‘Món quà’ chia tay của TT Trump với Việt Nam

25 Tháng Mười Hai 20208:00 SA(Xem: 4435)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ LITTLE SAIGON - THỨ SÁU 25 DEC 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California


Tăng thuế nhập khẩu: ‘Món quà’ chia tay của TT Trump với Việt Nam


Đăng ngày: 24/12/2020 - 14:26


image001Ngày 16/12, Việt Nam bất ngờ bị bộ Ngân Khố Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. AP - Chitose Suzuki


Thu Hằng


Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tặng một món quà mà Hà Nội không mặn mà lắm. « Có rất nhiều khả năng là Hoa Kỳ áp thuế trừng phạt đối với Việt Nam », theo bà Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore.


Quyết định tăng thuế mà Việt Nam chỉ là một trong những đối tượng bị áp dụng, có thể sẽ liên quan đến toàn bộ lĩnh vực may mặc, giầy dép, cũng như các mặt hàng gỗ, điện tử và nội thất khác của Việt Nam, trị giá khoảng 400 tỉ đô la.


Biện pháp trừng phạt Việt Nam nhằm khẳng định Hoa Kỳ không nương tay cho việc phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất siêu sang Mỹ : Trong vòng 10 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp Mỹ đã nhập khẩu khoảng 65 tỉ đô la (/) hàng hóa Việt Nam, xấp xỉ với tổng nhập khẩu 66,6 tỉ đô la của cả năm 2019.


Ngày 16/12, Việt Nam chính thức bị bộ Ngân Khố Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. Kết quả điều tra cụ thể sẽ được Cơ quan Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) chính thức công bố ngày 07/01/2021. Như vậy, tổng thống Donald Trump có khoảng hai tuần trước khi chuyển giao quyền lực để đưa ra quyết định trừng phạt Việt Nam.


« Việt Nam điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại »


Hà Nội hiểu rõ « quyền sinh quyền sát » nằm trong tay nguyên thủ Mỹ hiện nay. Ngày 22/12, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với tổng thống Trump. Ngoài tổng kết và đề cao thành tựu nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khéo léo đưa ra một số lý do để giải thích với hy vọng thuyết phục ông Trump về trường hợp của Việt Nam.


Publicité


Thứ nhất, theo thủ tướng Phúc, được trang Thông tin Chính phủ trích dẫn, Việt Nam là « một nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế còn hạn chế », không cố tình thao túng tiền tệ ; việc « điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế » mà chỉ nhằm « kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô ».


Thứ hai, lãnh đạo chính phủ Việt Nam ẩn ý rằng Mỹ cũng có lợi khi duy trì đối tác với « một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực ».


Theo ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham), được trang Le Courrier du Vietnam (19/12) trích dẫn, Washington nên đánh giá việc Mỹ nhập siêu của Việt Nam theo hướng thành công của chính sách đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại châu Á-Thái Bình Dương, được chính quyền tổng thống Trump khuyến khích. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều doanh nghiệp quốc tế chuyển hoạt động sang Việt Nam, thay vì phụ thuộc vào công xưởng Trung Quốc.


Tìm giải pháp chung thay vì trừng phạt


Ngoài ra, cả ông Adam Sitkoff và bà Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore, đều cho rằng việc Washington trừng phạt Việt Nam sẽ « gây ra những hậu quả kinh tế » nghiêm trọng, trước tiên là đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Việt Nam. Còn theo thẩm định của bộ Công Thương Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam « có thể sẽ mất bớt niềm tin khi giao dịch với các đối tác Mỹ » và điều này sẽ tác động đến lượng hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đặc biệt là nhiên liệu và công nghệ.


Một trong những giải pháp được chính ông Adam Sitkoff, lãnh đạo Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, nêu lên là thay vì trừng phạt, Washington nên đối thoại với Hà Nội để thị trường Việt Nam mở cửa hơn cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Thực ra, từ khi tổng thống Trump lên nắm quyền, Việt Nam đã cố gia tăng khối lượng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, thông qua các dự án mua máy bay Boeing và gần đây là thỏa thuận với ba tập đoàn Mỹ phát triển dự án điện khí hóa lỏng ở Bạc Liêu với tổng trị giá 3 tỉ đô la.


Việt Nam đề xuất mong muốn làm việc và phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ trong cuộc điều tra để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước. Một tổ công tác do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chủ trì sẽ tiến hành tham vấn với phía Mỹ vào cuối tháng 12/2020.


Đồng thời, Hà Nội cũng cố gắng đưa ra thông điệp là phía Mỹ « cần đánh giá khách quan để tránh ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ và nỗ lực hợp tác song phương, cũng như cho doanh nghiệp của hai nước », trong khi Việt Nam được cho là đối tác quan trọng trong khu vực, đặc biệt là trong việc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

06 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1763)