Mẫu hạm Mỹ, chiến hạm Nhật tập trận ở Biển Đông, Mẫu hạm Liêu Ninh xuất hiện, Chiến đấu cơ J-10 đến Hoàng Sa

26 Tháng Sáu 20192:15 SA(Xem: 7751)
VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ TƯ 24 JUNE 2019

Mặt trận Biển Đông
Mẫu hạm Mỹ, chiến hạm Nhật tập trận ở Biển Đông, Mẫu hạm Liêu Ninh xuất hiện, Chiến đấu cơ J-10 đến Hoàng Sa

image006
Văn Khoa

21/06/2019

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản tàu khu trục chở trực thăng JS Izumo vừa có cuộc tập trận chung ở Biển Đông lần thứ 2 trong vòng 10 ngày.
 
Tàu JS Izumo (phải) và tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-20.6 JMSDF
Tàu JS Izumo (phải) và tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-20.6 JMSDF

Cụ thể, theo thông cáo từ Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF), tàu sân bay USS Ronald Reagan và khu trục hạm JS Izumo tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-20.6 nhưng không nếu rõ địa điểm.
 
Binh sĩ Nhật quan sát tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-20.6  JMSDF
Binh sĩ Nhật quan sát tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-20.6 JMSDF

Trước đó, 2 tàu này đã tập trận ở Biển Đông từ ngày 10-12.6. Sau đó, tàu JS Izumo cùng tàu khu trục JS Murasame cập cảng quốc tế Cam Ranh trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14-17.6. Về phần mình, tàu USS Ronald Reagan được cho là di chuyển ra biển Philippines rồi quay trở lại Biển Đông để tập trận lần hai với tàu JS Izumo.
 
Tàu khu trục JS Izumo và tàu sân bay USS Ronald Reagan (xa) trong cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-20.6  JMSDF
Tàu khu trục JS Izumo và tàu sân bay USS Ronald Reagan (xa) trong cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-20.6 JMSDF

Cuộc tập trận lần 2 diễn ra trong lúc nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang ở Biển Đông. Trước khi đi vào vùng biển này, nhóm tàu sân bay Liêu Ninh đã đi qua eo biển Miyako, nằm giữa đảo Okinawa và đảo Miyako của Nhật Bản hôm 11.6, tiến ra vùng biển tây Thái Bình Dương, di chuyển gần đảo Guam của Mỹ và Philippines rồi vòng ngược vào Biển Đông.

Giới chức quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu sân bay Liêu Ninh được hộ tống bởi 5 tàu chiến, trong đó có 2 tàu hộ vệ và 2 tàu khu trục mang tên lửa. Bắc Kinh tuyên bố hoạt động lần này của tàu sân bay Liêu Ninh “nằm trong chương trình huấn luyện thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng quyền tự do hàng hải của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh CSIS
Tàu sân bay Liêu Ninh CSIS



Trung Quốc ngang nhiên điều 4 chiến đấu cơ J-10 đến Hoàng Sa
image006
Văn Khoa

20/06/2019

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai ít nhất 4 chiến đấu cơ J-10 tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, theo CNN hôm nay 20.6.
 
Hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 19.6 cho thấy 4 chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc đậu phi pháp ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Chụp màn hình CNN
Hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 19.6 cho thấy 4 chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc đậu phi pháp ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Chụp màn hình CNN

Từ các bức ảnh được chụp vào ngày 19.6, giới phân tích nhận định việc đậu ngoài trời cùng những thiết bị kèm theo cho thấy các chiến đấu cơ J-10 đã được triển khai đến Phú Lâm khoảng 10 ngày.

“Có vẻ như Trung Quốc muốn phô trương và gây chú ý đến số chiến đấu cơ này, nếu không thì chúng đã đậu trong nhà chứa máy bay chứ không phải ngoài trời”, cựu sĩ quan không quân Úc Peter Layton nhận định với CNN.

Ông Carl Schuster, cựu Giám đốc chiến dịch ở Trung tâm Tình báo thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mỹ, cho rằng vụ triển khai J-10 cho thấy Trung Quốc có thể điều máy bay quân sự đến Phú Lâm và mở rộng sức mạnh không quân ở Biển Đông "bất cứ khi nào họ muốn". Ông Schuster cảnh báo J-10 có tầm tác chiến khoảng 740 km, đủ đặt nhiều khu vực ở Biển Đông trong tầm ngắm.

Giới phân tích cho rằng 4 chiếc J-10 vừa được triển khai không mang thêm bồn chứa nhiên liệu, chứng tỏ chúng có thể được tiếp liệu ngay trên đảo Phú Lâm.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hồi tháng 3 đã “khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế".

(theo Thanh Niên)

10 Tháng Ba 2019(Xem: 8961)
10 tàu Trung Quốc hiện diện gần đảo Thị Tứ và không ngăn cản hoạt động của ngư dân Philippines, Manila đang giám sát chặt chẽ động tĩnh các tàu này.