Trung Cộng: Hạm đội tàu cá, giàn khoan khổng lồ xuống Biển Đông

16 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 2437)

Trung Quốc ngày càng mạnh ở Biển Đông

Cập nhật: 06:36 GMT - thứ năm, 9 tháng 5, 2013

 tau_ca_trung_cong

Tàu cá Trung Quốc trong lễ hội trước ngày ra khơi xuống Biển Đông

Trung Quốc mới đây điều hải đội tàu cá 30 chiếc xuống đánh bắt ở Biển Đông, đồng thời chuyển giàn khoan khổng lồ xuống phía Nam.

Nước này cũng đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông từ 16/5.

BBC nói chuyện với ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về các động thái mới của Trung Quốc.

Ông Trần Công Trục: Thực ra mà nói, việc Trung Quốc điều tàu cá xuống Biển Đông thì không phải bây giờ mới có và chúng ta cũng đã nghe thấy lâu nay rồi.

Thế nhưng cần lưu ý là các hoạt động này diễn ra trong bối cảnh là Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã ban hành Quy hoạch phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12. Đây là quy hoạch đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng, đặc biệt tập trung vào khía cạnh khai thác tài nguyên.

Một trong các nguồn tài nguyên là đánh cá. Và như vậy, việc điều tàu cá nằm trong quá trình cụ thể hóa việc thực hiện quy hoạch.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng vừa đưa giàn khoan đồ sộ cùng các thiết bị thăm dò khai thác khép kín xuống Biển Đông, cũng là tiến hành chủ trương khai thác tài nguyên biển. Rồi việc cấm đánh bắt, hay lấy vòi rồng uy hiếp tàu cá của các nước trong khu vực...

Có thể nói đây là bước tiến mạnh mẽ để cụ thể hóa quy hoạch 5 năm của Trung Quốc, tại nơi mà Turng Quốc coi là lợi ích cốt lõi của mình.

BBC: Trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh khai thác nguồn lợi như vậy thì Việt Nam có thể làm gì, thưa ông?

Ông Trần Công Trục: Việt Nam vẫn luôn luôn tổ chức đánh bắt trên những vùng biển chủ quyền chính đáng của mình theo đúng Công ước Luật biển của LHQ năm 1982, các vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa. Điều đó tôi nghĩ xưa nay vẫn thế, không có thay đổi.

Tôi có nghe ông chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói rằng ngư dân vẫn bám biển, khai thác nguồn lợi biển và bảo vệ chủ quyền.

Tất nhiên trong tình hình Trung Quốc có những việc làm mới mạnh mẽ thì ngư dân Việt Nam phải được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt, trong đó có bảo vệ họ trong khi họ đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của mình, để tránh những phiền toái do lực lượng nước ngoài gây ra.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Cảnh sát biển và các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tôi tin lần này sẽ làm việc quyết liệt hơn, đúng thủ tục pháp lý hơn.

BBC: Thưa ông, những biện pháp như ông vừa nói chắc chỉ tạm thời vì trong tương lai, Trung Quốc, với số dân đông và lực lượng hùng mạnh, chắc chắn sẽ không thôi bành trướng biển?

Ông Trần Công Trục: Đó là băn khoăn lo lắng của rất nhiều người ở Việt Nam và quốc tế; đồng thời là thực tế.

Trung Quốc mạnh, và thậm chí còn bất chấp luật pháp. Bởi vậy đây là khó khăn mà các nước có liên quan cần khéo léo để đối phó một cách có hiệu quả.

Theo tôi nghĩ, một trong các biện pháp là phải thông tin rộng rãi cho quốc tế để dư luận hiểu rõ tình hình. Thứ hai nữa, Việt Nam có thế mạnh về mặt pháp lý và chúng ta cần phát huy điều đó để hạn chế các yêu sách phi lý của Trung Quốc, giống như Philippines đã làm.

Philippines đã mang Trung Quốc ra tòa về đường 'lưỡi bò', tôi cho đó là cách làm hết sức khôn khéo và thông minh. Phải đưa ra dư luận quốc tế, để quốc tế họ hiểu và ủng hộ chúng ta.

BBC: Ông nói tới dư luận quốc tế, vậy dư luận trong nước thì sao ạ? Đã có những chỉ trích rằng người trong nước không được phổ biến thông tin kịp thời về các diễn biến trên Biển Đông, thí dụ ngay việc tàu cá Trung Quốc vừa rồi cũng nghe từ báo chí của họ. Các động thái của Chính phủ Việt Nam cũng bị cho là chưa đủ mạnh, thậm chí bị gọi là 'hèn nhát'.

Ông Trần Công Trục: Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng Việt Nam hèn nhát hay không công khai... Tôi cho là tiếng nói chính thức của Chính phủ Việt Nam vẫn rất mạnh mẽ.

Tất nhiên, cũng có những hạn chế khi nắm bắt tình hình vì Biển Đông bao la rộng lớn như vậy mà sự quan sát và theo dõi thì không được kịp thời, điều này không chỉ có Việt Nam mà các nước khác cũng gặp phải.

Còn cách phản ứng thế nào thì phải cân nhắc, làm sao để bảo đảm vừa bảo vệ được các quyền lợi và chủ quyền của mình, vừa không tạo ra xung đột để ảnh hưởng tới an ninh và ổn định của khu vực và quốc tế, chứ không chỉ thỏa mãn tức thời những bức xúc của mình.

11 Tháng Sáu 2013(Xem: 2325)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC, với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế đến từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Philippines. Chủ đề của hội thảo lần này là điều hòa căng thẳng tại biển Đông. Phóng viên Việt Hà tường trình diễn biến ngày đầu tiên của hội thảo.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15222)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
29 Tháng Năm 2013(Xem: 2472)
Theo bộ Ngoại giao Philippines, hôm (23/05), thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tỏ ý tán đồng việc Manila đưa Bắc Kinh ra trước một ủy ban trọng tài Liên Hiệp Quốc để giải quyết vụ tranh chấp biển đảo. Ông Abe đã tỏ lập trường ủng hộ nói trên nhân cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong một cuộc gặp xã giao tại Tokyo.