Chiến hạm Ấn cập cảng Tiên Sa

22 Tháng Năm 20186:48 CH(Xem: 10953)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ TƯ 23 MAY 2018


Chiến hạm Ấn cập cảng Tiên Sa, trên đường tới Guam dự diễn tập Malabar


image006

Tư liệu- Tàu chiến của Hải quân Ấn Độ trong vùng biển ngoài khơi cảng Chennai, Vịnh Bengal, của Ấn Độ.


Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.


Trang mạng PTI tường thuật rằng chuyến thăm nằm trong khuôn khổ chương trình triển khai hoạt động của Hạm đội miền Đông của Hải quân Ấn Độ tới Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương.


Dẫn đầu đoàn tàu tác chiến Ấn Độ ghé cảng Tiên Sa là khu trục hạm INS Sahyadri, một trong ba tàu chiến đa nhiệm tàng hình thuộc lớp Shivalik của hải quân Ấn Độ. Được trang bị vũ khí tiên tiến, tàu INS Sahyadri có trọng tải hơn 6.000 tấn, dài 142,5 m, rộng 16,9.


Hai tàu còn lại trong đoàn gồm tàu hậu cần chở dầu INS Shakti, và tàu chống ngầm tàng hình Kamorta. Đi theo đoàn tàu có hơn 900 sĩ quan và thủy thủ.


Trên đường tới cảng Tiên Sa, đoàn tàu Ấn Độ đã ghé Singapore hôm 6/5, và hai nước Malaysia, Thái Lan hôm 13/5.


Được biết trong thời gian lưu lại Việt Nam, các sĩ quan và thủy thủ Ấn Độ sẽ thăm Ủy ban Nhân dân tp. Đà Nẵng và Bộ Tư Lệnh Hải quân Việt Nam, tham quan các thắng cảnh của Đà Nẵng như Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An… Ngoài ra, lực lượng hải quân hai nước còn tổ chức một số hoạt động giao lưu, như tranh tài bóng chuyền với lực lượng Hải quân Vùng 3, sinh viên Đại học Đà Nẵng, và một chương trình hòa nhạc cho công chúng tại Công viên Biển Đông do các thủy thủ Ấn Độ biểu diễn.


Nhưng có lẽ gây chú ý nhiều nhất là cuộc diễn tập hàng hải giữa lực lượng Hải quân hai nước.Tư lệnh Hạm đội Miền Đông của Hải quân Ấn Độ cho biết mục đích của chuyến thăm là để tăng cường quan hệ hợp tác, tăng sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đồng thời góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương thân thiết giữa hai nước.


Đây là lần thứ 3 hải quân Ấn Độ sang thăm Việt Nam. Ấn Độ và Việt Nam duy trì mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh biển.


Ấn Độ là đối tác “tự nhiên và hợp lý” của Việt Nam, trong bối cảnh các lợi ích an ninh của hai nước đang hội tụ về một điểm


Ông Joshua Kurlantzick, chuyên gia Đông Nam Á


Trong một cuộc phỏng vấn qua email với VOA-Việt ngữ gần đây, chuyên gia Biển Đông, Tiến sĩ Joshua Kurlanzick, nhận định rằng Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng của Ấn Độ bởi vì Ấn Độ tích cực tìm cách đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng khó kiềm chế hơn của Trung Quốc trong khu vực, và ngoài Hoa Kỳ ra, và ở một chừng mực nào đó, Nhật Bản- tuy rằng nước này còn gặp nhiều hạn chế vì hiến pháp chủ hòa hiện nay, Ấn Độ là đối tác “tự nhiên và hợp lý” của Việt Nam, trong bối cảnh các lợi ích an ninh của hai nước đang hội tụ về một điểm. Ông cho rằng trong khối ASEAN, chỉ có Singapore và Việt Nam là có lập trường mạnh mẽ nhất chống các hành động gây hấn, và chính sách bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông.


Trang Naval.com cho biết sau khi rời Việt Nam, đoàn tàu tác chiến của Ấn Độ sẽ hướng về đảo Guam của Mỹ, tại đây đoàn tàu sẽ tham gia cuộc diễn tập Malabar với hải quân Hoa Kỳ và hải quân của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JSMDF) tại vùng biển ngoài khơi đảo Guam. Cuộc tập trận Malabar đã khởi sự từ năm 1992 giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ. Từ năm 2015 trở đi, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động hung hăng hơn để khẳng định tuyên bố chủ quyền một vùng biển rộng lớn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản thường xuyên tham gia các cuộc diễn tập này./ (VOA 21/05/2018)
21 Tháng Mười 2018(Xem: 9331)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 9944)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 9255)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 9677)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 10208)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 11209)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.