USS Carl Vinson tập trận trên Biển Đông và chuyển động của bộ tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn

13 Tháng Ba 20188:24 CH(Xem: 8476)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ SÁU 09 MAR 2018


USS Carl Vinson tập trận trên Biển Đông và chuyển động của bộ tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn


Hồng Thủy


13/03/18


 (GDVN) - Sau khi rời Việt Nam, USS Carl Vinson đã tập trận chung với Nhật Bản ở "vùng biển tranh chấp" trên Biển Đông, trong khi tàu chiến Pháp ghé Philippines.


The Japan Times ngày 13/3 đưa tin, tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson sau khi rời Việt Nam, đã tiến hành cuộc tập trận song phương với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên Biển Đông "đang tranh chấp".


USS Carl Vinson cùng với tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer tiến hành tập trận chung với tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản để tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến giữa 2 đồng minh.


Chỉ huy trưởng tàu sân bay USS Carl Vinson, Chuẩn đô đốc John Fuller cho biết:


"Hợp tác hàng hải mạnh mẽ để duy trì an ninh, ổn định và thịnh vượng mà khu vực Ấn Độ Dương đã có trong hơn 70 năm qua.


Các hoạt động hợp tác hàng hải với một đối tác thân cận (Nhật Bản) sẽ thúc đẩy hợp tác khu vực."


image073

Tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer tập trận trên Biển Đông, ảnh: Times of San Diego.


The Japan Times bình luận:


Bắc Kinh đã gây ra mối quan ngại trong khu vực sau khi xây dựng một loạt tiền đồn nhân tạo trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) và biến chúng thành những căn cứ không quân - hải quân đầy đủ vũ khí.


Mỹ đã lên án việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, lo ngại các tiền đồn này được sử dụng để kiểm soát tự do hàng hải trên biển với 3 ngàn tỉ USD giá trị thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm.


Vào tháng 1 và tháng 2/2018, tàu khu trục Hoa Kỳ USS Michael Murphy cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung với tàu khu trục Pháp FNS Vendemiaire ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. [1] 


Trong một động thái khác có liên quan, tàu khu trục Pháp FNS Vendemiaire đã bắt đầu chuyến viếng thăm Philippines 4 ngày, bắt đầu từ thứ Hai 12/3, tờ Philippines Daily Inquirer ngày 13/3 cho biết.


Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Philippines, ông Nicolas Galey nói với giới truyền thông hôm thứ Hai rằng, tranh chấp trên Biển Đông là một trong những nội dung trao đổi trong cuộc gặp gỡ giữa các quan chức quốc phòng hai nước vào tuần trước.


"Philippines và Pháp đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự và an ninh.


Chúng tôi đã chứng minh điều này ngay trong tuần trước, khi một phái đoàn cấp cao Bộ Quốc phòng Pháp tới Manila để dự kỳ họp đầu tiên của ủy ban hợp tác song phương.


image074

Đại sứ Pháp tại Philippines Nicolas Galey phát biểu trong lễ đón chiến hạm Pháp thăm Philippines, ảnh: Philippines Daily Inquirer.


Tôi sẽ không thể nói cụ thể hơn về những gì đã được thảo luận.


Nhưng chắc chắn đó là lĩnh vực hợp tác mới rất quan trọng đối với cả hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh mà Pháp và Philippines phải tăng cường hợp tác hơn nữa vì an ninh khu vực.


Đất nước tôi và Philippines đều có lợi ích trong việc duy trì an ninh và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là trên biển.


Chúng tôi cũng tham gia với Philippines trong cuộc chiến chống khủng bố", ông nói.


Đại sứ Nicolas Galey cũng bày tỏ sự ủng hộ cho lập trường pháp lý của Philippines ở Biển Đông và cho biết, Pháp có cùng một cách tiếp cận đối với các tranh chấp trên biển.


FNS Vendemiaire là tàu hải quân nước ngoài thứ 3 viếng thăm Philippines trong 3 tháng đầu năm 2018, sau Nhật Bản và Mỹ. [2]


Trong tuần qua, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Pháp Emmaunuel Macron đã bộc lộ một khía cạnh quan trọng về vai trò của Pháp tại Ấn Độ -Thái Bình Dương.


image075

Tổng thống Pháp Emmaunuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ảnh: Hindustan Times.


Paris và New Delhi đã cam kết hợp tác bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực Ấn Độ Dương trong bối cảnh Trung Quốc hiện diện ngày càng nhiều trong khu vực.


AP cho biết, Hoa Kỳ coi Ấn Độ là một điểm nhấn quan trọng trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa, để ngăn chặn các hành vi ngày càng bành trướng từ Trung Quốc.


Ấn Độ đang tập hợp sự hỗ trợ của các nước khác, như Pháp và Australia trên mặt trận an ninh hàng hải. [3]


Biên tập viên tạp chí The Diplomat, Prashanth Parameswaran xem đây là một bước nối tiếp những nỗ lực mở rộng mối quan hệ giữa Paris với các đối tác Đông Nam Á, từ Việt Nam sang Philippines, tới Malaysia.


Trước đó, tàu khu trục FNS VEndemiaire đã thăm Brunei trước khi thăm Philippines tuần này. [4]


Còn quốc gia thứ 4 trong bộ tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, ngày 13/3 Ngoại trưởng Australia bà Julie Bishop phát biểu với các quan chức ASEAN tại Sydney:


Luật pháp quốc tế sẽ duy trì ổn định trong Biển Đông bị căng thẳng bởi các yêu sách đối nghịch.


image076

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop, ảnh: Canberra Times


Bà cũng nêu vấn đề, cần đặt ra giới hạn về mức độ mà các quốc gia sử dụng quyền lực kinh tế hoặc quân sự của họ để áp các hiệp định không công bằng đối với các nước kém phát triển hơn.


Reuters ngày 13/3 cho rằng, bà Julie Bishop rõ ràng muốn củng cố các nỗ lực của Australia để xây dựng một liên minh chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.


Giáo sư Nick Bisley từ Đại học La Trobe ở Melbourne bình luận:


"Australia đang cố gắng để có được sự nhất trí của ASEAN với nhận định rằng, Trung Quốc là kẻ phá vỡ quy tắc mà các bên đều hưởng lợi nếu tuân thủ chúng.


Nếu ASEAN có thể sử dụng quan điểm này, nó sẽ củng cố vị thế của Australia một cách đáng kể." [5]


Thời báo Hoàn Cầu ngày 12/3 cho hay, thứ Năm tuần trước cuộc họp không chính thức cấp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ra tuyên bố chung kêu gọi "giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế".


Ông Chen Xiangmao, một nhà nghiên cứu Trung Quốc về Biển Đông nói với Thời báo Hoàn Cầu:


"Trung Quốc nên nhân cơ hội này để đàm phán với các nước ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để điều chỉnh các hành vi trong khu vực.


Đồng thời nên mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực du lịch, bảo vệ sinh thái, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khai thác dầu khí và nghiên cứu khoa học trên Biển Đông."


Ông Zhao Gancheng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Trung Quốc thì bình luận:


"Có thể vẫn còn sự khác biệt trong quan điểm của các nước ASEAN, nhưng ít nhất nên có một thỏa thuận trong ASEAN rằng không nên sử dụng quân sự ở Biển Đông.


Các nước ngoài Biển Đông như Mỹ và Ấn Độ có thể tiếp tục can thiệp vào đó (Biển Đông), và đó sẽ là một thách thức quan trọng trong khu vực.


Trung Quốc cũng nên tận dụng cơ chế tư vấn để giải quyết vấn đề với các quốc gia này." [6]


Tài liệu tham khảo:


[1]https://www.japantimes.co.jp/news/2018/03/13/national/u-s-aircraft-carrier-msdf-helicopter-destroyer-conduct-joint-exercises-disputed-south-china-sea/#.WqdMWh2uzcd


[2]http://globalnation.inquirer.net/164912/philippines-france-south-china-sea-west-philippine-sea-military-cooperation-dispute-southeast-asia-defense-peace


[3]http://abcnews.go.com/International/wireStory/recent-developments-surrounding-south-china-sea-53677630


[4]https://thediplomat.com/2018/03/frances-indo-pacific-role-in-the-spotlight-with-frigate-philippines-visit/


[5]http://www.euronews.com/2018/03/13/australia-to-stress-international-law-in-south-china-sea-dispute


[6]http://www.globaltimes.cn/content/1092913.shtml


Hồng Thủy

22 Tháng Mười 2017(Xem: 9231)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8898)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9416)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9130)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9941)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8896)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9030)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9003)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9254)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9092)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9510)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10543)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.