HD-8 cách bờ biển Malaysia 325 km

23 Tháng Tư 20208:18 SA(Xem: 6860)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ NĂM 23 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


HD-8 cách bờ biển Malaysia 325 km


image010

Vị trí con tàu HD-8 không rõ hiện đan khảo sát ở khu vực nào trong vùng EEZ của Malaysia. (Chấm đỏ) là vị trí đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực Vành Khăn (Mischief Reef) bao trùm vùng biển EEZ Đông Malaysia và EEZ đảo Palawan Philippines. Theo các dữ liệu của trang mạng Marine Traffic, hôm 22/4/2020, Hải Dương Địa Chất 8, được một tàu hải cảnh Trung Quốc tháp tùng, vẫn đang ở cách bờ biển Malaysia 325 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. (RFI 22/4/2020)


Chiến hạm Úc, Mỹ tập trận gần nơi Trung Quốc, Malaysia đối đầu


 22/04/2020


image016

Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG-52) của Hải quân Hoa Kỳ. © wikipedia


Thanh Phương


Căng thẳng quân sự có thể gia tăng tại Biển Đông với việc một khu trục hạm của Úc thao dượt với các chiến hạm của Mỹ gần nơi mà Trung Quốc và Malaysia đang đối đầu.


Theo hãng tin Reuters hôm nay, 22/04/2020, trích dẫn các nguồn tin an ninh khu vực, ba chiến hạm Mỹ trong tuần này đã đến Biển Đông, gần khu vực mà hồi tuần trước, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc bị phát hiện đang tiến hành khảo sát. Khu vực này cũng gần nơi mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas đang hoạt động.


Hôm qua, Hải quân Mỹ xác nhận tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông. Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Úc hôm nay, tham gia tập trận chung với hai tàu này còn có tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta ( thuộc lớp ANZAC ) của Hải quân Hoàng gia Úc và một chiến hạm thứ ba của Mỹ, khu trục hạm USS Barry. Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Úc không nói rõ thời điểm tập trận.


Năm ngoái, chiếc HMAS Paramatta đã từng bị quân đội Trung Quốc theo dõi sát sao khi chiến hạm này đi qua vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Theo ABC News, các chuyên gia quốc phòng cho rằng sự tham gia của chiến hạm Úc vào cuộc tập trận với Mỹ có thể đã được dự trù từ nhiều tháng trước, nhưng cuộc tập trận này diễn ra vào lúc các nước trong khu vực đang ngày càng lo ngại trước các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù đang phải tập trung đối phó với dịch Covid-19, các quan chức Úc vẫn theo dõi các hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông.


Theo các dữ liệu của trang mạng Marine Traffic, hôm nay 22/4/2020, chiếc Hải Dương Địa Chất 8, được một tàu hải cảnh Trung Quốc tháp tùng, vẫn đang ở cách bờ biển Malaysia 325 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.


Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin cho rằng Hải Dương Địa Chất 8 đang đối đầu với tàu thăm dò dầu khí của Malaysia, khẳng định tàu này đang « tiến hành các hoạt động bình thường ».


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image017image018


PVEP hợp tác khai thác dầu ngoài khơi Malaysia


Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) vừa công bố khai thác dòng dầu đầu tiên mỏ D30 - lô SK305 ngoài khơi Malaysia.


Thứ năm, 5/8/2010


Đây là dự án được triển khai trong khuôn khổ chương trình hợp tác ba bên theo thỏa thuận hợp tác chung về thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam, Malaysia và Indonesia.


image019


Trong đó PVEP nắm giữ 30% vốn góp, Petronas Carigali. Sdn. Bhd (PCSB - công ty thành viên của Petronas) nắm 40% và Pertamina nắm giữ 30% vốn góp. Các bên tham gia trong dự án được điều hành bởi Công ty Liên doanh Điều hành PCPP có trụ sở tại Malaysia.


Lô SK305 thuộc khu vực tỉnh Balingian, ngoài khơi bang Sarawak với mực nước sâu trung bình khoảng 150m. Các hoạt động tìm kiếm thăm dò với tổng số 18 giếng khoan được triển khai đến giai đoạn hiện tại đã phát hiện một số cấu tạo dầu khí trong Lô hợp đồng. Cụm D1 bao gồm các mỏ D30 và Dana là khu vực đầu tiên được lựa chọn đưa vào giai đoạn phát triển khai thác.


Theo đại diện của PVEP, ngày 22/6/2010, dòng dầu khí đầu tiên được khai thác tại mỏ D30 đã đi vào hệ thống tiếp nhận và xử lý, chính thức đóng góp vào sản lượng khai thác dầu khí của PVEP cũng như Petrovietnam, đưa SK305 trở thành dự án thứ hai mang lại sản phẩm dầu khí cho PVEP ở nước ngoài.


Hiện sản lượng trung bình của mỏ D30 đạt khoảng 4.730 thùng dầu và 7,83 triệu bộ khối khí/ngày. Tổng sản lượng khai thác cộng dồn đến ngày 31/7/2010 là 170.340 thùng dầu và 282 triệu bộ khối khí, góp phần tích cực vào việc đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 và những năm tiếp theo của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.


Trước đó, ngày 2/8, tại buổi làm việc giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và ông Dato Shamsul Azhar Abbas, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia, hai bên một lần nữa đã khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược Petrovietnam-Petronas và đạt được sự đồng thuận cao trong nhiều nội dung thảo luận liên quan đến các dự án hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí hàng đầu khu vực. Theo TTXVN/Vietnam+
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9621)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9389)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 8993)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9307)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11018)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9363)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9599)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8691)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8654)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9090)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».