Viễn ảnh chính sách Biển Đông hậu bầu cử Mỹ

08 Tháng Mười Một 201811:22 CH(Xem: 8427)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ SÁU 09 NOV 2018


Viễn ảnh chính sách Biển Đông hậu bầu cử Mỹ

image004

Hiện trạng ở Biển Đông: hải đồ minh họa của VĂN HÓA


Cần hợp tác thực chất giải quyết tranh chấp Biển Đông


image019


Hoàng Sơn


09/11/2018 Thanh Niên



Các học giả trong nước và quốc tế đánh giá Biển Đông ngày càng trở thành một trong những vấn đề chính được nhiều nước quan tâm khi hoạch định chính sách.


image020

Các học giả trao đổi bên lề hội thảo.  Ảnh: Hoàng Sơn

 

Ngày 8.11, tại TP.Đà Nẵng, Học viện Ngoại giao, Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia VN tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”. Tham dự sự kiện có 220 đại biểu VN và quốc tế, 22 cơ quan đại diện nước ngoài tại VN, cùng 110 phóng viên trong và ngoài nước.


Phát biểu khai mạc, PGS-TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, đánh giá qua 10 năm tổ chức, hội thảo đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội cũng như những người hoạch định chính sách về Biển Đông ở nhiều nước, dựa trên thông tin đa chiều, đa dạng hơn.


Tuy nhiên, theo ông Tùng, nỗ lực của khu vực và quốc tế nhằm giảm căng thẳng ở Biển Đông để hướng tới những giải pháp hòa bình và đảm bảo an ninh vẫn chưa được như mong muốn. Gốc rễ của tranh chấp Biển Đông được bàn đến nhưng chưa được xử lý về mặt chính sách và thực tiễn. Ông đánh giá nguyên trạng Biển Đông tiếp tục bị thay đổi theo hướng làm xói mòn trật tự quốc tế, hạn chế các thành phần hợp tác và xói mòn lòng tin giữa các nước liên quan.


Thẩm phán Kriangsak Kittichairasee, Tòa án luật biển quốc tế ITLOS thì cho rằng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển tại Biển Đông cần dựa trên các thành tố: ngăn ngừa xung đột, quản lý khủng hoảng, giải quyết tranh chấp và các cơ chế giám sát. Ông khẳng định giải pháp cơ bản để giải quyết tranh chấp là các bên tìm kiếm sáng kiến hợp tác cụ thể, thực chất, đồng thời kiềm chế, không làm phức tạp tình hình.


Chia sẻ với báo giới, GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) cho rằng, trong suốt 10 năm qua, thành quả VN đạt được trong việc duy trì ổn định và hòa bình Biển Đông chính là sự đoàn kết và thống nhất; xây dựng, củng cố sức mạnh quốc phòng cùng với chính sách ngoại giao quốc phòng linh hoạt và khôn khéo. “Tôi nhấn mạnh, sự đoàn kết và thống nhất, quan điểm chính trị ngoại giao mạnh mẽ, chính là cách mà VN đã thể hiện để bảo vệ chủ quyền của mình. Nhân dân các bạn tin tưởng vào điều đó”, ông Thayer nói.


Trả lời Thanh Niên, GS Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển (Đại học Philippines), nhận định trong tương lai gần, tổng thể về Biển Đông sẽ tương đối hòa bình. Xung đột chung vẫn có nhưng hy vọng ASEAN và Trung Quốc sẽ thiết lập được cơ chế để giải quyết. “Tôi nghĩ đó là mục tiêu cơ bản và hàng đầu mà các bên muốn đạt được, bởi vì nếu không đạt được cơ chế, khu vực sẽ trở nên bất ổn. Tôi nghĩ VN đang làm tốt trong bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo tôi, quan trọng nhất là phải cương quyết bảo vệ quan điểm về chủ quyền của mình”, ông Batongbacal nói.
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7856)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8484)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7841)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8251)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8785)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9911)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9752)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.