‘Nước Mỹ trên hết’ định hình chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa

27 Tháng Tám 20207:50 SA(Xem: 4998)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ LITTLE SAIGON - THỨ NĂM 27 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


‘Nước Mỹ trên hết’ định hình chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa


VOA 26/08/2020


image031

Tổng thống Donald Trump phát biểu trong ngày đầu tiên của Đại hội Đảng Cộng hoà hôm 24/8/2020.


Nghị trình chính sách đối ngoại của đảng Cộng hoà hầu như được định hình toàn bộ trong bốn năm qua bởi phương cách tiếp cận các mối quan hệ quốc tế của Tổng thống Trump, bao gồm các thoả thuận thương mại mới, sự hoài nghi về các tổ chức quốc tế, và kêu gọi giảm quân số Mỹ ở hải ngoại.


Do đại dịch COVID và các quy tắc giãn cách xã hội, đảng Cộng hoà năm nay không viết cương lĩnh mới vốn đề ra viễn kiến và ưu tiên chính sách của đảng. Tuy nhiên, nghị quyết đảng công bố tại đại hội tuần này ở Charlotte, bang North Carolina, nói nếu có triệu họp và viết cương lĩnh mới năm nay, đảng chắc chắn sẽ đồng loạt ủng hộ nghị trình của chính quyền Trump.


Đảng Cộng hoà tập họp xung quanh các mục tiêu đối ngoại của ông Trump, chủ yếu gói gọn trong khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ mà Tổng thống Trump trình làng trong chiến dịch tranh cử 2016 và lặp lại đầu tuần này trong nghị trình nhiệm kỳ hai do ban vận động của ông công bố. Các mục tiêu đối ngoại khác bao gồm ‘đưa binh sĩ về nhà’ và ‘chấm dứt lệ thuộc vào Trung Quốc.’


Trung Quốc


Trung Quốc trở thành một trong những đề tài đối ngoại trọng tâm trong chiến dịch tranh cử 2020, leo thang bởi cuộc thương chiến và những câu hỏi về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch.


Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thoả thuận thương mại giai đoạn 1 hồi tháng Giêng sau nhiều vòng thuế quan trả đũa qua lại lên tới nhiều tỷ đô la. Đảng Cộng hoà ca ngợi thoả thuận này là bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump có thể thực hiện các mục tiêu thương mại. Thoả thuận đó theo sau một thoả thuận thương mại vừa ký khác giữa chính quyền Trump với Bắc Mỹ.


Tuy nhiên, thương thuyết về thoả thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 2 bị đình trệ. Hồi tháng 7, Tổng thống Trump tuyên bố hiệp ước thương mại với Trung Quốc không còn ý nghĩa gì nhiều đối với ông vì điều mà ông cho là vai trò của Bắc Kinh trong sự lây lan của đại dịch COVID. Tháng này, ông Trump huỷ vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc, nói rằng “Tôi không muốn nói chuyện với Trung Quốc lúc này.”


Một số thành viên trong đảng Cộng hoà thúc giục Tổng thống Trump cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc.


Mục tiêu nghị trình nhiệm kỳ hai của ông Trump bao gồm cam kết “đem về 1 triệu công việc sản xuất từ Trung Quốc,” cũng như ngăn không cho các hợp đồng của chính phủ liên bang rơi vào tay các công ty sử dụng nguồn nhân lực ở Trung Quốc.


Afghanistan


Nghị trình nhiệm kỳ hai của Tổng thống cũng hứa “chấm dứt các cuộc chiến vô tận” và đưa binh sĩ Mỹ về nhà.


Dù ông Trump thường lặp lại mong muốn chấm dứt các cuộc chiến ở Iraq, Syria và Afghanistan, nhưng ông đang vất vả hoàn tất mục tiêu giảm tổng quân số của Mỹ ở nước ngoài.


Vào năm 2017, ông Trump đồng ý tăng quân số Mỹ tại Afghanistan lên khoảng 14.000 theo đề nghị của tư lệnh hàng đầu của Mỹ tại Afghanistan lúc bấy giờ là Tướng John Nicholson. Số này hiện giảm xuống còn 8.500, tương đương lúc ông Trump lên nhậm chức vào năm 2017. Tổng thống gần đây đưa ra các kế hoạch rút binh sĩ trong khuôn khổ các điều kiện của thoả thuận ký kết giữa Mỹ với Taliban trước đây trong năm.


Ông Trump bênh vực các nỗ lực ngoại giao với Taliban, phát biểu trong diễn văn trước Liên hiệp quốc năm ngoái rằng “Mỹ chưa bao giờ tin vào những kẻ thù thường trực.”


Liên minh quốc tế


Tổng thống Trump có chính sách ngoại giao đối ngoại hết sức khác biệt so với các đời Tổng thống trước: công khai chất vấn giá trị của các liên minh và các tổ chức quốc tế kể cả NATO, WTO hay WHO.


Đối với NATO, ông Trump cho rằng nhiều thành viên không chi đủ cho quốc phòng để hoàn thành đầy đủ những cam kết của họ theo thoả thuận.


“Các nước NATO phải chi thêm, Hoa Kỳ nên chi ít lại. Rất bất công,” ông Trump viết trên Twitter trước khi tham dự thượng đỉnh NATO năm 2018.


Chi phí luôn là yếu tố chính trong quan điểm chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump và ông đã chất vấn về các chi phí liên hệ tới các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới như ở Nhật, Hàn và Đức.


Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi một loạt các thoả thuận quốc tế, trong đó có Thoả thuận Paris về Biến đổi Khí hậu, Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga và thoả thuận hạt nhân với Iran.


Ông Trump cũng không ngại chỉ trích các đồng minh truyền thống và tranh cãi công khai với một số lãnh đạo các nước bao gồm Đức, Pháp và Canada.


Ông bênh vực đường lối của mình và từng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào năm 2019 rằng “Các lãnh đạo sáng suốt luôn đặt những gì có lợi cho nhân dân và đất nước lên hàng đầu. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu hoá. Tương lại thuộc về những người yêu nước.”


Triều Tiên


Tuy ông Trump không ngại bất đồng công khai với các lãnh đạo thế giới, nhưng mối quan hệ của ông với họ thường đóng vai trò then chốt trong các chính sách ngoại giao của ông.


Điều này biểu hiện rõ ràng nhất trong trường hợp Triều Tiên. Đầu nhiệm kỳ ông Trump từng gọi lãnh đạo Kim Jong Un “ông rocket bé nhỏ” và đe doạ Bình Nhưỡng với “hoả thịnh nộ” nhưng sau đó nói với ông Kim rằng “Chúng ta đã phát triển một mối quan hệ rất tốt.”


Ông Trump đã gặp ông Kim ba lần và tin nói đôi bên đã trao đổi ít nhất 25 lá thư riêng.


Tại thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore hồi 2018, hai bên ký thoả thuận làm việc hướng tới “phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” nhưng chưa bao giờ đồng thuận về các chi tiết thế nào là phi hạt nhân hoá hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.


Dù không đạt được những điều cụ thể, nhưng ông Trump cũng đạt một số thành công nhất định từ các cuộc gặp với ông Kim. Kể từ khi các cuộc gặp thượng đỉnh này khởi sự, Triều Tiên tự chế không tiến hành các vụ thử hạt nhân hay phi đạn nào quan trọng.


Tuy nhiên, trong nhiều tháng ròng, các cuộc thương thuyết bị đình trệ và Bình Nhưỡng từ chối đàm phán. Đầu năm nay, ông Kim tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc bế tắc lâu dài với Hoa Kỳ.

25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10536)
Từ trái: Phóng viên Hồng Vân đang phỏng vấn Tân Hoa Hậu Phu Nhân 2013 Sonya Sương Đặng (giữa) và Hoa Hậu Bích Trâm 2005 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm 24/11/2013. Ảnh Văn Hóa Magazine. Vui lòng xem toàn bộ chương trình trên đài Freevn.Net
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11123)
Hoa khôi Venezuela, Gabriela Isler, đã giành được vương miện Hoa hậu Hoàn vũ trong cuộc thi tuyển vào đêm 09/11/2013 tại Matx cơva, Nga. Buổi lễ tuyển lựa Hoa hậu còn được giành để chia sẻ với nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines và làm nổi dậy vấn đề tranh cãi qua đạo luật kỳ thị giới đồng tính tại Nga được thông qua hồi tháng 6.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 20749)
Bà Nhu muốn trở lại một nơi quen thuộc khi bà chuyển đến Đà Lạt vào mùa xuân năm 1947. Bà từng ghé thăm biệt thự đồi rất thường xuyên khi còn bé, và bà đã muốn ổn định tổ ấm ở đây với chồng và con gái nhỏ, tránh xa khỏi những mối căng thẳng đang gia tăng ở các đô thành.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 51068)
Tác giả Peter Brush là một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đã từng đóng quân ở Quảng Trị trong 2 năm 1967 và 1968. Sau chiến tranh, ông đi học trở lại và tốt nghiệp Thạc sĩ Chính trị học. Hiện nay, ông là Quản thủ Thư viện của Đại học Vanderbilt, tiểu bang Tennesse. Ông còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu giá trị khác về Việt Nam.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 13086)
Lời tưởng niệm hai vị cố vấn của MLNQVN là Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách do Bác sĩ Lâm Thu Vân đọc trong dịp tiếp tân khai mạc Đại hội MLNQVN lần thứ XI CN 13 Oct, 2013
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11365)
Santa Ana (Bình Sa)- -Sáng Thứ Ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 tại phòng hội văn phòng Giám Sát Viên Janet Nguyễn một buổi tiếp tân cựu Chánh An Nguyễn Trọng Nho và phu nhân được tổ chức trước khi lễ vinh danh chính thức bắt đầu với sự tham dự của qúy vị nhân sĩ, một số qúy vị đại diện các hội đòan, đoàn thể, các cơ quan truyền thông cùng thân hữu, về quan khách
01 Tháng Mười 2013(Xem: 33466)
Từ trước đến giờ, khi đề cập đến Hoa Hậu Á Châu Thế Giới năm 2012 Bích Liên là đồng nghĩa nói tới sự gắn bó, đóng góp của Bích Liên đối với các sinh hoạt cộng đồng trong mọi lãnh vực Văn Hóa, Chính Trị,. Xã Hội, Từ Thiện... dưới chân dung là một nhà mạnh thường quân “nặng ký” cho các sinh hoạt này.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11887)
Khi bài này đến tay quý độc giả thì TT Obama và gia đình đang đi nghỉ hè trên Massachusetts. Câu chuyện bình thường vì tất cả chúng ta đều đã có dịp đi nghỉ hè cùng gia đình, có gì đáng nói?
24 Tháng Chín 2013(Xem: 19931)
Cây chuối có nhiều công dụng trong cuộc sống người dân Nam Bộ nói riêng. Dân gian có câu tục ngữ "chuối đằng sau, cau đằng trước"; bởi thường thì những ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ và bờ chuối sau nhà. Người có phận người, cây cũng có phận cây. Nếu cây tre được xem như là biểu tượng của sự vững chãi cứng rắn, mang dáng dấp người cha, thì cây chuối ngược lại luôn mềm mại, dịu dàng như người mẹ vậy!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 14312)
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Little Saigon sẽ được tổ chức tại thương xá Phước Lộc Thọ vào ngày thứ Bảy 15-6-2013. Nhân dịp này, phóng viên Viễn Đông đã phỏng vấn một số đồng hương có mặt lâu năm nhất tại Nam California để tìm hiểu về danh xưng “Little Saigon,” nơi có đến trên nửa triệu đồng hương đang làm ăn sinh sống. Little Saigon được coi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11239)
[Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định bao gồm tất cả các tĩnh Miền Nam từ Phan Thiết đến Cà Mau, tức là là cả vùng Dồng Nai Cửu Long ngày nay. Làm Tổng Trấn Gia Định thời đó cũng chẳng khác nào làm Thống Đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc hay Thủ Hiến Nam Việt thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1832 sau khi Dức Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn Gia Định thành sáu tỉnh. Chữ Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ lúc đó.]
29 Tháng Năm 2013(Xem: 16110)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Hội Đền Hùng vào lúc 11:00 giờ trưa Thứ Bảy ngày 25 tháng 5 năm 2013 Lễ Giổ Lần Thứ 44 Cựu Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Khắc Sửu đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số qúy vị nhân sĩ trí thức, các cựu viên chức Việt Nam Cộng Hoà, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, quan khách
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19373)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 25827)
Lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 2 tháng 4 năm 2013, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (nhà hàng ZEN) một buổi họp thường kỳ của Phòng Thương Mại Việt Mỹ (Vietnamese American Chamber of Commerce Board of Directors Meeting) được tổ chức với sự tham dự của các thành viên trong Hội Đồng gồm có: Bác Sĩ Tâm Nguyễn, Chủ Tịch, Cô Lý Gia Nghĩa, Phó Chủ Tịch và các thành viên, Chris Trần, Phillip Hoang, Merrick Nguyễn,...