng tôi có 10 năm sống bên nhau, Picasso không bao giờ hiểu được tôi, bởi tôi luôn khép mình chứ không bao giờ bộc lộ” – Gilot nói trong cuốn sách.


image101

Bìa cuốn sách The Woman Who Says No.


Sống buồn là điều tồi tệ nhất


"Không người phụ nữ nào dám bỏ một người đàn ông như tôi". Đó là những gì mà Picasso nói với Gilot, trước khi nhìn chằm chằm vào bà với đôi mắt đen sáng quắc. Khi nói ra câu ấy, Picasso là một người đàn ông quá giàu có, họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới, một "ông vua" trong giới nghệ thuật. Thậm chí, Picasso còn coi mình là một vị thần” - Herwig viết trong sách.


Nhưng năm 1953, Gilot đã từ bỏ Picasso. Ngay sau đó, ông đã vẽ bức tranh Bust Of A Woman. Họa phẩm này hiện được trưng bày trong triển lãm The Century Mark: Tel Aviv Museum Of Art Visits Berlin tại Phòng trưng bày Martin Gropius Bau.


Gilot là người phụ nữ duy nhất đã rời bỏ Picasso một cách thành công và không hề bị tổn thương gì. Picasso là người đã gieo giắc sự đau đớn và nỗi khổ nhục cho nhiều người phụ nữ từng có tình cảm với ông.


Người vợ cuối cùng của Picasso là Jacqueline Roque đã tự vẫn. Còn người tình, người mẫu của ông, bà Marie-Therese Walter, nhân vật đã sinh cho danh họa cô con gái Maya Widmaier-Picasso, thì treo cổ tự vẫn./


Cháu gái bán biệt thự và hàng trăm bức tranh của Picasso để... quên đi hồi ức cay đắng


Phan Vân Anh (Theo Daily Mail) - Thể thao & Văn hóa-Thứ hai, ngày 18/05/2015 21:53 GMT+7


Cháu gái của danh họa Picasso vừa chia sẻ việc bán căn biệt thự ở Cannes sẽ giúp bà vượt qua những kỷ niệm cay đắng về cố nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.


Hiện đã có người ngỏ ý mua lại căn biệt thự xa hoa La Californie mà Marina Picasso, 64 tuổi được thừa hưởng ở tuổi 22, với giá 110 triệu bảng (172 triệu USD).


Marina Picasso chia sẻ rằng, hiện giờ, khi 5 đứa con của bà đang dần khôn lớn, việc bán căn biệt thự nhằm "lật câu chuyện đau buồn sang một trang mới”.


image102

Marina Picasso đứng bên căn biệt thự do ông của bà để lại.


"Đó không phải là một ngôi nhà với nhiều kỷ niệm đẹp" - bà cho biết trên tờ Nice-Matin - "Rất ít khi tôi trông thấy ông nội ở đó. Tôi hiểu rằng có thể ông đã bị quyến rũ bởi hội họa và không còn gì quan trọng hơn đối với ông. Nhưng khi là một đứa trẻ, bạn không nhìn sự việc như thế”.


Marina Picasso cũng kể lại những lần được cha cô đưa tới căn biệt thự để thăm hỏi danh họa, nơi họ được thông báo sẽ phải đợi ngoài cổng cho đến khi ông hoàn tất công việc.


image096

Danh họa Picasso, người để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị nhưng nhiều hồi ức đẹp với con cháu.


Và dù có một người ông nổi tiếng, bà nói rằng mình lớn lên trong nghèo khổ vì ông Picasso không muốn cung cấp bất kỳ sự giúp đỡ tài chính nào cho gia đình.


Hàng năm trời điều trị và một cuốn hồi ký mang tên Picasso: Ông nội của tôi (2001) được xem là cách giúp bà thể hiện sự tức giận và đối diện với ký ức tuổi thơ không mấy hạnh phúc.


Ngoài căn biệt thự, hiện tại, Marina Picasso đang rao bán 126 bức tranh mà người ông quá cố của bà sáng tác từ năm 1947-1965, những tác phẩm mà nhà đấu giá Sotheby ước tính có giá khoảng 9,43 triệu USD.


Số tiền tích lũy từ việc bán tranh được dùng cho chi tiêu sinh hoạt của Marina Picasso cũng như các dự án từ thiện của bà.


Căn biệt thự được xây dựng từ những năm 1920 là nơi Picasso sống với người vợ thứ hai Jacqueline Roque, người đã cấm Marina Picasso và anh trai bà không được dự đám tang của nghệ sĩ. Bà Roque tự sát ở tuổi 59, sau cái chết của Picasso năm 1973.


image103

Bức họa "The Bay of Cannes" (Vịnh Cannes).


Nghệ sĩ đã mua căn biệt thự vào năm 1955 và sáng tác bức The Bay of Cannes (Vịnh Cannes), một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông tại đây. Sau đó, nghệ sĩ đã chuyển đi, sau khi tầm nhìn ra biển từ căn nhà bị chặn bởi một tòa nhà mới.


Từ khi được thừa kế biệt thự, Marina Picasso đã sửa lại nó vào năm 1987 và đổi tên là Pavillon de Flore. Pavillon de Flore hoạt động như một bảo tàng và phòng trưng bày mở cửa cho công chúng.


image104

Bức họa Women Of Algiers (Những người phụ nữ Algiers) vừa phá kỷ lục đấu giá khi được mua với giá 179 triệu USD.


Đầu tuần này, Women Of Algiers (Những người phụ nữ Algiers) của Picasso đã trở thành bức tranh đắt nhất được bán tại một cuộc đấu giá khi được mua với số tiền 179 triệu USD tại nhà đấu giá Christie ở New York, Mỹ.


Nghệ sĩ ballet Olga Khokhlova, người vợ đầu của Picasso buộc phải sống ly thân bởi thói trăng hoa của họa sĩ, cho đến khi bà qua đời hồi năm 1955. Nhiếp ảnh gia Dora Maar, người đã từ bỏ cả niềm đam mê của mình vì Picasso, cũng hóa điên sau một thời gian quan hệ với họa sĩ.


Gilot không giống những con người ấy. Nay bà đã 93 tuổi, rất yêu đời và thông thái. “Tôi biết việc từ bỏ Picasso sẽ là thảm họa, song đó là thảm họa đáng giá. Tuy nhiên, tôi thấy được trải nghiệm một mối quan hệ bi kịch với một người đàn ông độc đáo thú vị hơn là cuộc sống đều đều bên một người đàn ông hạng xoàng” – Gilot nói với Herwig về mối quan hệ của mình với Picasso.


“Nếu bạn thực sự muốn sống, bạn cần phải liều chấp nhận rủi ro, nếu không cuộc sống chẳng đáng giá” – Gilot chia sẻ trong The Woman Who Says No - “Về cơ bản, bạn không nên để cuộc sống của mình buồn tẻ. Sống buồn là điều tồi tệ nhất”.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 1067)