Mua vũ khí: OK - Huấn luyện và bảo trì lại là chuyện khác!

28 Tháng Tám 20167:30 CH(Xem: 8011)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  29  AUGUST 2016


Phú Yên: rơi máy bay phi công tử nạn


 

image078

Image copyright Other Image caption Báo Tuổi Trẻ tường thuật về vụ rơi máy bay quân sự Một học viên phi công tử vong khi máy bay quân sự rơi ở tỉnh Phú Yên hôm 26/8, khi chiếc máy bay rớt xuống ruộng lúa, một quan chức nói hôm thứ Sáu. Đây là vụ tai nạn máy bay quân sự gây chết người thứ ba kể từ tháng Sáu tới nay.


Chỉ có một người trên khoang khi chiếc máy bay gặp nạn, Bộ Quốc phòng nói trên truyền hình nhà nước.


Phi cơ L39 thuộc trường đào tạo phi công quân sự ở gần địa điểm gặp nạn, hãng tin AFP dẫn lời một quan chức ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên.


Bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân Phú Yên cho hay trong khi huấn luyện, chiếc phi cơ đã lao xuống ruộng lúa khiến học viên trên khoang thiệt mạng.


Báo Tuổi Trẻ hôm 26/8 tường thuật “học viên Phạm Đức Trung, 22 tuổi, tử vong khi máy bay quân sự L-39 đang trong chuyến bay huấn luyện rơi tại cánh đồng xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, Phú Yên”.


“Phi cơ gặp nạn là máy bay quân sự L-39 của Trung đoàn 910 số hiệu 8705, rơi ngay sau khi cất cánh được vài phút.”


“Máy bay rơi ngay trên ruộng lúa, một số bộ phận bị rời ra nhưng thân máy bay vẫn còn nguyên vẹn,” báo này viết.


“Ông Trung hy sinh trong buồng lái, không có thiệt hại về mặt đất.”


Tuy thế, các hình ảnh truyền thông Việt Nam đăng tải cho thấy toàn bộ phần khoang lái của chiếc phi cơ bị vỡ nát.


Báo VnExpress chỉ đưa chi tiết hơi khác về nạn nhân, rằng đó là 'thượng sỹ Phạm Đức Trung năm nay 24 tuổi', là người quê ở Ninh Bình.


Trang web này cũng viết chiếc máy bay ban đầu lao xuống quốc lộ khiến một người dân, "ông Đặng Hùng, 67 tuổi, chạy trên đường thấy máy bay vụt qua đã hoảng loạn phanh gấp, ngã bị thương vùng đầu, vai, mắt bầm tím, tay chân trầy xước".


Các trang quốc phòng mô tả máy bay L39 Albatros là loại có hai chỗ ngồi, thường được dùng vào mục tiêu huấn luyện, trinh sát và hỗ trợ trên không cho bộ binh.


Báo VietnamNet cũng đưa tin trên chiếc máy bay gặp nạn có "hai phi công", nhưng chỉ nói một phi công đã hy sinh mà chưa thấy thông tin về người thứ hai.


‘Bảo trì đúng mức’


Image copyright DOMINIQUE FAGET AFP Getty Images Image caption Máy bay L-39 của Czech, ảnh chụp năm 1987


Hôm 26/8, trả lời BBC, ông Mai Bá Kiếm, cựu phi công Việt Nam Cộng Hòa, nói: “Máy bay L-39 của Tiệp Khắc là máy bay cũ, nhưng trong hàng không, không có khái niệm cũ/mới.”


“Vấn đề là chiếc máy bay đó có được bảo trì đúng mức hay không.”


Ông Kiếm cho hay: “Một trung tá không quân từng nói với tôi rằng chỉ khi nào ông ấy tự tay bảo trì chiếc máy bay mà mình lái thì mới bay không run.”


Ông cũng viết trên mạng xã hội: “Aero L-39 Albatros (Albatross: Chim Hải âu lớn) là phi cơ huấn luyện quân sự đa tính năng được Hãng Aero Vodochody của Tiệp Khắc đóng.”


“Chuyến bay đầu tiên ngày 11/4/1968, triển lãm năm 1971, đến nay còn 2.800 chiếc được sử dụng tại quân chủng không quân của 30 nước.”


“Đây là chiếc đầu tiên của thế hệ phi cơ huấn luyện phản lực thứ hai ở khối Xã hội Chủ nghĩa.”


“Aero L-39 là máy bay huấn luyện phản lực thế hệ thứ hai nhưng thua xa tính năng của máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh thế hệ thứ hai của Hoa Kỳ là chiếc T.38.”


Tuy ngành hàng không dân dụng đạt thành tích an toàn cao, nhưng gần đây Việt Nam gặp nhiều tai nạn đối với các phi cơ quân sự.


Tháng 6/2016, máy bay tiêm kích Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) mất tín hiệu và biến mất trên vùng biển Nghệ An.


Phi công Trần Quang Khải đã tử nạn trong vụ này.


Sau đó, máy bay CASA 8983 tìm kiếm Su-30MK2 cũng mất liên lạc khiến 9 người trên khoang được xác định đã hy sinh.


Một trong những vụ tai nạn tồi tệ nhất xảy ra trong thời gian những năm gần đây là vụ hồi tháng Bảy 2014, khi 19 người thiệt mạng trong vụ phi cơ Mi-171 của Nga sản xuất rơi ở Hà Nội trong khi bay huấn luyện.


Việt Nam rất quan tâm tới việc cập nhật hệ thống máy bay quân sự của mình, vốn hầu như đều là các máy bay của Nga sản xuất, trong bối cảnh có căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh quanh tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.


Hà Nội đang ngày càng muốn tìm kiếm việc mua thiết bị quân sự từ các nước phương Tây, kể cả Hoa Kỳ, sau khi Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Năm./


BBC 26 tháng 8 2016

26 Tháng Sáu 2017(Xem: 7779)