Chiến dịch quyến rũ ngoại giao của Kamala Harris tới Đông Nam Á

23 Tháng Tám 20219:23 SA(Xem: 3954)

VĂN HÓA ONLINE – TỪ LITTLE SAIGON - THỨ HAI 23 AUGUST 2021

 kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến dịch quyến rũ ngoại giao của Kamala Harris tới Đông Nam Á


  • Jonathan Head
  • Phóng viên Đông Nam Á


BBC 23/8/2021


image016Nguồn hình ảnh, Getty Images. Kamala Harris hy vọng sẽ củng cố mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh trong khu vực, Singapore và Việt Nam


Khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Việt Nam trong phần thứ hai của chuyến công du đến Đông Nam Á, bà có thể thấy biết ơn vì nơi bà đến là Hà Nội, chứ không phải trung tâm kinh tế lớn hơn ở phía Nam - Thành phố Hồ Chí Minh - trước đây là Sài Gòn. Thành phố được đặt lại tên vào năm 1975 theo tên nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã buộc Mỹ phải rút lui trong nhục nhã.


Trong nhiều năm sau đó, Việt Nam gợi lên ký ức về sự thất bại của Hoa Kỳ lẫn sự vô ích khi đổ tiền và sinh mạng vào cuộc chiến chống lại lực lượng khởi nghĩa có gốc rễ địa phương.


Những điểm tương đồng rõ nét giữa Afghanistan hôm nay và Việt Nam thời điểm đó, sẽ đủ khó xử nếu không thực sự có mặt ở thành phố cuối cùng mà Mỹ phải rời đi vào phút chót, trong hoảng loạn.


Lần may mắn thứ ba?


Chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris là một phần trong cuộc tấn công ngoại giao đầy quyến rũ của chính quyền Biden ở Đông Nam Á, một khu vực mà họ cho là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh trong tương lai của Hoa Kỳ. Đây là chính quyền thứ ba của Mỹ hứa hẹn một sự tập trung mới cho khu vực này.


Tổng thống Obama chính sách gọi là 'xoay trục', được cho là điều hướng chính sách ngoại giao của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á - Thái Bình Dương, và Tổng thống Trump thì gọi là 'Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở', nhằm thách thức sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Cả hai chiến lược đều không vượt quá xa các khái niệm rộng lớn đó, hay đảo ngược được sự nhận thức về uy tín của Hoa Kỳ đang suy giảm tại đây.


Thế nên, chuyến công du thực hiện ngay sau thất bại bẽ mặt ở Afghanistan, phó tổng thống có hy vọng gì trong việc thuyết phục Singapore và Việt Nam rằng Tổng thống Biden sẽ làm tốt hơn?


Có một số quan ngại trong khu vực về sự thiếu quan tâm rõ ràng của ông trong sáu tháng đầu cầm quyền, khi ông không gọi điện cho một nhà lãnh đạo nào ở Đông Nam Á và dường như tập trung nhiều hơn trong việc thiết lập lại mối quan hệ với châu Âu.


Nhưng trong hai tháng qua, các chuyến thăm đầu tiên của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đưa ra tín hiệu mức độ nghiêm túc mà Mỹ hiện dành cho khu vực này.


Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói: "Cách mà việc rút quân khỏi Afghanistan diễn ra thực sự rất tổn hại đến uy tín của Hoa Kỳ".


"Nhưng về lâu dài, điều đó còn phụ thuộc vào những gì họ làm sắp tới. Nếu họ theo sát các chuyến thăm của Austin và Harris, đẩy mạnh ngoại giao vaccine ở khu vực này, nếu họ cung cấp đầy đủ nguồn lực cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình, thì đây có thể là một chính sách đối ngoại có trọng điểm hơn cho chính quyền Biden, tránh khỏi Trung Đông và những cuộc chiến không thể phân thắng bại. "


image017Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chính sách ngoại giao vaccine của Hoa Kỳ đã hoạt động mạnh trong khu vực


Việc Mỹ ủng hộ 23 triệu liều vaccine Covid gần đây giúp hình ảnh của nước này ở ở Đông Nam Á được nâng lên không ngờ và việc người ta cho rằng chất lượng của công nghệ vaccine mRNA của Mỹ vượt trội hơn so với vaccine kém hiệu quả do Trung Quốc sản xuất đã được cung cấp số lượng lớn trong khu vực.


Bà Harris sẽ tận dụng điều đó bằng cách đề xuất quan hệ đối tác sâu hơn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế, đồng thời mở chi nhánh tầm khu vực đầu tiên của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Hà Nội.


Ở Singapore, bà ấy có khả năng thúc đẩy ý tưởng về một hiệp định thương mại kỹ thuật số giữa một số quốc gia trong khu vực, có thể bao gồm bảo mật kỹ thuật số và các tiêu chuẩn được thống nhất về các công nghệ mới nổi như AI và blockchain.


Điều này có lợi thế là tái tham gia vào mạng lưới thương mại châu Á - Thái Bình Dương, sau những thiệt hại do Tổng thống Trump đột ngột rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cách đây 5 năm, và trong các lĩnh vực mà Mỹ có khả năng cạnh tranh.


Thách thức đối với Trung Quốc


Điều này sẽ nhằm mục đích chống lại những bước tiến vũ bão của Trung Quốc trong việc thúc đẩy viễn thông và công nghệ tiên tiến khác của họ, cái gọi là 'con đường tơ lụa kỹ thuật số', ví dụ, ​​cơ sở hạ tầng 5G tiên tiến của Huawei làm chủ ở nhiều quốc gia.


Tổng thống Biden cũng đang thúc đẩy những thay đổi về cấu trúc của chuỗi cung ứng toàn cầu, để dứt các công ty Mỹ khỏi sự phụ thuộc vào số lượng nhỏ các nhà cung cấp chuyên dụng, rất nhiều ở Trung Quốc.


Những vấn đề này sẽ có sức cuốn hút lớn hơn ở Đông Nam Á so với việc chính quyền Trump tập trung vào việc tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Biển Đông và leo thang tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Không quốc gia nào trong khu vực này muốn đặt vào thế phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.


Nhưng điều đó đồng nghĩa sự nhiệt thành thậm chí cho những sáng kiến ​​về chuỗi cung ứng và kỹ thuật số này sẽ bị giới hạn nếu được nhìn nhận là sự gắng sức đối đầu với Trung Quốc.


Và Mỹ sẽ phải chấp nhận thực tế rằng các nước châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng bị gắn chặt vào mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được ký kết vào tháng 11 năm ngoái.


Áp lực về cuộc khủng hoảng Myanmar


Tổng thống Biden đã nói rất nhiều về một nền ngoại giao "gốc rễ từ những giá trị dân chủ được trân trọng nhất nước Mỹ".


Nhân quyền, vấn đề mà cựu Tổng thống Trump hầu như không màng để tâm đến, nằm trong danh sách các chủ đề sẽ được thảo luận ở Singapore và Việt Nam.


Nhưng các vấn đề nhân quyền có lẽ không xuất hiện nhiều như đã từng xuất hiện trong các phát biểu hùng hồn của cựu Tổng thống Obama trong các chuyến thăm của ông đến khu vực này. Dù bài hùng biện của ông về cỗ xe lịch sử hướng về phía tự do đã truyền cảm hứng cho khán giả trẻ tuổi, nó không mấy hấp dẫn đối với các chính phủ đã trở nên độc tài hơn và ít khoan dung hơn với bất đồng chính kiến.


Kamala Harris chắc chắn sẽ thúc giục các nước Đông Nam Á hành động quyết đoán hơn để giúp khôi phục nền dân chủ ở Myanmar, nhưng Mỹ vẫn nói rằng họ chấp nhận việc ASEAN, Hiệp hội gồm 10 thành viên của các quốc gia Đông Nam Á, nên đi đầu trong các nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Và cho đến nay, chính sách ngoại giao của ASEAN đối với Myanmar đã diễn ra với tốc độ ảm đạm.


Việc chấp nhận vai trò trung tâm của ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với các chính phủ ở đây, vốn bị suy yếu bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, và sự thống trị của cái gọi là 'Quad' (bộ tứ kim cương) nhằm chỉ quan hệ đối tác chiến lược mới của Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, trong Ngoại giao của Hoa Kỳ.


Thitinan Pongsudhirak nói: "Cơn ác mộng của ASEAN là trở nên không còn liên quan và đánh mất vai trò trung tâm trong hành động của khu vực vì hòa bình và an ninh. Rất quan trọng đối với các quốc gia thành viên là không được để bộ tứ Quad bành trướng và làm làm lu mờ ASEAN."


ASEAN được thành lập vào năm 1967 - đỉnh điểm của Chiến tranh Việt Nam, về cơ bản là một sự sắp xếp để các quốc gia trong khu vực có thể tránh được những nỗi kinh hoàng mà họ đang chứng kiến ​​tại các quốc gia Đông Dương láng giềng.


image018Nguồn hình ảnh, Getty Images. Trong bức ảnh mang tính biểu tượng từ năm 1975, người di tản đang lên trực thăng trên nóc nhà CIA ở Sài Gòn


Việc Mỹ rút quân vào năm 1975 khiến khu vực bị chia rẽ và dễ bị tấn công, với một cuộc xung đột tồi tệ kéo dài thêm 15 năm ở Campuchia, mà ASEAN đã nỗ lực để chấm dứt.


Sự so sánh những điểm tương đồng nổi bật giữa sự thất thủ Sài Gòn và Kabul là điều không tránh khỏi. Và 46 năm sau, Phó Tổng thống Harris đến thăm Việt Nam.


Nhưng chắc chắn bà sẽ chỉ ra mối quan hệ kinh tế và chiến lược chặt chẽ thời nay giữa Mỹ và Việt Nam, như một minh chứng cho thấy Hoa Kỳ có thể phục hồi sau những thiệt hại từ cuộc rút quân thảm hại.

25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10532)
Từ trái: Phóng viên Hồng Vân đang phỏng vấn Tân Hoa Hậu Phu Nhân 2013 Sonya Sương Đặng (giữa) và Hoa Hậu Bích Trâm 2005 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm 24/11/2013. Ảnh Văn Hóa Magazine. Vui lòng xem toàn bộ chương trình trên đài Freevn.Net
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11120)
Hoa khôi Venezuela, Gabriela Isler, đã giành được vương miện Hoa hậu Hoàn vũ trong cuộc thi tuyển vào đêm 09/11/2013 tại Matx cơva, Nga. Buổi lễ tuyển lựa Hoa hậu còn được giành để chia sẻ với nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines và làm nổi dậy vấn đề tranh cãi qua đạo luật kỳ thị giới đồng tính tại Nga được thông qua hồi tháng 6.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 20745)
Bà Nhu muốn trở lại một nơi quen thuộc khi bà chuyển đến Đà Lạt vào mùa xuân năm 1947. Bà từng ghé thăm biệt thự đồi rất thường xuyên khi còn bé, và bà đã muốn ổn định tổ ấm ở đây với chồng và con gái nhỏ, tránh xa khỏi những mối căng thẳng đang gia tăng ở các đô thành.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 51061)
Tác giả Peter Brush là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đã từng đóng quân ở Quảng Trị trong 2 năm 1967 và 1968. Sau chiến tranh, ông đi học trở lại và tốt nghiệp Thạc sĩ Chính trị học. Hiện nay, ông là Quản thủ Thư viện của Đại học Vanderbilt, tiểu bang Tennesse. Ông còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu giá trị khác về Việt Nam.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 13080)
Lời tưởng niệm hai vị cố vấn của MLNQVN là Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách do Bác sĩ Lâm Thu Vân đọc trong dịp tiếp tân khai mạc Đại hội MLNQVN lần thứ XI CN 13 Oct, 2013
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11362)
Santa Ana (Bình Sa)- -Sáng Thứ Ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 tại phòng hội văn phòng Giám Sát Viên Janet Nguyễn một buổi tiếp tân cựu Chánh An Nguyễn Trọng Nho và phu nhân được tổ chức trước khi lễ vinh danh chính thức bắt đầu với sự tham dự của qúy vị nhân sĩ, một số qúy vị đại diện các hội đòan, đoàn thể, các cơ quan truyền thông cùng thân hữu, về quan khách
01 Tháng Mười 2013(Xem: 33465)
Từ trước đến giờ, khi đề cập đến Hoa Hậu Á Châu Thế Giới năm 2012 Bích Liên là đồng nghĩa nói tới sự gắn bó, đóng góp của Bích Liên đối với các sinh hoạt cộng đồng trong mọi lãnh vực Văn Hóa, Chính Trị,. Xã Hội, Từ Thiện... dưới chân dung là một nhà mạnh thường quân “nặng ký” cho các sinh hoạt này.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11883)
Khi bài này đến tay quý độc giả thì TT Obama và gia đình đang đi nghỉ hè trên Massachusetts. Câu chuyện bình thường vì tất cả chúng ta đều đã có dịp đi nghỉ hè cùng gia đình, có gì đáng nói?
24 Tháng Chín 2013(Xem: 19922)
Cây chuối có nhiều công dụng trong cuộc sống người dân Nam Bộ nói riêng. Dân gian có câu tục ngữ "chuối đằng sau, cau đằng trước"; bởi thường thì những ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ và bờ chuối sau nhà. Người có phận người, cây cũng có phận cây. Nếu cây tre được xem như là biểu tượng của sự vững chãi cứng rắn, mang dáng dấp người cha, thì cây chuối ngược lại luôn mềm mại, dịu dàng như người mẹ vậy!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 14307)
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Little Saigon sẽ được tổ chức tại thương xá Phước Lộc Thọ vào ngày thứ Bảy 15-6-2013. Nhân dịp này, phóng viên Viễn Đông đã phỏng vấn một số đồng hương có mặt lâu năm nhất tại Nam California để tìm hiểu về danh xưng “Little Saigon,” nơi có đến trên nửa triệu đồng hương đang làm ăn sinh sống. Little Saigon được coi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11233)
[Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định bao gồm tất cả các tĩnh Miền Nam từ Phan Thiết đến Cà Mau, tức là là cả vùng Dồng Nai Cửu Long ngày nay. Làm Tổng Trấn Gia Định thời đó cũng chẳng khác nào làm Thống Đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc hay Thủ Hiến Nam Việt thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1832 sau khi Dức Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn Gia Định thành sáu tỉnh. Chữ Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ lúc đó.]
29 Tháng Năm 2013(Xem: 16102)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Hội Đền Hùng vào lúc 11:00 giờ trưa Thứ Bảy ngày 25 tháng 5 năm 2013 Lễ Giổ Lần Thứ 44 Cựu Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Khắc Sửu đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số qúy vị nhân sĩ trí thức, các cựu viên chức Việt Nam Cộng Hoà, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, quan khách
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19367)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 25816)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...