Krakatoa: Vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại

25 Tháng Mười Hai 201811:06 CH(Xem: 9508)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ TƯ 26 DEC 2018


Krakatoa: Vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại


image044

Hàng nghìn người đã bị điếc vĩnh viễn từ vụ nổ có cường độ âm thanh khủng khiếp này! Ảnh minh họa.


Với cường độ âm thanh lên tới 200 dB trong bán kính 20km, vụ nổ của núi lửa Krakatoa đã hủy diệt thính giác của hàng nghìn người trong tích tắc.


Sự kiện núi lửa Krakatoa (tiếng Indonesia: Krakatau) phun trào cách đây 133 năm được đánh giá là vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại.


Theo dữ liệu đo được thời bấy giờ, âm thanh của vụ nổ Krakatoa vang xa tới mức, người dân ở cách đó 4.800km vẫn có thể nghe thấy rõ ràng.


image045

Hình ảnh phục dựng mô tả vụ nổ có âm thanh lớn nhất lịch sử nhân loại. Ảnh minh họa.


Âm thanh vụ nổ phát ra trong bán kính 20km có cường độ khủng khiếp lên tới 200 deciben (dB)! Với cường độ này, tai con người hoàn toàn điếc vĩnh viễn (vì tầm nghe của chúng ta dao động từ 0 đến 125 dB).


Rất may, khoảng cách từ Việt Nam tới khu vực xảy ra vụ nổ là trên 3.000km, nên chúng ta chỉ cảm nhận được rung chấn và sóng xung kích từ Krakatoa mà không phải nhận hậu quả nghiêm trọng.


image017

Vòng bán kính thể hiện rung chấn rõ rệt của vụ nổ Krakatoa. Ảnh: Reddit.


Theo các nhà địa chất học, vụ núi lửa Krakatoa phun trào năm 1883 là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại.


Vụ nổ tự nhiên này đã khiến ít nhất 36.000 người chết, toàn bộ vùng đảo có núi lửa bị nham thạch phá hủy không còn dấu hiệu của sự sống.


Sau vụ nổ, hàng triệu tấn nham thạch đổ xuống biển đã gây nên những cơn sóng thần khiến cho hàng nghìn người thiệt mạng.


Thảm họa khủng khiếp này đã xảy ra như thế nào?


Chuỗi ngày đen tối từ "cơn ác mộng" tự nhiên kinh hoàng bậc nhất lịch sử nhân loại


Núi lửa Krakatoa nằm tại vùng eo biển Sunda, khu vực giữa các đảo Java và Sumatra của Indonesia. Ngọn núi này cao 813m trên mực nước biển, diện tích mặt nước là 10,5 km2.


Các nhà địa chất cho hay, Krakatoa chưa thức giấc lần nào trong vòng 200 năm trước đó. Đây có thể là yếu tố khiến nhiều người thời bấy giờ không cảnh giác trước những dấu hiệu mà họ cho là bình thường dưới đây.


Theo một bài báo điều tra đăng trên tờ The Atlantic năm 1884 thì, không một người dân làng Anjer (cách núi lửa 40km) và Merak (cách 56km) nghe hoặc thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Krakatoa sẽ thức giấc.


Trong khi đó, làng Batvia (cách Krakatoa 128km) lại một phen hốt hoảng khi bỗng nhiên xuất hiện một tiếng nổ ầm ì, các cánh cửa và cửa sổ khi đó rung lắc một cách bất thường.


Tiếng nổ cảnh báo này xảy ra vào tháng 5/1883, cách thời điểm núi lửa Krakatoa thực sự thức giấc 3 tháng. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng đó là dấu hiệu báo trước "cơn ác mộng" thực sự kinh hoàng của tự nhiên, hủy diệt hoàn toàn sự sống của các khu làng xung quanh.


Vào 12h53 ngày 26/8/1883, vụ nổ ban đầu đã giải phóng vùng đám mây bụi khí rộng 24km. Đến lúc này, nhiều người vẫn chưa tin rằng Krakatoa sắp thực sự gây ra đại họa.


5h30 sáng ngày 28/8/1883, 4 vụ nổ khủng khiếp liên tục trong 4 giờ đồng hồ đã nhấn chìm toàn bộ người dân, các ngôi làng của vùng đảo xung quanh dưới lớp magma nóng rẫy.


image046

Dòng dung nham nóng rẫy đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Hình minh họa.


Thảm kịch kinh hoàng xảy đến khi hàng chục nghìn người còn chưa tỉnh giấc hẳn sau một đêm yên bình.


Thậm chí, sau vụ nổ vài ngày, người dân thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng với thảm kịch mà không có bất cứ một dự báo nào được đưa ra trước đó!


Những con số chết chóc của "hung thần" Krakatoa


Dưới đây là những con số "chết chóc" được liệt kê sau khi núi lửa Krakatoa phun trào:


Ước tính, núi lửa Krakatoa đã bắn ra 25 km³ đá, tro và đá bọt vào một vùng không gian rộng 442km. Bụi, tro dày tới mức tia nắng Mặt Trời không thể xuyên qua để đến mặt đất trong vòng gần 2 tuần.


image047

Núi lửa phun trào nhả ra hàng km khối tro bụi, khí nóng. Ảnh minh họa.


Sức công phá khủng khiếp của nó tương đương với 200 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp 13.000 lần sức hủy diệt của quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.


Ít nhất 36.000 người thiệt mạng sau thảm kịch tự nhiên khủng khiếp này, 165 thành phố và thị trấn gần đó bị phá hủy hoàn toàn, 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng chục nghìn người chết ngay tức khắc do bị biển dung nham nóng nhấm chìm.


Dư chấn của vụ nổ đã tạo nên cơn sóng thần cao gần 30m đổ về 2 hòn đảo Java và Sumatra, cướp đi mạng sống của hàng nghìn người.


Số còn lại chết vì nhiễm tro bụi và chấn động thần kinh vì phải chịu đựng âm thanh vụ nổ quá sức chịu đựng của con người.


Hậu quả của vụ phun trào núi lửa khủng khiếp này đã gây họa không chỉ cho cư dân vùng xung quanh mà còn cho toàn cầu.


image048

Hình ảnh phục dựng vụ núi lửa Krakatoa phun trào nhìn từ không gian.


Vụ nổ đã khiến toàn thế giới rung chuyển trong vài phút. Thậm chí, sóng xung kích lan ra toàn địa cầu 5 ngày sau vụ nổ và gây chấn động không hề nhỏ đển đảo Rodrigues (thuộc quần đảo Mascarene ở Ấn Độ Dương) cách đó gần 5.000km.


10 ngày sau thảm họa tự nhiên khủng khiếp này, Trái Đất chìm trong lớp khói bụi dày. Lượng lưu huỳnh trong tro phản ứng với ozon khí quyển gây ra cảnh hoàng hôn trên toàn thế giới trong 3 tiếng.


13 ngày sau vụ nổ, ánh Mặt Trời mới có thể xuyên qua lớp bụi dày để chiếu sáng cho Trái Đất.


4 năm sau vụ nổ, nhiều nơi trên thế giới phải hứng chịu "mùa đông núi lửa": Nhiệt độ toàn cầu giảm gần 2 độ, tuyết rơi kỷ lục được ghi nhận nhiều nhất trong lịch sử.


Năm 1927, phún thạch của núi lửa đã cho ra đời một hòn đảo mới có tên Anak Krakatoa (còn gọi là "Đứa con của Krakatau"). Hòn đảo này có bán kính gần 2 km và cao hơn 200 m so với mực nước biển.


image049

Hình ảnh núi lửa Anak Krakatoa trên hòn đảo cùng tên, "hậu duệ" của Krakatoa. Ảnh: NASA.


Chính hòn đảo mới này cũng xuất hiện một núi lửa "con" mới tên Anak Krakatoa. Ngày nay, ngọn núi lửa con này vẫn đang hoạt động.


Cho đến nay, 133 năm kể từ ngày thảm họa tự nhiên khủng khiếp bậc nhất nhân loại xảy ra, nhiều người vẫn không khỏi bàng hoàng trước hậu quả hủy diệt mà nó mang đến con người và tự nhiên.


Hi vọng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có những công trình nghiên cứu nhằm cảnh báo những thảm họa thế giới này, giúp con người có những biện pháp phòng và tránh hiệu quả.


*Bài viết dịch từ các nguồn: Mentalfloss, Livescience, Wikipedia theo Trí Thức Trẻ
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9797)
- Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ vào năm tới, làm thế nào để tái khẳng định sức mạnh Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điều quan trọng. - Người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 10364)
Theo quan sát, có tất cả năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình. Trong đó bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các công trình kiên cố này có chiều cao khoảng 3 hoặc 4 tầng, SCMP ước tính.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 9593)
"Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016".
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10015)
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
09 Tháng Chín 2016(Xem: 9996)
"Hôm 07/09/2016 tại Vientian, phái đoàn Philippines tham dự Thượng đỉnh ASEAN công bố bằng chứng tố cáo Trung Quốc bí mật xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Manila, nhiều không ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Scarborough, chỉ cách đảo chính Luzon 230 km".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 11009)
Hậu chấn PCA-Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9518)
« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 9960)
Diễn biến bất thường ở biển Darwin Úc: “Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 11301)
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 10104)
- "Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch". - Trong lúc đó: Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ». Ảnh bên: Song Tử Tây by LYKIENTRUC.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 12543)
"Nếu Việt Nam triển khai các loại tên lửa mới nhất để nhắm vào Trung Quốc thì đó là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam hãy nhớ về quá khứ và rút ra một số bài học từ lịch sử," tờ Global Times cho biết.
11 Tháng Tám 2016(Xem: 12222)
"Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 10413)
"Tờ Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 6/8 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Nga bên lề G-20 tại Hàng Châu đầu tháng Chín tới sẽ có "tin mừng", Bắc Kinh và Moscow có thể thành lập một tòa án quốc tế cho khu vực Âu - Á".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 10238)
"Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 9672)
"Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 9857)
“Phán quyết của Toà Trọng tài PCA đã làm rõ rất nhiều thứ trên giấy tờ, nhưng không có gì thay đổi trên thực địa cả. Đừng trông đợi bất cứ thay đổi kịch tính nào trong vấn đề Biển Đông phức tạp".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 9919)
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10103)
- Tân Hoa Xã ngày hôm 19/07/ đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp ». - Ảnh bên: Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer.