Phó đô đốc Rene Medina: "Thông tin TQ vây đảo Thị Tứ, Trường Sa là không chính xác"

10 Tháng Ba 20198:24 CH(Xem: 9078)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 11 MAR 2019


image016

Thành phố Puerto Princesa City thuộc đảo Palawan nơi đặt bộ chỉ huy phía Tây của Manila. VĂN HÓA MAP


 Phó đô đốc Rene Medina: "Thông tin TQ vây đảo Thị Tứ, Trường Sa là không chính xác"


Hồng Thủy


06/03/19


 (GDVN) - 10 tàu Trung Quốc hiện diện gần đảo Thị Tứ và không ngăn cản hoạt động của ngư dân Philippines, Manila đang giám sát chặt chẽ động tĩnh các tàu này.


Ngày 4/3, tờ Philippines Inquirer Daily đưa tin, ngư dân Philippines bị tàu cá "dân quân biển" Trung Quốc ngăn chặn, không cho đánh bắt trên vùng biển nằm giữa đảo Thị Tứ và đá Xu Bi (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; Xu Bi bị Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa trái phép, Thị Tứ bị Philippines chiếm đóng trái phép).


Tàu cá "dân quân biển" Trung Quốc không chịu rời khỏi vùng biển quanh doi cát giữa đảo Thị Tứ và đá Xu Bi và ngăn chặn tàu cá Philippines đến đây đánh bắt. [1]


ABS CBN ngày 5/3 đưa tin, Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines bác bỏ thông tin nói trên.


Chỉ huy cơ quan này nói rằng họ không nhận được thông tin nào về việc ngư dân Philippines bị Trung Quốc ngăn chặn không cho đánh cá hoặc tiếp cận các bãi cát quanh đảo Thị Tứ, Trường Sa.


image015

Phó đô đốc Rene Medina (quân phục trắng), chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines, ảnh: Manila Bulletin.


Phó đô đốc Rene Medina, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây nói rằng, ngược lại, ngư dân Philippines vẫn đánh bắt bình thường và có thể nghỉ ngơi, trú ẩn trên doi cát quanh đó.


Có 10 tàu Trung Quốc đang neo đậu gần đó, nhưng Bộ Tư lệnh miền Tây không nhận được báo cáo nào về việc các tàu này quấy rối ngư dân Philippines, ngoại trừ sự hiện diện "kỳ lạ", vì các tàu này không có hoạt động đánh bắt nào.


Bộ Tư lệnh miền Tây vẫn đang giám sát chặt 10 tàu Trung Quốc, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết, các tàu này thực sự là tàu "dân quân biển" Trung Quốc.


image017


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines không bình luận về sự hiện diện này, nhưng lưu ý Trung Quốc đã cam kết với Philippines, họ không để bạo lực nổ ra. [2]


Mỹ tuyên bố sẽ ra tay nếu Philippines bị tấn công ở Biển Đông


CNN ngày 5/3 đưa tin, phát biểu với truyền thông hôm thứ Ba 5/3, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, hiệp ước tương trợ phòng thủ (MDT) giữa Philippines và Hoa Kỳ quá mơ hồ, nó có thể gây ra sự nhầm lẫn, hỗn loạn trong một cuộc khủng hoảng.


"Philippines không xung đột với bất kỳ quốc gia nào và sẽ không gây chiến với bất kỳ quốc gia nào trong tương lai.


Nhưng Hoa Kỳ với sự gia tăng các hoạt động thường xuyên của tàu hải quân ở Biển Đông, có nhiều khả năng dẫn đến xung đột.


Trong trường hợp đó, theo hiệp ước tương trợ phòng thủ, Philippines sẽ phải tự động tham gia", ông Delfin Lorenzana nói.


image018

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana. Ảnh: Philstar.


Hôm thứ Hai 4/3, một máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ đã bay gần các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, đây là hoạt động đầu tiên của máy bay ném bom chiến lược không quân Mỹ trên vùng biển này kể từ tháng 11 năm ngoái.


Ngày 28/2, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gặp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức cấp cao khác, tìm cách trấn an Manila về cam kết của Washington đối với hiệp ước tương trợ phòng thủ:


"Vì Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, nên bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ tương trợ lẫn nhau theo điều 4 Hiệp ước tương trợ phòng thủ của chúng ta."


Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin khi đó tiếp lời cho biết, hai chính phủ Mỹ và Philippines chia sẻ quan điểm rằng liên minh phải có khả năng đảm bảo sự bảo vệ lẫn nhau một cách liên tục.


Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nhắc lại sự kiện Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn năm 1992 trong khi hải quân Hoa Kỳ đóng tại Vịnh Subic, mà không có hành động nào ngăn chặn.


Mặc dù đây không phải là một cuộc tấn công vũ trang, nhưng Philippines xem hành động này là gây hấn. [3]


Vành Khăn là một cấu trúc địa lý nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Philippines cũng yêu sách với cấu trúc địa lý này, Vành Khăn bị Trung Quốc chiếm đóng và đảo hóa, quân sự hóa bất hợp pháp.


image019

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, ảnh: Philstar.


Ngày 6/3, cựu Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario có bài viết trên tờ Philippines Inquirer Daily, hoan nghênh tuyên bố chính thức của Hoa Kỳ rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào Philippines trên Biển Đông đều kích hoạt nghĩa vụ tương trợ phòng thủ giữa Hoa Kỳ với quốc gia này.


Ông xem đây là một tuyên bố quan trọng nhất được đưa ra trong nhiều thập kỷ qua về hiệp ước tương trợ phòng thủ kể từ khi nó được phê chuẩn vào năm 1951.


Theo ông Rosario, nên coi tuyên bố này là dấu hiệu tích cực và đáng tin cậy về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, khẳng định sự thượng tôn pháp luật.


Điện Manacanang cần phải xúc tiến hợp tác với Mỹ trong việc ngăn chặn Bắc Kinh bồi đắp, quân sự hóa bãi cạn Scarborough. [4]


image020


Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Philippines, Duterte tại Lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác phát triển dầu khí ở Biển Đông ở Manila (Ảnh: Reuters).


Nguồn:


[1]https://www.news.com.au/finance/chinas-latest-island-grab-fishing-militia-makes-move-on-sandbars-around-philippines-thitu-island/news-story/7805269e5fe270f59e7657328f0c6382


[2]https://news.abs-cbn.com/news/03/05/19/no-reports-of-pinoy-fishermen-shooed-from-pag-asa-island-military


[3]https://edition.cnn.com/2019/03/05/asia/philippines-defense-treaty-china-us-intl/index.html


[4]https://opinion.inquirer.net/119954/del-rosario-important-for-ph-to-work-with-us-on-sea-dispute?utm_expid=.XqNwTug2W6nwDVUSgFJXed.1


Hồng Thủy


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Văn Hóa: Vài hình ảnh ở Palawan


"Biển Quốc tế" nằm ở đâu?


 image021

Bổn báo Lý Kiến Trúc ngồi trên ghe chài đánh cá của một ngư phủ người Palawan-Philippines trong dịp đi thăm biển - đảo Palawan năm 1996.


image022

Biển - đảo Palawan


image023

Ghe chài lưới Palawan có hai càng đỡ sóng hai bên lườn.


image024

Đời sống của một gia đình ngư phủ trên ghe chài lưới Palawan có hai càng đỡ sóng hai bên lườn.


 image025


Chiến hạm 507 của Hải quân VNCH di tản ngày 30/4/1975 neo tại bến cảng Palawan. Chiến hạm này sau đó thuộc quyền sử dụng của Philippines. Người Mỹ đứng bên cạnh bổn báo Lý Kiến Trúc là Thị trưởng thành phố Pomona - nam California Edward Cotez cùng đi tham quan Palawan.


image026

Tòa Thị chính Princesa city - Palawan.


image027

Một màn văn nghệ dân gian do các nghệ sĩ Philippines trình diễn tại một khách sạn ở Palawan.


image028


Ảnh trên: Mái chòi canh cây trái của người dân bản địa Palawan. Một gia đình Việt Nam tị nạn sinh sống ở Palawan . Ảnh dưới: Một người dân Việt tị nạn mở tiệm may vá quần áo ở thành phố Princesa-Palawan. Một màn văn nghệ dân gian của các thiếu nữ Philippines.


image029


Cổng trại lính Thủy quân Lục chiến Mỹ ở bờ biển phía tây Palawan bàn giao lại cho chính phủ Philippines trở thành trại tịn nạn thuyền nhân. Thời điểm năm 1996 có khoảng 2000 thuyền nhân sinh sống trong trại tị nạn này.


Trước đó khoảng một tháng có một phái đoàn cả chục đồng tu và bà Vô Thượng Sư Thanh Hải đã đến trước cổng trại tị nạn này ngồi thiền và yêu cầu ban giám đốc trại cho vào bên trong tiếp tế gạo và các thực phẩm cứu trợ cho người tị nạn.


Thời điểm này diễn ra vào lúc cơ quan tịn nạn Liên hiệp quốc bắt đầu cắt giảm ngân sách và ép thuyền nhân trở về lại Việt Nam. Sơ Pascal Lê Thị Tríu, Giám đốc trại đồng ý cho phái đoàn bà Vô Thượng Sư Thanh Hải vào tiếp tế.


Thuyền nhân trong trại cảm kích bà Thanh Hải nên tự động lập nên một ngôi nhà tranh Thiền đường để tu tập thiền và ăn chay. Bổn báo Văn Hóa Lý Kiến Trúc đã đi thực hiện cuộc phóng sự thuyền nhân và "Làng Việt Nam" ở Palawan và đã viết nhiều bài trên báo Người Việt.


image030

Bên ngoài trại tị nạn có quảng cáo các hàng quán ăn và cà phê. Đất ở Palawan màu đỏ.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 17365)
Theo Hải quân Mỹ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã được Phó Đô đốc Robert L. Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 tiếp và làm việc trên tàu chỉ huy của Hạm đội, chiếc USS Blue Ridge ở Yokosuka, căn cứ chính của Hạm đội 7 Mỹ tại Nhật Bản.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 11918)
Đây là lần đầu tiên, sự tồn tại của các phi vụ trinh sát này được công khai xác nhận. Trong một thông báo, Hải quân Hoa Kỳ cho biết là các chiếc P-8A đã được triển khai tại Philippines trong ba tuần lễ từ đầu tháng Hai cho đến ngày 21/02/2015. Các chiếc phi cơ này đã thực hiện hơn 180 giờ bay trên vùng Biển Đông.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 12280)
"Đối với Trung Quốc, chính sách coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama ít nhất là để kiềm chế Trung Quốc về quân sự... có bình luận từ TQ cho rằng: “Mặc dù Mỹ nhiều lần đề cập đến chính sách “coi trọng châu Á”, nhưng coi tình hình Nga và tình hình IS là vấn đề hàng đầu, “bỏ mặc/bàng quan” với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, làm cho sự thăm dò của Trung Quốc có được câu trả lời mà Bắc Kinh cho là “hợp lệ”.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 11255)
(An Ninh Quốc Phòng) - Theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17629)
Trung Quốc chiếm bãi Đá Vành Khăn vào năm 1995, và hiện nay Bắc Kinh đang tiến hành công tác cải tạo trên sáu bãi san hô khác mà họ chiếm ở quần đảo Trường Sa, mở rộng diện tích đất gấp năm lần, theo như hình ảnh giám sát trên không cho thấy. Hình ảnh năm ngoái cho thấy đã xuất hiện một đường băng và những hải cảng
01 Tháng Hai 2015(Xem: 33708)
Mời bạn đọc cùng điểm lại các sự kiện xung quanh thời điểm 19-1-1974, dấu mốc không thể nào quên với người Việt Nam khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 14557)
41 năm sau, tại Quận Cam nam California; nhớ lại trang sử hải chiến đó, cựu Hải quân Đại Úy Thềm Sơn Hà (dù không là sĩ quan nhân chứng trong trận hải chiến), nhưng ông đã bỏ ra 10 năm truy tầm các tài liệu liên quan để cố gắng hoàn thành cuốn sách: "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa".
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 12513)
Ngày 03/01/2015, Bắc Kinh đã không ngần ngại công bố hình ảnh về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên bãi đá được cải tạo này, cho thấy rằng họ không còn che giấu các hành vi nhằm thay đổi diện mạo địa lý của vùng Biển Đông, buộc các nước tranh chấp khác và cộng đồng quốc tế phải chấp nhận một “sự đã rồi”.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 13384)
Tháng 9/2014, người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh Biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit cảnh báo rằng, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến đất nước này.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 13249)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố rằng, đánh đắm các tàu cá nước ngoài là để “dạy cho họ một bài học để họ từ bỏ ý định đánh bắt trộm trong vùng biển Indoesia”. Bộ trưởng An ninh nội địa Tedjo Edhy Purdijatno trong tháng cuối cùng của năm 2014 đã ra lệnh đánh đắm 3 tàu cá Việt Nam. 2 tuần sau đó họ tiếp tục cho nổ tung 2 tàu cá Papua New Guinea và cuối tháng 12 tiếp tục cho nổ tung 2 trong số 5 tàu cá Thái Lan...
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 13521)
Đài VOA bản tiếng Hán ngày 29/12 đưa tin, giới chức đảo Đài Loan bày tỏ cái gọi là “quan ngại về các hoạt động quân sự của Việt Nam” tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), đặc biệt là trên đảo Sơn Ca, cách đảo Ba Bình (Đài Loan đang chiếm đóng bất hợp pháp – PV) khoảng 11 km.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21870)
Phân định biển có ý nghĩa rất lớn đến an ninh, an toàn hàng hải và ổn định khu vực, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề này. Sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nêu chi tiết dưới đây.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15887)
Trong những năm 20 – 30, thế kỷ XX, nhiều tờ báo có uy tín của Pháp ở Đông Dương với đường lối nghiên cứu khoa học khách quan đã những đưa ra những đánh giá về vị trí chiến lược của Hoàng Sa; tầm quan trọng của Hoàng Sa trong phát triển kinh tế; cơ sở lịch sử rõ ràng, xác nhận chủ quyền của An Nam tại Hoàng Sa từ rất lâu đời. Không những thế, những tờ báo này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của An Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Pháp bảo hộ.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13567)
Tháng trước, Tổng thống Aquino đã cam kết sẽ đầu tư bổ sung 2 tỷ USD để hiện đại hóa quốc phòng vào năm 2017. Phần lớn khoản đầu tư này, bao gồm các tàu ngầm, sẽ dành để mua sắm tăng cường các vũ khí, khí tài nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13818)
Itar Tass trích lời một nguồn thân cận tại Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay Việt Nam đang bắt đầu tiến hành đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên biển. BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard hay máy bay Su-30 và dĩ nhiên là bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài đó quân đội Việt Nam đều có sau khi mua từ Nga.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14608)
Cuối tuần trước, người phát ngôn quân đội Mỹ Jeffrey Pool lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngừng việc xây đảo nhân tạo trên Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo cáo của hãng IHS Jane’s Defense cho biết đảo nhân tạo này dài 3.000m và rộng 200-300m và Trung Quốc đang xây đường băng tại đây.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15752)
Gạc ma, Chữ Thập và Vành Khăn hợp thành một Tam Giác đối phó với mọi tình huống chiến tranh, gồm cả một sàn ( platform) dài 116 m, rộng 96 m, (1 trong 5 kiến trúc tại Chữ Thập) sẽ dùng để đặt dàn phóng hạ vệ tinh của Mỹ điều khiển và hướng dẫn Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ. Nếu chỉ làm mù vệ tinh của Mỹ mà thôi, thì HKMH Mỹ sẽ bị vô hiệu hoá...
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13100)
Đại sứ ĐẶNG ĐÌNH QUÝ (giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, phát biểu bế mạc hội thảo): “Cần hiểu rõ và thống nhất “luật chơi” chung ở biển Đông. Chúng ta đều chia sẻ nhu cầu làm rõ và thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, coi đó là “luật chơi” chung của các bên ở biển Đông. Việc tuân thủ “luật chơi chung” là thước đo mức độ thiện chí và trách nhiệm của mỗi bên với hòa bình, ổn định và an ninh chung ở biển Đông”.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13546)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam.