Vũ khí “sinh học” nhá nhem ở mặt trận Ukraine; Nga không tin có chiến tranh nguyên tử

11 Tháng Ba 20226:55 SA(Xem: 4197)

VĂN HÓA ONLINE – TỪ LITTLE SAIGON - THỨ SÁU 11 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vũ khí “sinh học” nhá nhem ở mặt trận Ukraine; Nga không tin có chiến tranh nguyên tử 


Nga cáo buộc Mỹ ‘chiến tranh sinh học’ ở Ukraine, đòi họp Hội đồng Bảo an


VOA 11/03/2022

Reuters


image010Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine


Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nhóm họp vào ngày11/3 theo yêu cầu của Nga, các nhà ngoại giao cho biết, để thảo luận về cáo buộc của Moscow đưa ra mà không có bằng chứng về ‘các hoạt động sinh học’ của Mỹ ở Ukraine.


“Phái bộ Nga đã yêu cầu triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào ngày 11/3 để thảo luận về các hoạt động sinh học quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Ukraine,” ông Dmitry Polyanskiy, phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc cho biết trên Twitter.


Hoa Kỳ hôm 9/3 đã bác bỏ những cáo buộc được lặp lại của Nga rằng Washington đang vận hành các phòng thí nghiệm chiến tranh sinh học ở Ukraine, gọi cáo buộc này là ‘nực cười’ và cho rằng Moscow có thể đang dọn đườn để sử dụng vũ khí hóa học hay sinh học.


“Đây chính xác là loại nỗ lực đổ vấy mà chúng tôi đã cảnh báo Nga có thể khởi động để biện minh cho một cuộc tấn công sinh học hoặc hóa học,” bà Olivia Dalton, phát ngôn viên của Phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc nói hôm 10/3.


“Nga có lịch sử sử dụng vũ khí hóa học ai cũng biết và từ lâu đã duy trì chương trình vũ khí sinh học vi phạm luật pháp quốc tế,” bà nói thêm.


Trước đó, Nga đã lặp lại cáo buộc mà họ đã đưa ra trong vài năm qua rằng Mỹ đang làm việc với các phòng thí nghiệm Ukraine để phát triển vũ khí sinh học. Những khẳng định như vậy trên truyền thông Nga càng gia tăng khi Moscow chuẩn bị tiến vào Ukraine và lần được nêu ra gần nhất là vào ngày 9/3 bởi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.


Trong một tuyên bố, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói rằng Nga ‘đang bịa ra những cái cớ bậy bạ trong nỗ lực biện minh cho những hành động khủng khiếp của chính họ ở Ukraine.”.


Giống như nhiều nước khác, Ukraine có các phòng thí nghiệm y tế công cộng nhằm nghiên cứu cách giảm thiểu nguy cơ các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cả động vật và con người. Các phòng thí nghiệm này được sự hỗ trợ của Mỹ.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngoại trưởng Nga: Xung đột Ukraine sẽ không bùng phát thành chiến tranh nguyên tử


KHÔI CHƯƠNG


11/3/2022 - 11:21


(PLO)- Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông không muốn tin và không tin rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ bùng phát thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.


Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông không tin cuộc xung đột ở Ukraine sẽ trở thành một cuộc chiến tranh hạt nhân, đồng thời cảnh báo Moscow sẽ không bao giờ phụ thuộc vào phương Tây nữa.


Vũ khí hạt nhân là chủ đề do chính phương Tây đơn phương đưa ra


Trong cuộc phỏng vấn hôm 10-3, khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra hay không, Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông “không muốn tin và không tin" rằng điều đó có thể xảy ra.


Ông Lavrov cho biết những chủ đề về vũ khí hạt nhân chỉ được phương Tây đơn phương đưa ra trong các cuộc thảo luận.


"Tất nhiên, điều đó khiến chúng tôi lo ngại khi phương Tây cứ liên tục đề cập đến chủ đề này" - ông Lavrov nói sau cuộc hội đàm ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ với ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.


Ngoại trưởng Nga nói thêm rằng việc các nước phương Tây cáo buộc Moscow đang chuẩn bị một cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào các nước Baltic thuộc Liên Xô trước đây "đều chỉ là trò lừa bịp đã cũ".


Các quốc gia Baltic bao gồm Lithuania, Latvia và Estonia, hiện đều là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và NATO (Tổ chứ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), theo Reuters.


Nga và Mỹ hiện là 2 quốc gia sở hữu kho vũ khí mang đầu đạn hạt nhân lớn nhất trên thế giới sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Trước đó, vào ngày 27-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây và những phát biểu gây hấn của các thành viên liên minh quân sự NATO.


Nga sẽ không phụ thuộc vào nền kinh tế phương Tây nữa


Bên cạnh vấn đề hạt nhân, Ngoại trưởng Lavrov cho hay Moscow đã quyết định quay lưng lại với phương Tây và sẵn sàng đối mặt với những hậu quả kinh tế từ việc này, trong bối cảnh các nước phương Tây đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt mới làm tê liệt Nga.


image011Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tham dự cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Kyrgyzstan Ruslan Kazakbayev tại Moscow, ngày 5-3. Ảnh: REUTERS


Nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất, kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề đối với gần như toàn bộ hệ thống tài chính và doanh nghiệp Nga để đáp trả chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.


“Chúng tôi sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này với một sự hồi sinh: Chúng tôi sẽ không ảo tưởng rằng phương Tây có thể là một đối tác đáng tin cậy nữa. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng bản thân sẽ không bao giờ phụ thuộc vào phương Tây trong những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Nga nữa" - ông Lavrov nhấn mạnh.


Cùng quan điểm với ông Lavrov, Tổng giám đốc Tập đoàn nhà nước Kỹ nghệ Nga Rostekh, ông Sergey Chemezov cũng bảo vệ các hành động của Nga ở Ukraine, nói rằng Moscow có thể “chịu đựng các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt và cuối cùng sẽ giành chiến thắng”.


Trong khi đó, nói về các biện pháp đối phó với hậu quả từ lệnh trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Putin cho hay Nga sẽ thay thế hàng nhập khẩu bằng cách phát triển thị trường nội địa và vươn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


"Tất cả sẽ dẫn đến sự gia tăng độc lập, tự cường và chủ quyền của chúng ta" - ông Putin tuyên bố.


Khi được hỏi về các lệnh trừng phạt năng lượng do Mỹ áp đặt, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Nga sẽ không cố gắng thuyết phục bất kỳ người mua nào mua năng lượng của mình, thêm rằng không cần Mỹ, Nga vẫn có thị trường khác để xuất khẩu dầu và khí đốt của mình.


image012Binh sĩ Ukraine đang tập huấn cách sử dụng vũ khí mới tại Kyiv. Reuters

06 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2827)