Tháng Giêng nhớ lại trận Hải chiến Hoàng Sa 1974

03 Tháng Giêng 20187:47 CH(Xem: 10738)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Tháng Giêng nhớ lại trận Hải chiến Hoàng Sa 1974


image035


Vì sao miền Bắc Việt Nam im lặng sau hải chiến Hoàng Sa?


Thứ ba, 20/01/2015, 15:33 (GMT+7)


(Biển Đảo) - “Chúng ta không thể dùng nguyên tắc “im lặng là đồng ý” để giải thích hành vi của Hà Nội trong trận hải chiến Trung Quốc – Nam Việt Nam. Sự thụ động tạm thời của Bắc Việt phản ánh tính toán chiến thuật chứ không mang tính chiến lược hay pháp lý… Ngay sau khi chính quyền Thiệu sụp đổ, Bắc Việt không ngần ngại kêu đòi Hoàng Sa”.


Ngay khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974, chính quyền Sài Gòn lập tức họp báo tố cáo Bắc Kinh vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cử ủy ban đặc biệt tới kiểm tra hành động xâm lược và chiếm đóng của Bắc Kinh. Nhân dân Việt Nam ở miền Nam rầm rộ xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.


image036

Tàu cá vũ trang Trung Quốc cản mũi tàu chiến của VNCH tiến vào Hoàng Sa. Ảnh tư liệu báo Tuổi trẻ.


Sau khi cho quân lén lút chiếm đóng trái phép nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956, ngày 15/1/1974 Trung Quốc lại cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân đổ bộ lên chiếm một số đảo thuộc nhóm phía tây, rồi tăng cường lực lượng lên 11 tàu chiến. Nhận thấy tình hình bất ổn, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải của quân đội Sài Gòn liền điều các tuần dương hạm và hộ tống hạm tức tốc tiến ra Hoàng Sa.


Cuộc đọ súng dữ dội xảy ra trong khoảng 30 phút sáng ngày 19/1/1974 (tức 27 tết). Nhiều chiến sĩ trong quân đội Sài Gòn đã phải vĩnh viễn nằm lại trong khi cố bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo của Tổ quốc Việt Nam; 2 tàu HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn; HQ-16 bị hư hại nặng phải dần rút khỏi vòng chiến. HQ-10 là tàu nhỏ nhất bị chìm. Tuy cũng bị tổn thất với 4 tàu bị bắn hỏng và nhiều lính chết, nhưng Trung Quốc đã cưỡng chiếm được toàn bộ phần còn lại của quần đảo.


Sớm nhận biết diễn biến thái độ của phía Trung Quốc đối với Việt Nam kể từ chuyến thăm nước này của Tổng thống Mỹ – Richard Nixon ngày 27/2/1972 ( 27/1/1973 HIỆP ĐỊNH PARIS) và việc Mỹ bỏ rơi chính quyền Sài Gòn trong sự kiện Hoàng Sa (19/1/1974), trong thư gửi đồng chí Phạm Hùng (tháng 10/1974), Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nói rõ nhận định của Bộ Chính trị là “người ta đã mặc cả với nhau” về Việt Nam.


Đấy cũng là một trong những lý do Bộ Chính trị quyết định phải giải phóng miền Nam chỉ trong hai năm 1975 – 1976, sau rút xuống chỉ trong năm 1975, rồi chỉ còn trong tháng 4/1975, trước mùa mưa, vì: “Thời cơ này đòi hỏi phải làm nhanh, làm gọn, làm triệt để, nhưng phải khôn khéo. Có như thế mới tạo được bất ngờ”.


Âm mưu


Sau hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực của nhà cầm quyền Trung Quốc, các học giả của nước này cố công tìm kiếm sách cổ, lượm lặt mọi chi tiết dù mơ hồ nhưng có liên quan đến biển Đông để nặn ra bằng chứng về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam).


Nhưng dù có cố gắng mấy đi nữa, Trung Quốc cũng không thể chứng minh được chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa. Vì về mặt bằng chứng lịch sử, các nguồn thư tịch của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả những năm đầu thế kỷ XX đều phản ánh một thực tế hiển nhiên, xác thực, rõ ràng, không thể phản bác là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của nước này chưa giờ vượt quá đảo Hải Nam. Trong khi đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.


Trung Quốc đang muốn dựa vào thời gian để một mặt chứng tỏ sự chiếm đóng liên tục, lâu dài của mình đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (kể từ năm 1974 trở đi) và cũng tìm mọi cách ngăn cản sự có mặt của Việt Nam trên vùng biển đảo này, ngõ hầu qua đó cho rằng Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền. Nhưng họ đã không thể nào thực hiện được ý đồ của mình.


Bởi lẽ, Điều 2 của Hiến chương Liên hiệp quốc đã nói rõ, một hành vi xâm chiếm hay chinh phục không thể được coi là nguồn gốc tạo ra chủ quyền hay thay thế chủ quyền đã có trước đó. Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 24/10/1970 cũng nhắc lại việc cấm sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và mọi sự thụ đắc lãnh thổ có được bằng sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp.


Mặt khác, dù tạm thời bị mất yếu tố vật chất nhưng Việt Nam không bao giờ từ bỏ yếu tố tinh thần là ý chí về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngay khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo ngày 19/1/1974, chính quyền Sài Gòn lập tức họp báo tố cáo Bắc Kinh vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cử ủy ban đặc biệt tới kiểm tra hành động xâm lược và chiếm đóng của Bắc Kinh. Nhân dân Việt Nam ở miền Nam rầm rộ xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.


Im lặng không phải là đồng ý


Bấy giờ, do ở vào thời điểm nhạy cảm phải tập trung toàn lực cho giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, và cũng do theo điều khoản của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 các quần đảo phía nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền tài phán của chính quyền Nam Việt Nam nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa không lên tiếng công khai. Chỉ có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định: Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là một vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc; vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại; các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.


Như vậy, về mặt phát ngôn ngoại giao, tuyên bố này cũng được hiểu là khẳng định chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; đồng thời phản đối việc Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.


Tiến sĩ Balazs Szalontai, từng dạy ở Đại học Khoa học công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary, trong bài viết “Im lặng nhưng không đồng tình” đăng trên trang web của Đài BBC vào tháng 3/2009 cho rằng “thời điểm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa cho thấy Bắc Kinh muốn hành động trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ – tức là trước khi Hà Nội có thể giành lấy các hòn đảo”. Ông cũng cho rằng, với tài liệu mà mình tìm thấy được từ Kho Lưu trữ quốc gia Hungary, sau vụ xâm chiếm của Trung Quốc, các cán bộ ngoại giao của miền Bắc nói với các nhà ngoại giao Hungary rằng Việt Nam có nhiều văn bản chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa; xung đột giữa Trung Quốc với chính thể Sài Gòn chỉ là tạm thời, còn sau đó sẽ là vấn đề cho cả quốc gia Việt Nam. Và, “Khác với Bắc Kinh, Hà Nội không hề xem vụ việc đã khép lại.


Một Vụ trưởng của Bộ Ngoại giao Bắc Việt nói với Hungary rằng chính phủ miền Bắc dự tính sẽ họp với Trung Quốc để làm rõ vấn đề”. Từ những dẫn chứng này, Balazs Szalontai đi đến nhận định: “Chúng ta không thể dùng nguyên tắc “im lặng là đồng ý” để giải thích hành vi của Hà Nội trong trận hải chiến Trung Quốc – Nam Việt Nam. Sự thụ động tạm thời của Bắc Việt phản ánh tính toán chiến thuật chứ không mang tính chiến lược hay pháp lý… Ngay sau khi chính quyền Thiệu sụp đổ, Bắc Việt không ngần ngại kêu đòi Hoàng Sa”.


Hoàng Sa là của Việt Nam


Đúng như vậy, chỉ 5 tháng sau ngày giải phóng miền Nam, đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn dẫn đầu sang thăm Trung Quốc, và trong hội đàm với Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình ngày 24/9/1975 đã đặt vấn đề phải giải quyết về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Nửa tháng sau (10/11/1975), Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Từ đó đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này, như công bố sách trắng “Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế”, phản đối mọi lời tuyên bố chủ quyền và những hoạt động của Trung Quốc trên quần đảo; tăng cường công tác quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa bằng việc thành lập huyện đảo vào ngày 9/12/1982 thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó đặt dưới quyền quản lý của TP. Đà Nẵng kể từ ngày 1/1/1997. Đồng thời, Nhà nước không ngừng thực hiện các hoạt động đấu tranh pháp lý, ngoại giao và trên mặt trận tuyên truyền nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.


Nhìn lại lịch sử, sau 1.000 năm mất nước (43 – 938) người Việt Nam vẫn khôi phục được “nghiệp xưa họ Hùng”, bởi trong suốt 1.000 năm đó người Việt không hề mất ý chí về chủ quyền đất nước, và 1.000 năm Bắc thuộc cũng đồng thời là 1.000 năm chống Bắc thuộc. Điều đó cho chúng ta vững tin rằng, dù giải quyết vấn đề Hoàng Sa không thể một sớm một chiều, nhưng chắc chắn sẽ có ngày chúng ta thực hiện được sự quản lý thực sự trên quần đảo này.


Còn với Trung Quốc, tuy đã chiếm đóng Hoàng Sa suốt 40 năm qua, nhưng vẫn mãi mãi không thể nào có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ cưỡng chiếm bằng vũ lực. Ferrier Jean Pierre tại trường Đại học Luật kinh tế và khoa học xã hội ở Paris thẳng thừng chỉ ra rằng: “Đó là hành động vi phạm trắng trợn các quy tắc ngăn cản việc dùng vũ lực và việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực… Việc xâm chiếm này về nguyên tắc là phi pháp”.


Monique Chemillier – Gendreau, Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu cũng căn cứ vào Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định: “Sự chinh phục bằng vũ lực kéo theo một tình trạng chiếm đóng quân sự luôn luôn là trái phép và sự chiếm đóng quân sự này, trừ khi có một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, không thể tự chuyển thành quyền, dù có thời gian dài”./


Hải chiến Hoàng Sa 1974


Trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa diễn ra ác liệt thế nào?


Thứ năm, 27/08/2015, 08:00 (GMT+7)


(Biển Đảo) - Lợi dụng lúc Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, Trung Quốc âm mưu chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp những quy định của luật pháp quốc tế.


Lời nói đầu:


Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia trên các vùng biển, hải đảo là một công việc thiêng liêng, trọng đại và phức tạp. 


Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau của quốc gia – dân tộc, cuộc đấu tranh mang những đặc điểm, sắc thái khác nhau, đòi hỏi những biện pháp và phương thức đấu tranh khác nhau.


Cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên các vùng biển, thềm lục đại và hải đảo là một cuộc đấu tranh phức tạp về nhiều mặt, đòi hỏi không chỉ các nhân tố nội lực truyền thống mà đòi hỏi người tham gia đấu tranh phải có tri thức toàn diện, có văn hóa chính trị, hiểu biết về lịch sử và ngoại giao, biết vận dụng luật pháp, lý luận, công luận trong và ngoài nước. 


Trong cuộc đấu tranh này Việt Nam phải đối diện với các bên, trong đó có cả những đối tác chiến lược của mình. Vì vậy, phương châm của Việt Nam là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” như khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.


Trong bối cảnh đó, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông cho ra mắt cuốn sách “Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông”.


Sách do Giáo sư Trần Ngọc Vương chủ biên và sự tham gia của Tiến sỹ Trần Công Trục, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng.


BBT giới thiệu một số phần trong cuốn sách:


Trung Quốc từng bước chú ý đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua những sự việc tiêu biểu nào?


– Trung Quốc nhen nhóm âm mưu chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1909, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm.


Tuy nhiên hành động của phía Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của chính quyền Pháp – đại diện cho nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.


image037

Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa, nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974


Đến năm 1946, lợi dụng việc giải pháp quân đội Nhật Bản thua trận trong Thế chiến 2 và Việt Nam vừa giành được độc lập, đang phải đối mặt với bộn bề khó khăn, chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) đưa lực lượng ra chiếm đóng trái phép và yêu sách “chủ quyền” đối với nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.


Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneve và trong khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa chưa kịp tiếp quản một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, Trung Quốc đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo An Vĩnh, phía Đông quần đảo Hoàng Sa.


Trung Quốc đã cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 như thế nào?


– Vào đầu năm 1974 chiến tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối. Trước đó, do bị thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã buộc phải ký Hiệp định Paris (27/01/1973), công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.


Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển Đông. Lợi dụng cơ hội đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa do Hải quân Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ.


Diễn biến được coi là khởi đầu trận hải chiến vào ngày 11/01/1974, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc.


Ngay lập tức, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố vô căn cứ và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc.


Từ thời điểm này liên tục có những diễn biến căng thẳng cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao đến khi cuộc nổ súng bắt đầu.


Ngày 15/01/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hữu Nhật.


10h, tàu của Việt Nam Cộng hòa – HQ16 đi tuần tiễu phát hiện trên đảo Hữu Nhật cắm cờ Trung Quốc và gần đó là một tàu đánh cá Trung Quốc màu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402, có đại bác 25 ly.


Tàu HQ16 đã dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời đảo nhưng tàu này không trả lời. Chiều cùng ngày, tàu Trung Quốc mới rời khỏi đảo.


Ngày 16/01/1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc gửi công hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc để lưu ý tình hình căng thẳng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, xảy ra bởi lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.


Sáng sớm ngày 16/01, HQ16 đi tuần và phát hiện trên đảo Quang Hòa có chòi canh, vọng gác cao gắn cờ Trung Quốc cùng một chiến hạm Trung Quốc di chuyển quanh đảo.


HQ16 yêu cầu tàu này rút lui nhưng không có tín hiệu trả lời. Đảo Duy Mộng không có người nhưng có hai tàu nhỏ của Trung Quốc ở gần bờ.


image038

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam


Trưa 16/01, HQ16 đưa 16 nhân viên cơ hữu lên đảo Quang Ảnh để thám sát, phát hiện có mộ và bia đã đề chữ Hán.


Lúc 15h35, HQ16 ghi nhận tại Tây Nam đảo Hữu Nhật có hai tàu đánh cá Trung Quốc được vũ trang đại bác 25 ly, mang số 402 và 407.


Ngày 17/01, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa gửi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đề nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.


Trên thực địa, lúc 11h, HQ16 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Quang Ảnh. Nhóm này có nhiệm vụ phá hủy các tấm bia mộ và tổ chức phòng thủ trên đảo.


15h cùng ngày, HQ16 đến đảo Hữu Nhật, án ngữ tại phía Đông Nam để yểm trợ cho HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên phía Tây đảo Hữu Nhật trong khi hai tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Hữu Nhật.


18h, HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc Kronshadt 271 và 274 từ đảo Quang Hòa tiến về đảo Hữu Nhật. HQ4 đã dùng quang hiệu yêu cầu các tàu này rời đi, tàu Trung Quốc đã dùng quang hiệu trả lời rằng các đảo này thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu chiến hạm Việt Nam Cộng hòa rút lui.


Tiếp đó, các tàu này chạy quanh HQ4 và di chuyển chặn đầu chiến hạm, bất chấp quy tắc hàng hải quốc tế.


Ngày 18/01, một trong bốn tàu Trung Quốc rời đảo Quang Hòa tiến về HQ4 lúc 4h30. Nhưng sau khi HQ4 tiến sát tàu địch thì tàu này rút lui về phía đảo Quang Hòa.


8h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu Trung Quốc di chuyển phía Đông Nam đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ Trung Quốc.


10h30, HQ4 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Hữu Nhật và rút tất cả 27 biệt hải trở về chiến hạm. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 407 tiến về HQ16.


15h cùng ngày, Đại tá Hà Văn Ngạc và HQ5 đến Hoàng Sa. Hải đoàn gồm HQ4, HQ5, HQ16 tiến về Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ toán hải kích lên đảo.


Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 tiến tới chặn đường. Hai bên liên lạc quang hiệu, xác nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía bên kia phải rời ngay lập tức.


Với hành động cố tình chặn đường có thể gây đụng tàu, Hải đoàn trở về phía Nam đảo Hoàng Sa, tiếp tục theo dõi chiến hạm Trung Quốc.


19h15, HQ5 phát hiện thêm hai tàu chiến Trung Quốc loại T43 cải biến mang số 389 và 396.


23h, Đại tá Hà Văn Ngạc nhận lệnh tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình.


Vị Chỉ huy trưởng chia Hải đoàn ra làm hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 do trung ta Vũ Hữu San, chỉ huy với nhiệm vụ có mặt tại phía Nam và Tây Nam đảo Quang Hòa để đổ bộ hai toán hải kích và biệt hải.


Phân đoàn hai gồm HQ10 và HQ16 do trung tá Lê Văn Thự chỉ huy với nhiệm vụ giữ nguyên vị trí trong lòng vùng đảo Lưỡi Liềm để yểm trợ cho việc đổ quân.


Nếu cuộc đổ bộ không thành thì các chiến hạm sẽ dùng hỏa lực tiêu diệt hai chiến hạm chủ lực của địch (271 và 274), còn quân Trung Quốc sẽ là mục tiêu tấn công cuối cùng.


image039

Mô hình xây dựng đảo Hoàng Sa (PHÚ LÂM?) trong tương lai (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay)


Ngày 19/01/1974 là ngày diễn ra trận chiến giằng co ác liệt nhất.


7h sáng, HQ5 đổ bộ 22 hải kích lên bờ Tây Nam và HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hòa nhưng thất bại trước hảo lực quá mạnh của Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Quốc 402 và 407 tăng cường khoảng 2 đại đội lên bờ đông bắc đảo Quang Hòa.


8h50 và 10h, Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho đại tá Hà Văn Ngạc tấn công tối đa vào các đảo. Nếu địch bắn phá, dùng mọi khả năng để chống trả. Nhận thấy chỉ thị này sẽ bất lợi cho hải đoàn vì chiến hạm địch có toàn lực trong lúc hải đoàn Việt Nam đang bị phân tán nên đại tá Hà Văn Ngạc đề nghị Tư lệnh vùng 1 Duyên hải cho triệt hạ tàu địch trước. Tư lệnh đồng ý.


10h, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc ra lệnh rút hải kích và biệt hải. Các phân đoàn chuẩn bị tấn công tại các vị trí ấn định. Phân một gồm HQ4 và HQ5 đối đầu với hai hộ tống hạm 271 và 274 tại phía Tây Nam đảo Quang Hòa. Phân đoàn hai gồm HQ16 và HQ10 đối đầu với hại hộ tống hạm T43 là 389 và 396 tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa.


Cuộc tấn công của Phân đoàn 2 gồm HQ16 và HQ10 diễn ra ở phía Bắc đảo Quang Hòa. Đúng 10h25, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa.


HQ16 và HQ10 đứng yên, mọi ổ súng lớn, nhỏ từ mũi tàu ra sau lái đều nhắm bắn vào tàu Trung Quốc. Hải pháo giữa chiến hạm hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.


10h35, HQ10 báo cáo Đài chỉ huy trúng đạn, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà bị trọng thương, hầm máy bị cháy và ngập nước. Hạm trưởng HQ16 ra lệnh cho Hạm phó HQ10 là Đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay quyền chỉ huy. HQ10 vẫn tấn công ào ạt vào chiếc 396 của Trung Quốc đang tiến gần.


10h45, chiếc 389 bị trúng đạn bốc khói mù mịt.


10h55, chiếc 396 bị bắn không điều khiển được, đụng vào HQ10 rồi lại bật ra xa, bị trúng thêm đạn bốc cháy xoay vài lần rồi dạt vào bãi san hô Tây Bắc đảo Duy Mộng. HQ10 cũng bị thiệt hại nặng nề, bị trúng đạn và không thể điều khiển được.


Trong khi đó, HQ16 bị trúng đạn lạc của HQ5, hầm máy bên phải ngập nước, vài phút sau, tàu bị nghiêng. Phòng vô tuyến liên lạc truyền tin bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy không thể tiếp tục tham chiến, HQ16 rời khỏi lòng chảo, chạy về hướng Đà Nẵng.


11h10, HQ10 bị bỏ lại. Hạm trưởng và một số nhân viên tử thương. Hạm phó ra lệnh đào thoát.


Cuộc tấn công của Phân đoàn 1 gồm HQ5, HQ4 diễn ra phía Tây Nam đảo Quang Hòa. 10h25, hải pháo 76,2 ly của HQ4 ở sân mũi gặp sự cố ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữa. Việc này đã làm đảo lộn các dự tính của đại tá Hà Văn Ngạc. Tuy vậy, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên.


10h40, khẩu 76,2 ly của HQ4 ở sân lái bị hỏng bộ phận tấn công tự động nên phải điều chỉnh bằng tay, bắn từng phát một nặng nề và chậm chạp. Đại tá Ngạc đã ra lệnh cho rút lui khỏi vòng chiến để sửa chữa và chỉ thị HQ5 yểm trợ cho HQ4 rút ra xa. HQ4 tuy bị trúng nhiều đạn nhưng máy móc chính và hệ thống truyền tin vẫn điều khiển tốt.


image040

Tàu HQ16 của Hải quân Việt Nam Cộng  hòa


10h55, chiếc 274 bị trúng đạn, bốc cháy và dạt vào bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa. Đa số súng trên HQ5 bị trở ngại, trừ khẩu pháo 40 ly bên trái, máy siêu tần không còn liên lạc được, máy truyền tin trên đài chỉ huy cũng bị trúng đạn bể nát, Đại tá Ngạc phải vào Trung tâm chiến báo dùng máy VRC46 để chỉ huy.


11h, chiếc 271 được chiếc 389 tiếp trợ, hợp lực quay lại tấn công HQ5. HQ5 bị trúng nhiều đạn nhưng phản công dữ dội khiến tàu địch thiệt hại nặng phải chùn lại.


Nhận được tin báo tăng viện của địch sắp đến, với tình trạng HQ10 không thể sử dụng, HQ16 nước vào hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5 trúng nhiều đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm ra lệnh cho HQ5 rút lui về hướng Đông Nam.


Hai tàu địch cũng bị hư hỏng nặng nên rút về hướng Đông Bắc Hoàng Sa. HQ5 cùng HQ4 rút về hướng Đông Nam tiến về Đà Nẵng.


11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút khi lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Quang Ảnh, 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Hữu Nhật, các đảo của Việt Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ.


Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.


Kết thúc trận hải chiến, phía Việt Nam Cộng hòa có 19 nhân viên tử trận, mất tích 55 quân nhân (74 người) của HQ10, bị thương 35 quân nhân, 44 người bị bắt trên đảo Hoàng Sa và Hữu Nhật.


Với trận chiến này, toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa quản lý đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngay sau khi chiếm đóng, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đó, xóa các di tích lịch sử của người Việt để áp đặt “chủ quyền” của họ trên quần đảo này.


Trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang gần bị thất bại hoàn toàn, Trung Quốc đã lợi dụng hoàn cảnh đó để dùng vũ lực đánh chiếm nốt phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Nhìn nhận sự kiện này dưới bình diện của luật pháp quốc tế có thể khẳng định:


Một là, hành động đánh chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển Đông bằng vũ lực là một sự vi phạm nghiêm trọng điều 2 khoản 4 của Hiến chương Liên Hợp quốc, trong đó cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xam phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của cac quốc gia khác.


Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên Hợp quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của Tổ chức Liên Hợp quốc, trong đó có Trung Quốc, phải tuân thủ.


Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hóa trong Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, trong đó quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, (hay coi đe dọa hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.


Hai là, hành động Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này năm 1974 thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ Việt Nam.


Ba là, theo luật pháp quốc tế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử sụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.


Hành động xâm lược nói trên càng thể hiện rõ tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông.


(Theo VTC)


Hải chiến Hoàng Sa 1974


Henry Kissinger đã ‘biếu’ Hoàng Sa cho Trung Quốc như thế nào?


(Vì sao biếu hay bỏ? - Trung Đông?)


Thứ tư, 21/01/2015, 16:06 (GMT+7)


(Biển Đảo) - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.


Chính sách của Mỹ trước thời kỳ Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác (TT Lyndon Johnson). Còn từ thời kỳ Kissinger trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này.


image041

Henry Kissinger lúc còn trẻ


Nếu biết rằng vào ngày 24-4-1965, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã ký chỉ thị hành pháp số 11216 (Executive Order 11216) đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, thì có thể thấy việc chín năm sau Kissinger và Richard Nixon “buông” Hoàng Sa là một sự bội phản không chỉ với Việt Nam mà cả với các chính quyền Mỹ tiền nhiệm.


Hoàng Sa trong “vùng chiến sự”


Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 – Volume III, China, Document 186) cho biết hôm chủ nhật 10-6-1956, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn báo cáo việc Bộ Ngoại giao VNCH báo động với tòa đại sứ Mỹ rằng “Chicom (quân Trung Cộng, cách gọi lúc đó của VNCH và Mỹ cùng đồng minh) đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật)”, căn cứ trên báo cáo của trạm khí tượng của VNCH trên đảo Pattle (tức đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa).


Trong cuộc họp sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bảo các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có quyền hạn và trách nhiệm kế thừa đối với tất cả lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Ông cũng chỉ thị xem xét khả năng đơn phương ra tay hành động chiếu theo tinh thần điều 8 hiệp ước SEATO (Liên phòng Đông Nam Á), theo đó Mỹ có nhiệm vụ phòng thủ khu vực này, một khi máy bay thám thính của hạm đội 7 xác nhận nguồn tin từ phía Sài Gòn, và sau khi đã thăm dò đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề ra.


Ngày hôm sau, thứ hai 11-6-1956, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tại Đài Loan, cho biết “Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc Trung Cộng rút lui sau khi đã cảnh cáo”, đồng thời yêu cầu “cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa Dân Quốc và Sài Gòn”.


Trong thời gian đó, hạm đội 7 phái hai tuần dương hạm và một số máy bay thám thính đến khu vực Hoàng Sa thực hiện các cuộc thám thính trên biển, trên không và cả trên bộ ở đảo Hữu Nhật trong hai ngày 12 và 13-6. Trong bức điện sau đó gửi CINCPAC (bộ chỉ huy trung tâm), phó đô đốc Ingersoll, tư lệnh hạm đội 7 kiêm tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ phòng vệ Đài Loan, loan báo các kết quả thám thính:


“Thay đổi duy nhất ở Hoàng Sa trong mấy tháng qua chỉ là việc Trung Cộng tăng người lên đảo Woody (Phú Lâm)… Hoạt động của họ hầu như chỉ là thu gom phân chim. Không thấy binh sĩ hay vũ khí”. Và ông kết luận: “Trong những điều kiện trên, hiện chưa đến lúc Mỹ phải quét sạch bọn Trung Cộng ra khỏi đảo Phú Lâm. Một nỗ lực chung giữa Đài Loan và (Nam) Việt Nam cũng không tiện…”.


Câu chuyện trên cho thấy vào năm 1956 đó, dưới thời kỳTổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ khẩn trương đáp ứng bảo vệ Hoàng Sa, thậm chí còn thoáng có ý định tổ chức cho Đài Loan và Sài Gòn cùng phối hợp đuổi Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa!


Tạm lấy mốc chín năm sau, lập trường của Mỹ về Hoàng Sa vẫn không thay đổi, thậm chí mạnh mẽ hơn qua việc Tổng thống Johnson ký chỉ thị hành pháp số 11216 đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, khiến Trung Quốc tức điên lên.


Đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan là Wang đã gặp đại sứ Mỹ Cabot tại Ba Lan để phản kháng. Đại sứ Cabot sau đó đã đánh điện báo cáo lại Bộ Ngoại giao: “Wang nói là đã được lệnh phản đối mạnh mẽ chỉ thị hành pháp ngày 24-4 của tổng thống bao gồm đảo Hoàng Sa trong vùng biển chiến sự. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ đây… Tôi đã bác bỏ những khiếu nại của Wang về đảo Hoàng Sa”.


Không chỉ đại sứ họ Wang này mà một đại sứ cùng họ Wang khác thay thế vào tháng 7 sau đó đã đưa ra vô số khiếu nại và đều nhận được cái lắc đầu của đại sứ Cabot. Đơn giản vì Hoàng Sa (TÂY) là của Việt Nam, đang do VNCH quản lý.


Và Kissinger xuất hiện


Chín năm sau, Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 và Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19-1-1974:


“Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình… Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này…”.


Một thái độ hoàn toàn khác với trước kia!


Chẳng qua do “vua đi đêm” Kissinger (cách gọi của báo chí Sài Gòn) đã quân sư cho Tổng thống Nixon, kế vị Tổng thống Johnson từ 20-1-1969, bắt tay với Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô lúc đó đang căng thẳng với Trung Quốc, và tìm một lối ra khỏi Việt Nam trong danh dự.


Trong các vụ “đi đêm” đó, Kissinger đã lần lượt “biếu” Trung Quốc những món quà sau để đổi lấy chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2-1972:


- ngày 10-6-1971, Nhà Trắng loan báo chấm dứt lệnh cấm vận thương mại Trung Quốc kéo dài 21 năm;


- ngày 28-7-1971, Chính phủ Mỹ loan báo ngưng việc thu thập tin tức tình báo về Trung Quốc;


- ngày 2-8-1971, Ngoại trưởng Roger loan báo Mỹ sẽ thôi chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, song sẽ không bỏ phiếu trục xuất Đài Loan…


Về phần mình, nhật báo Hồng Kỳ cũng hôm 2-8 đó giải thích rằng việc Trung Quốc mở ra với Mỹ là do Trung Quốc phải liên minh với “kẻ thù bậc hai” là Mỹ, để cô lập và tấn kích “kẻ thù bậc nhất” là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó rất muốn “ẩu đả” với Liên Xô, thậm chí hôm 21-4 trước đó Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận kêu gọi lật đổ chính quyền Xô viết, khiến lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev lên án chiến dịch chống Liên Xô này của Trung Quốc.


Song món quà thượng hạng mà Kissinger biếu Bắc Kinh là chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 20-10-1971 và lưu lại tại đó. Đến 25-10 - 71, ở New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết mời Đài Loan ra, Trung Quốc bước vô thay thế. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lúc đó là George Bush (bố) than rằng việc Kissinger có mặt tại Bắc Kinh trong thời điểm đó đã ngáng trở các nỗ lực của Mỹ nhằm giữ ghế cho Đài Loan.


Những đổi chác qua lại đó đã đưa Nixon sang Trung Quốc “đi tour bảy ngày” Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải từ 21 đến 28-2-1972, mà đỉnh cao là Thông cáo chung Thượng Hải (Sino-U.S. relations, PBS.org).


Nixon từ Trung Quốc về được một tháng thì Bắc Kinh bắt đầu phản kháng về Hoàng Sa, song lần này phản ứng của Mỹ khác trước.


Bức thư của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ CHNDTQ (được lưu trong FRUS volume XVII, số 219) không ghi ngày tháng, phúc đáp việc Trung Quốc phản kháng việc tàu chiến Mỹ đến gần quần đảo Hoàng Sa: “Phía Mỹ đã tiến hành điều tra toàn diện các sự cố mà phía Trung Quốc đã lưu ý hôm 24-3-1972… Vì lợi ích của quan hệ Mỹ – Trung, phía Mỹ đã ra chỉ thị (cho tàu bè, tàu bay của mình) từ nay giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý với các đảo Hoàng Sa…”.


Tuy vẫn bảo rằng quyết định này không can dự gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa, song khi hứa tránh xa 12 hải lý đã là thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc ở Hoàng Sa rồi. Bức thư này chẳng qua là một văn bản phản ánh nội dung cuộc trao đổi giữa Hoàng Hoa – đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc – với Kissinger hôm 12-4-1972 ở New York, qua đó Hoàng Hoa yêu cầu Mỹ giữ khoảng cách 12 hải lý ở Hoàng Sa, và Kissinger đã hứa miệng (FRUS, Document 220. Memorandum of Conversation).


Thái độ này của Mỹ năm 1972 khác hẳn trước kia dưới thời kỳ Tổng thống Johnson, Kennedy và Eisenhower. Nguyên nhân? Hoàng Sa chỉ là một trong những “vật đổi chác” của Kissinger, thậm chí rất nhỏ! Tỉ như so với Đài Loan mà nay tờ Want China Times 29-11-2013 đã tiết lộ rằng tháng 1-1974, Tưởng Giới Thạch đã phải lần đầu tiên để cho hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan kể từ 25 năm qua khi Quốc Dân đảng tháo chạy về Đài Loan.


Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển này để đổ xuống Hoàng Sa cho nhanh, thay vì đi vòng sau lưng Đài Loan như trước. Biết sao bây giờ, Tưởng Giới Thạch giữ thân mình còn chưa xong, làm sao cứu bồ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu được!


Có gì biếu nấy: Senkaku cũng muốn biếu!


Biếu xén Bắc Kinh đã trở thành một thói quen mới của Kissinger. Ngày 31-1-1974, tức 12 ngày sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Kissinger (lúc này đã thôn tính luôn ghế ngoại trưởng) họp với các thuộc cấp ở Bộ Ngoại giao.


Biên bản phiên họp đó còn ghi rằng sau khi Hummel, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á, báo cáo tình hình ở Hoàng Sa đã xong xuôi, không còn bất cứ hoạt động quân sự nào nữa và các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Philippines và VNCH đều đang âu lo, đặc biệt VNCH đã đổ bộ 200 binh sĩ lên Trường Sa, thì Kissinger chợt hỏi: “Liệu có thể thúc họ hướng đến đảo Senkaku được không?”.


Trợ lý Hummel ngớ cả người: “Xin ngài thứ lỗi, nghe chưa rõ ạ?”. Kissinger lặp lại: “Liệu chúng ta có thể thúc họ đến Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel vẫn chưa hiểu ra: “Thúc ai ạ?”. Kissinger tỉnh bơ trả lời: “Thúc CHNDTH”.


Trợ lý Hummel lúc này tỉnh ra, hỏi vặn: “Ngài có chắc là chúng ta muốn làm điều đó không?”. Kissinger quả quyết: “Thì để dạy dỗ người Nhật”. Không nhất trí, Hummel hỏi vặn lại thẳng thừng: “Tôi cũng hiểu rằng chúng ta cần dạy dỗ người Nhật, song với cái giá đó thì có đáng hay không?”. Đến đây, Kissinger “chém vè”: “Không, không” (Minutes of the Secretary of State ‘s Staff Meeting Washington, January 31, 1974).


Chẳng qua Kissinger lúc đó đang hậm hực Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka vì ông này không chịu nhượng bộ thương mại với Mỹ. Nếu nhớ rằng mới năm 1972, Mỹ đã trao trả lại đảo Senkaku cho Nhật, thì việc Kissinger đòi thúc Trung Quốc “quậy” Nhật ở Senkaku năm 1974 quả là…!


Biếu cả thiên hạ chưa đủ, năm 2005, cố vấn cao cấp Công ty dầu hỏa CNOOC Kissinger còn định biếu cả dầu hỏa Mỹ cho Trung Quốc khi chỉ đường cho công ty này mua lại Công ty dầu hỏa Unocal của Mỹ, song cuối cùng bị Quốc hội Mỹ ngăn trở. Bởi thế Trung Quốc mới thỉnh Kissinger sang Bắc Kinh để mừng thượng thọ 90 tuổi.


Tướng Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa qua đời


30/05/2015


(An Ninh Quốc Phòng) - Hãng tin nhà nước Tân Hoa xã Trung Quốc đã tuyên tuyền về cuộc chiến xâm lược đẫm máu quần đảo Hoàng Sa khi kẻ chỉ huy cuộc chiến đó qua đời.


image042

Tàu chiến số hiệu 502 Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974


Tân Hoa xã – hãng tin nhà nước Trung Quốc ngày 28 tháng 5 đưa tin, Lưu Hỉ Trung – nguyên Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc – người từng chỉ huy biên đội tàu chiến tham gia chiến tranh xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị bệnh qua đời vào ngày 19 tháng 4 ở Quảng Châu, thọ 85 tuổi.


Lưu Hỉ Trung được biết tới là người Tụ Nham, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ông này đi lính từ năm 1947, đến năm 1950 vào Đoàn thanh niên chủ nghĩa dân chủ mới Trung Quốc, năm 1953 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Trong đời, Lưu Hỉ Trung từng làm lính thông tin, cảnh vệ, tiểu đội trưởng, giáo viên, tham mưu, chỉ huy tàu, phó trưởng khoa, đại đội trưởng, chủ nhiệm cái gọi là “khu tuần tra Tây Sa” (Tây Sa là cách gọi của Trung Quốc đối với Hoàng Sa của Việt Nam);


Rồi làm Tư lệnh cái gọi là “Khu thủy cảnh Tây Sa”, Phó tư lệnh căn cứ Quảng châu, Tư lệnh căn cứ Du Lâm – Hạm đội Nam Hải, được bài báo cho có đóng góp cho xây dựng quân đội cách mạng, hiện đại, chính quy (Trung Quốc).


Bài báo còn cho hay, Lưu Hỉ Trung là đại biểu Đại hội 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại biểu Nhân đại toàn quốc Trung Quốc khóa 6. Năm 1988, Lưu Hỉ Trung được gắn vào vai lon thiếu tướng hải quân.


image043

Lưu Hỉ Trung – kẻ từng chỉ huy biên đội xâm chiến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.


Ngoài ra, bài viết còn “hồi tưởng” lại một trang sử Trung Quốc triển khai cuộc chiến tranh xâm lược đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, bất chấp luật pháp quốc tế. Lưu Hỉ Trung đã tham gia cuộc chiến phi nghĩa này, khi đó, ông ta chỉ huy biên đội 128.


Được biết, trong cuộc chiến tranh xâm lược này, Trung quốc đã sử dụng 2 tàu quét mìn 396, 389 (lượng giãn nước mỗi chiếc chưa đến 400 tấn), các tàu săn ngầm 271, 274. Chỉ huy trên biển khi đó của Trung Quốc được biết tới có tên là Ngụy Minh Sâm. Trong khi đó, Quân đội Việt Nam cộng hòa (Nam Việt) đã sử dụng 4 tàu chiến (lượng giãn nước mỗi chiếc 1.700 tấn), trong đó có 1 tàu được đặt tên là Lý Thường Kiệt, ngoài ra còn có 4 máy bay.


Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng dân quân trang bị súng máy hạng nhẹ, lựu đạn tham gia cuộc chiến tranh xâm lược này. Sau đó, Trung Quốc còn điều thêm biên đội các tàu săn ngầm 281, 282 từ Sán Đầu đến quần đảo Hoàng Sa chi viện xâm lược, biên đội này do Lưu Hỉ Trung chỉ huy.


image044

Tàu chiến số hệu 281 Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974


Theo thuật lại của bài báo, tối ngày 17 tháng 1 năm 1974, biên đội 281 từ Sán Đầu chạy đến Du Lâm, khi đó Lưu Hỉ Trung làm đại đội trưởng. Sau đó, ông ta nhận nhiệm vụ ở phòng tác chiến căn cứ Du Lâm, nhận lệnh từ Tư lệnh hạm đội. Cuộc chiến sau đó diễn ra khốc liệt.


Theo bài báo, sau khi nhận được tin đã bắn chìm 1 tàu chiến của Quân đội Việt Nam cộng hòa, vào lúc 15 giờ ngày 19 tháng 1, tại phòng trực ban tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc ở Bắc Kinh, lãnh đạo Trung Quốc khi đó có tên là Đặng Tiểu Bình đã vui mừng, nói: “Chúng ta nên ăn cơm thôi”.


Để mở rộng chiến tranh xâm lược, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình còn đồng ý với đề nghị của Chính ủy Hải quân Trung Quốc khi đó là Tô Chấn Hoa về việc điều thêm thuyền máy lắp ngư lôi đến tham chiến, nhưng giữa đường đã gặp sự cố, nên không làm gì được.


Sau này, Tô Chấn Hoa tỏ vẻ tự hào về thành tích xâm lược Hoàng Sa, cho rằng: “Từ khi hải quân nhân dân (Trung Quốc) được thành lập đã ở tuyến đầu phòng thủ trên biển, luôn ở trong môi trường chiến tranh (xâm lược), không ngừng tôi luyện trong chiến đấu (xâm lược). Cuộc chiến này, đơn vị trước tiên không được chuẩn bị đầy đủ… nhưng đã tiêu diệt được đội quân nước ngoài được vũ trang bằng tàu chiến Mỹ…”.


image045

Tàu chiến số hiệu 396 Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974


Trong cuộc chiến tranh xâm lược này, Hải quân Trung Quốc đã bắn chìm 1 tàu  pháo, bắn bị thương 3 tàu khu trục của Quân đội Việt Nam cộng hòa, làm cho hơn 200 (???) binh sĩ Việt Nam cộng hòa bị thương vong. Trong khi đó, binh sĩ Hải quân Trung Quốc có 18 người chết, 68 người bị thương, tàu quét mìn 389 bị trọng thương.


Sau đó, do sợ bị tàu chiến của Việt Nam cộng hòa báo thù, Quân ủy Trung ương Trung Quốc khi đó đã ra lệnh cho các tàu chiến của họ “nhanh chóng sơ tán, nếu có tình huống thì lập tức tập trung”.


Khi cuộc chiến này chưa kết thúc, Chính ủy Hải quân Trung Quốc Tô Chấn Hoa còn tích cực thuyết phục Trung Nam Hải tận dụng cơ hội “thừa thắng” xâm chiếm thêm nhóm Lưỡi Liềm. Thông qua Chu Ân Lai, báo lên Mao Trạch Đông phê chuẩn, Quân đội Trung Quốc đã nhận được lệnh thừa cơ xâm chiếm (họ gọi một cách mỹ miều là “thu hồi”) đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh.


Theo bài báo, ngày 20 tháng 1, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đã chở binh lính lục quân đến vùng biển nhóm Lưỡi Liềm, máy bay tiêm kích của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc bay đến yểm trợ trên không. Lực lượng quân đội Việt Nam cộng hòa đã buộc phải đầu hàng.


image046

Binh lính bành trướng xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974


Như vậy, rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược có sự chỉ đạo trực tiếp của toàn bộ ban lãnh đạo cấp cao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi đó, từ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho đến Đặng Tiểu Bình, Tô Chấn Hoa… – PV.


Mưu đồ và hành động bành trướng xâm lược này đã gây ra một cuộc chiến đẫm máu, đã xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây ra tranh chấp phức tạp hiện nay trên Biển Đông – PV.


Hành vi chiến tranh xâm lược này cùng với các loại hành động bành trướng tiếp theo sau này của Trung Quốc sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc và chắc chắn rằng, kẻ gieo gió thì phải gặt bão. Trung Quốc đừng bao giờ coi thường ý chí và quyết tâm kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của dân tộc Việt Nam! – PV.


(Theo Giáo Dục)
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11628)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14260)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 12911)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13228)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 13957)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13402)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12172)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11789)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12648)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11747)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15572)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12586)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12626)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12694)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12378)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13130)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 12418)
"Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành."