Nữ dân biểu gốc Việt chúc Tết cộng đồng

05 Tháng Hai 20176:29 CH(Xem: 8681)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  06  FEB  2017


Nữ dân biểu gốc Việt chúc Tết cộng đồng


image040


Tối 2/2, nữ dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên đã có buổi họp mừng Xuân Đinh Dậu 2017 với cộng đồng người Việt ở khu vực thủ đô Washington, Hoa Kỳ.



Mở đầu bài phát biểu, Dân biểu Stephanie Murphy cho biết tên tiếng Việt của cô là Dung (Đặng Thị Ngọc Dung) và gửi lời chúc Tết đến cộng đồng bằng vốn tiếng Việt còn khá hạn chế. Cô nói:


“Kính chúc quý vị năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý”.


Gia đình Dân biểu Stephanie Murphy đến Mỹ tị nạn khi cô chưa đầy 1 tuổi. Trước khi đắc cử vào Quốc hội, Stephanie là một nhà giáo, một nữ doanh nhân và chuyên gia an ninh quốc nội. Cô tham gia điều hành một công ty tư vấn đầu tư và giảng dạy tại trường cao đẳng Rollins. Trước đó, cô là một chuyên gia an ninh làm việc tại Bộ Quốc phòng Mỹ và nhận được rất nhiều bằng khen vì những thành tích trong công việc.


Sau khi đắc cử làm dân biểu đại diện cho Địa hạt 7, bang Florida, cô Stephanie Murphy cũng trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bước chân vào Quốc hội Hoa Kỳ. Chia sẻ với VOA về cảm nhận sau khi đắc cử, cô Stephanie cho biết:


“Tôi rất vui sướng vì có cơ hội được đại diện cho người dân ở miền Nam Florida ở Quốc hội. Tôi cũng rất vui sướng trở thành người phụ nữ Việt đầu tiên phục vụ tại Quốc hội vì tôi tin rằng người đại diện ở Quốc hội cũng như mọi người trên đất nước này, đều mong muốn có một chính phủ đa dạng. Tôi sẽ tập trung vào việc xây dựng một nền kinh tế tươi sáng cho nước Mỹ để mọi người được cùng hưởng lợi, tiếp tục tạo ra những cơ hội mà gia đình tôi đã có được, là làm việc chăm chỉ và thăng tiến trên đất Mỹ”.


Trước đó, cô chia sẻ với cộng đồng về câu chuyện của bản thân và gia đình:


“Tết là dịp rất đặc biệt vì nó phản ánh di sản rất đáng tự hào của chúng ta. Quý vị cũng biết là gia đình tôi chạy trốn Cộng sản Việt Nam sang đây tị nạn khi tôi gần 1 tuổi. Tôi phải thú nhận là chính câu chuyện gia đình tôi là động lực khiến tôi tranh cử vào Quốc hội. Là một người tị nạn, tôi rất ngại chia sẻ câu chuyện của mình trong chiến dịch vận động tranh cử. Nhưng may mắn thay, một người anh của tôi đã giúp tôi hiểu rằng câu chuyện của gia đình tôi cũng chính là câu chuyện của nước Mỹ. Nó đáng tự hào và cần được chia sẻ với công chúng. Nhưng câu chuyện của gia đình tôi đã không xảy ra nếu người Mỹ không tôn trọng những nguyên tắc nền tảng để mang lại niềm hy vọng, ánh sáng và tự do cho những người trốn chạy khỏi những sự đàn áp trên thế giới.”


Cô nói tiếp:


“Tôi có lẽ không cần phải nói với quý vị rằng người tị nạn rất hãnh diện khi trở thành công dân Mỹ. Họ cũng yêu mến đất nước mới này nhiều như gia đình chúng tôi. Một trong những sự kiện hãnh diện nhất đời tôi là khi tôi đứng bên cạnh mẹ để tuyên thệ trở thành công dân Mỹ và vẫy lá cờ Mỹ. Lúc đó tôi mới được 12 tuổi. Hơn 25 năm sau, vào tháng 1 năm nay, con trai 6 tuổi của tôi đã cầm lá cờ mà tôi đã cầm khi lên 12, đứng tại Hạ viện để xem tôi tuyên thệ lần thứ hai khi trở thành dân biểu Quốc hội Mỹ. Khoảnh khắc như thế chỉ có thể xảy ra tại nước Mỹ”.


Nữ dân biểu Murphy nói với cộng đồng người Việt rằng điều quan trọng là phải lên tiếng để góp phần giữ gìn những giá trị của nước Mỹ như tính đa dạng, đa sắc, bình đẳng, tự do và cơ hội cho tất cả mọi người. Cô nói:


“Đây không phải là lúc để im lặng. Đây là lúc để hành động. Xin hãy tham gia và kể câu chuyện của quý vị, giúp chúng tôi bảo vệ nước Mỹ mà chúng ta từng biết. Đó là một nước Mỹ với vòng tay mở rộng, mang đến tự do và những cơ hội không thể có được ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”.


Ngoài vấn đề người tị nạn, những vấn đề kinh tế, an ninh quốc phòng cũng rất được Dân biểu Stephanie Murphy quan tâm.


Cũng trong ngày 2/2, Dân biểu Murphy đã trình lên quốc hội một dự luật liên quan đến việc bổ nhiệm nhân sự về an ninh trong chính quyền Hoa Kỳ.


Bà Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, sáng lập viên Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt, một trong những thành viên Ban tổ chức sự kiện mừng Xuân, cho biết thêm:


“Hôm nay là một ngày rất vui vì thứ nhất, đó là ngày đầu năm Đinh Dậu. Thứ hai, đây là lần đầu tiên chúng ta có một nữ dân biểu người Mỹ gốc Việt đắc cử vẻ vang vào Hạ viện Hoa Kỳ. Cô là đại diện đảng Dân chủ và cũng đại diện cho tiếng nói của người Mỹ gốc Việt. Nhưng hôm nay, cô vừa ra một dự luật nói đặc biệt đến vấn đề của ngày hôm nay. Cô rất quan tâm đến những vấn đề của người tị nạn, di dân vì quá khứ của cô. Nhưng cô cũng có kinh nghiệm về quốc phòng. Cô từng làm trong Bộ Quốc phòng dưới thời Tổng thống Bush. Cho nên dự luật cô trình ra hôm nay rất được tán thưởng. Dự luật nói rằng một người muốn được vào Hội đồng An ninh Quốc gia thì phải là người có căn bản, kinh nghiệm và phải được Quốc hội thông qua, chứ không phải ai cũng có thể vào Hội đồng An ninh Quốc gia được”.


Theo bà Ngọc Giao, dự luật do Dân biểu Stephanie đưa ra được nhiều người hưởng ứng bởi vì nó đáp ứng nỗi lo của nhiều người dân Mỹ về khả năng có những người không có kinh nghiệm về an ninh hay quốc phòng được bổ nhiệm để nắm các chức vụ trong cơ quan phụ trách về an ninh quốc gia Mỹ.


Một thành viên khác của Ban tổ chức, Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, cựu Chủ tịch Hội đồng cố vấn Á châu cho Thống đốc bang Virginia, khuyên cộng đồng Việt Nam nên mạnh dạn liên lạc với văn phòng của các dân biểu, thượng nghị sĩ khi có những vấn đề cần lên tiếng.


“Dân biểu phải là người đi rất sát với dân chúng. Họ là những người đại diện cho những cử tri trong vùng họ sinh sống. Hơn thế nữa, khi họ vô Quốc hội Hoa Kỳ, họ có thể được bổ nhiệm vô những công việc chuyên môn mà có thể đại diện nhiều hơn nữa ngoài những cử tri trong vùng họ sinh sống. Những người này thực sự là tiếng nói của người dân trong Quốc hội Hoa Kỳ. Vì thế, chúng ta đừng ngại và nghĩ rằng họ quá xa vời ngoài tầm với của người dân”.


Tham gia trong sự kiện mừng Xuân Đinh Dậu còn có các bạn trẻ, sinh viên, học sinh người Việt. Một trong số đó là Phó Thanh Nhật.


“Thật sự rất hãnh diện khi có người Mỹ gốc Việt thành công làm Congresswoman (dân biểu). Sinh ra ở Việt Nam, sống ở Mỹ và trở thành người đàn bà đầu tiên (vào Quốc hội) nên Stephanie làm em rất inspired (được truyền cảm hứng). Stephanie là idol (thần tượng) cho những người giống như em. Thời này là rất khó cho những người nghĩ rằng government (chính phủ) không supportive (ủng hộ, giúp đỡ) thì bây giờ có Stephanie Murphy như là một positive moment (điều tích cực), some hopes (chút hy vọng), có representation (đại diện) trong government”.


Trước Dân biểu Stephanie Murphy, người gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Quốc hội Hoa Kỳ là ông Joseph Cao (Cao Quang Ánh). Ông Joseph Cao là dân biểu Địa hạt 2 của bang Louisiana tại Hạ viện Hoa Kỳ trong những năm từ 2009 đến 2011./ (theo VOA03.02.2017)
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11225)
Từ trái: Phóng viên Hồng Vân đang phỏng vấn Tân Hoa Hậu Phu Nhân 2013 Sonya Sương Đặng (giữa) và Hoa Hậu Bích Trâm 2005 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm 24/11/2013. Ảnh Văn Hóa Magazine. Vui lòng xem toàn bộ chương trình trên đài Freevn.Net
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11759)
Hoa khôi Venezuela, Gabriela Isler, đã giành được vương miện Hoa hậu Hoàn vũ trong cuộc thi tuyển vào đêm 09/11/2013 tại Matx cơva, Nga. Buổi lễ tuyển lựa Hoa hậu còn được giành để chia sẻ với nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines và làm nổi dậy vấn đề tranh cãi qua đạo luật kỳ thị giới đồng tính tại Nga được thông qua hồi tháng 6.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21509)
Bà Nhu muốn trở lại một nơi quen thuộc khi bà chuyển đến Đà Lạt vào mùa xuân năm 1947. Bà từng ghé thăm biệt thự đồi rất thường xuyên khi còn bé, và bà đã muốn ổn định tổ ấm ở đây với chồng và con gái nhỏ, tránh xa khỏi những mối căng thẳng đang gia tăng ở các đô thành.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 51793)
Tác giả Peter Brush là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đã từng đóng quân ở Quảng Trị trong 2 năm 1967 và 1968. Sau chiến tranh, ông đi học trở lại và tốt nghiệp Thạc sĩ Chính trị học. Hiện nay, ông là Quản thủ Thư viện của Đại học Vanderbilt, tiểu bang Tennesse. Ông còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu giá trị khác về Việt Nam.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 13847)
Lời tưởng niệm hai vị cố vấn của MLNQVN là Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách do Bác sĩ Lâm Thu Vân đọc trong dịp tiếp tân khai mạc Đại hội MLNQVN lần thứ XI CN 13 Oct, 2013
24 Tháng Mười 2013(Xem: 12064)
Santa Ana (Bình Sa)- -Sáng Thứ Ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 tại phòng hội văn phòng Giám Sát Viên Janet Nguyễn một buổi tiếp tân cựu Chánh An Nguyễn Trọng Nho và phu nhân được tổ chức trước khi lễ vinh danh chính thức bắt đầu với sự tham dự của qúy vị nhân sĩ, một số qúy vị đại diện các hội đòan, đoàn thể, các cơ quan truyền thông cùng thân hữu, về quan khách
01 Tháng Mười 2013(Xem: 34186)
Từ trước đến giờ, khi đề cập đến Hoa Hậu Á Châu Thế Giới năm 2012 Bích Liên là đồng nghĩa nói tới sự gắn bó, đóng góp của Bích Liên đối với các sinh hoạt cộng đồng trong mọi lãnh vực Văn Hóa, Chính Trị,. Xã Hội, Từ Thiện... dưới chân dung là một nhà mạnh thường quân “nặng ký” cho các sinh hoạt này.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 12589)
Khi bài này đến tay quý độc giả thì TT Obama và gia đình đang đi nghỉ hè trên Massachusetts. Câu chuyện bình thường vì tất cả chúng ta đều đã có dịp đi nghỉ hè cùng gia đình, có gì đáng nói?
24 Tháng Chín 2013(Xem: 20727)
Cây chuối có nhiều công dụng trong cuộc sống người dân Nam Bộ nói riêng. Dân gian có câu tục ngữ "chuối đằng sau, cau đằng trước"; bởi thường thì những ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ và bờ chuối sau nhà. Người có phận người, cây cũng có phận cây. Nếu cây tre được xem như là biểu tượng của sự vững chãi cứng rắn, mang dáng dấp người cha, thì cây chuối ngược lại luôn mềm mại, dịu dàng như người mẹ vậy!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15022)
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Little Saigon sẽ được tổ chức tại thương xá Phước Lộc Thọ vào ngày thứ Bảy 15-6-2013. Nhân dịp này, phóng viên Viễn Đông đã phỏng vấn một số đồng hương có mặt lâu năm nhất tại Nam California để tìm hiểu về danh xưng “Little Saigon,” nơi có đến trên nửa triệu đồng hương đang làm ăn sinh sống. Little Saigon được coi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11899)
[Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định bao gồm tất cả các tĩnh Miền Nam từ Phan Thiết đến Cà Mau, tức là là cả vùng Dồng Nai Cửu Long ngày nay. Làm Tổng Trấn Gia Định thời đó cũng chẳng khác nào làm Thống Đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc hay Thủ Hiến Nam Việt thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1832 sau khi Dức Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn Gia Định thành sáu tỉnh. Chữ Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ lúc đó.]
29 Tháng Năm 2013(Xem: 16837)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Hội Đền Hùng vào lúc 11:00 giờ trưa Thứ Bảy ngày 25 tháng 5 năm 2013 Lễ Giổ Lần Thứ 44 Cựu Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Khắc Sửu đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số qúy vị nhân sĩ trí thức, các cựu viên chức Việt Nam Cộng Hoà, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, quan khách
07 Tháng Năm 2013(Xem: 20166)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 27693)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...