Eo biển Đài Loan có thành "thùng thuốc súng" trong năm 2019?

17 Tháng Giêng 201910:26 CH(Xem: 8983)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 11 JAN 2019


Eo biển Đài Loan có thành "thùng thuốc súng" trong năm 2019?


image020


Hồng Thủy


17/01/19


 (GDVN) - Trừ phi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận, nếu không, so găng ý chí với Mỹ có thể leo thang thành xung đột trực tiếp trên eo biển Đài Loan.


Ngày 2/1/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh không từ bỏ việc sử dụng bất kỳ giải pháp nào, bao gồm giải pháp quân sự để thu hồi đảo Đài Loan.


Ông Tập Cận Bình lưu ý rằng, giải pháp quân sự này nhằm vào các "thế lực bên ngoài" muốn can thiệp vào eo biển, cũng như một bộ phận "phần tử ly khai" theo đuổi mục tiêu độc lập cho hòn đảo, chứ không nhằm vào "đồng bào Đài Loan".


Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 17/1 đưa tin, hôm nay Đài Loan đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật dọc bờ biển của mình nhằm đối phó với mối đe dọa từ bên kia eo biển.


image022

Pháo binh Đài Loan tập trận bắn đạn thật ngày 17/1/2019, ảnh: AP


Pháo binh và trực thăng tấn công được sử dụng đã nã đạn vào các mục tiêu ngoài khơi thành phố Đài Trung, trong khi các chiến đấu cơ Mirage do Pháp chế tạo, đã xuất kích trong điều kiện trời mưa, từ căn cứ không quân Tân Trúc phía Bắc đảo Đài Loan.


Cuộc tập trận này cũng diễn ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc vừa đưa ra báo cáo bày tỏ lo ngại về sức mạnh quân sự ngày một gia tăng của Trung Quốc, nhấn mạnh một cuộc tấn công tiềm tàng chống lại Đài Loan.


Trong cuộc tiếp Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ John Richardson tại Bắc Kinh hôm Thứ ba 15/1/2019, tướng Lý Tác Thành - Tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy trung ương Trung Quốc cảnh báo, Bắc Kinh sẽ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá. [1]


Ông Tập Cận Bình tăng cường gây sức ép, bà Thái Anh Văn quyết không lùi


Tháng Sáu 2016 chính phủ Trung Quốc đã ngừng các hoạt động liên lạc chính thức với Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền và từ chối công nhận Đồng thuận 1992 (nguyên tắc một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên).


Mặc dù Tiến sĩ Thái Anh Văn theo đuổi một chính sách ôn hòa trong quan hệ hai bờ eo biển, nhưng điều này không đủ thỏa mãn Trung Quốc. Bắc Kinh từng bước từng bước xiết chặt không gian chính trị, ngoại giao và không ngừng gia tăng sức ép quân sự lên Đài Bắc.


Trung Quốc đã thuyết phục 5 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, giảm số lượng quốc gia duy trì quan hệ chính thức với hòn đảo này xuống còn 17. Bắc Kinh cũng kìm hãm khách du lịch từ Đại lục sang Đài Loan, từ xấp xỉ 4,2 triệu lượt năm 2015 xuống còn 2,73 triệu lượt năm 2017.


image023

Tiến sĩ Thái Anh Văn, ảnh: Reuters.


Chính quyền bà Thái Anh Văn không vì thế mà nao núng, mặc dù đảng Dân tiến đã thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương năm ngoái khiến bà Thái Anh Văn phải từ chức lãnh đạo đảng này.


Với Trung Quốc, dường như đây là thời điểm lý tưởng để tăng sức ép, vì vậy ngày 2/1 ông Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng về Đài Loan, nhấn mạnh quyết tâm tìm cách thống nhất hòn đảo.


Tập Cận Bình bác bỏ lập luận rằng hệ thống chính trị Trung Quốc về cơ bản không tương thích với Đài Loan, ông khẳng định công thức "một nước hai chế độ" đã từng áp dụng thành công với Hồng Kông cũng sẽ phù hợp với Đài Loan.


Bà Thái Anh Văn đã không tỏ ra có gì ngạc nhiên. Người đứng đầu hòn đảo này đáp lại bằng một bài phát biểu từ chối thẳng thừng nguyên tắc "một Trung Quốc" lẫn công thức "một nước hai chế độ".


Trung Quốc muốn thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, phải "nhòm mặt" Mỹ


Ông Đặng Duật Văn, cựu Phó tổng biên tập Thời báo Học tập, cơ quan ngôn luận của Trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 8/1/2019 có bài viết trên The New York Times, nhận định:


Thống nhất Đài Loan bằng vũ lực là mục tiêu xuyên suốt của ông Tập Cận Bình.


Những nhân tố thúc đẩy ông Tập Cận Bình sẵn sàng sử dụng vũ lực "thống nhất Đài Loan", theo ông Đặng Duật Văn, có cả cá tính mạnh mẽ lẫn cảm giác sứ mệnh; có cả khó khăn do chiến dịch đả hổ diệt ruồi tạo ra nhiều đối thủ chính trị; sức mạnh kinh tế - quân sự Trung Quốc ngày càng lớn lẫn xu hướng dân chúng Đài Loan tẩy chay thống nhất với Đại lục.


image024

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: The Telegraph


Chủ tịch Trung Quốc có thể thực hiện mục tiêu này trong khoảng 10 đến 15 năm nữa, sớm hay muộn phụ thuộc vào 3 nhân tố chính.


Thứ nhất là giới hạn chịu đựng của Bắc Kinh với việc Washington chống lưng cho Đài Bắc.


Trở ngại lớn nhất của việc "thống nhất Đài Loan" bằng vũ lực đối với Tập Cận Bình không phải là sức phản kháng của Đài Loan về quân sự, mà là khả năng can thiệp của Mỹ - Nhật.


Thứ hai là nội bộ Đài Loan nếu có biến động, có thể trở thành thời cơ để Tập Cận Bình thực hiện giấc mộng của mình; nhân tố thứ ba là sức ép nội bộ Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy ông thực hiện mục tiêu này. [2]


"Thùng thuốc súng" trong năm 2019 ở Đông Á


Giáo sư Bùi Mẫn Hân (Min Xinpei) trong bài phân tích đăng trên tạp chí Nikkei Asian Review ngày 16/1/2019, nhận định:


Không có lý do hay dấu hiệu nào cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ từ bỏ quan điểm cứng rắn của mình trong vấn đề Đài Loan, tuy nhiên bà Thái Anh Văn cũng không dễ khoanh tay chịu trói.


Chẳng hạn, khi Trung Quốc cắt giảm lượng khách du lịch Đại lục sang bên kia eo biển, Đài Loan đã chuyển hướng, thu hút khách du lịch từ các quốc gia khác. 11 triệu lượt khách đã đến thăm hòn đảo này năm 2018, tạo nên một kỷ lục mới.


Để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, Đài Loan cũng đã tích cực đa dạng hóa thị trường. Hơn nữa, cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump lại trở thành đòn bẩy quan trọng cho Đài Loan, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp điện tử.


image025

Chiến đấu cơ Đài Loan được điều động tham gia tập trận hôm nay, ảnh: AP


Nếu cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ gia tăng, các đòn thuế quan của Donald Trump sẽ thúc đẩy một cuộc tháo chạy của các nhà sản xuất khỏi Đại lục.


Tuy nhiên, hệ lụy nguy hiểm nhất trong chính sách của Trung Quốc với Đài Loan là làm tăng thêm căng thẳng với Hoa Kỳ.


Là quốc gia bảo hộ cho Đài Loan trên thực tế, Hoa Kỳ đã cho thấy rõ thông điệp nước này không đứng tay ngồi nhìn Trung Quốc dùng vũ lực với hòn đảo.


Tháng Hai năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật Du lịch Đài Loan, cho phép các quan chức cấp cao của Mỹ tới thăm đảo này, và ngược lại.


Tháng Chín 2018, Hoa Kỳ đã triệu hồi Đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica, El Salvador và Panama để phản đối quyết định của các nước này trong việc cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.


Các đề xuất tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ - Đài, bao gồm việc thông qua các thỏa thuận bán vũ khí tối tân hơn cho Đài Loan, đang được Mỹ thảo luận.


Cho đến nay, Trung Quốc chỉ có cách đối phó với những thách thức từ Mỹ bằng cách tăng áp lực lên Đài Loan.


Giáo sư Bùi Mẫn Hân cho rằng, điều này sẽ duy trì và làm tăng động lực cực kỳ nguy hiểm;


Trừ phi các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải thay đổi cách tiếp cận, nếu không, một cuộc so găng ý chí với Mỹ có thể leo thang thành xung đột trực tiếp trên eo biển Đài Loan. [3]


Nguồn:


[1]https://www.9news.com.au/2019/01/17/17/35/china-news-taiwan-military-exercise


[2]https://cn.nytimes.com/opinion/20190108/taking-back-taiwan-by-force/


[3]https://asia.nikkei.com/Opinion/China-takes-growing-risks-with-tough-Taiwan-policy


Hồng Thủy
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9737)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9499)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9118)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9407)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11128)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9465)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9707)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8791)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8745)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9226)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».