Dầu khí VN: Trữ lượng nhỏ nhưng tỷ trọng khai thác lớn làm nền kinh tế có vấn đề

26 Tháng Chín 20177:45 CH(Xem: 9339)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  TƯ  27  SEP  2017


Dầu khí VN: Trữ lượng nhỏ nhưng tỷ trọng khai thác lớn làm nền kinh tế có vấn đề


Dân trí - Trữ lượng dầu nước ta khoảng 750 triệu tấn, nhưng đã khai thác và đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn. Trữ lượng khí còn lại cũng không nhiều. “Trữ lượng chỉ có vậy mà tỷ trọng khai thác lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề”, một vị chuyên gia nói.

Mở cửa hội nhập nhưng vẫn tồn tại chủ nghĩa bảo hộ


Tại hội thảo "Ngành dầu khí trong bối cảnh toàn cầu hóa" được tổ chức sáng nay (26/9/17), đại diện của Hội đồng tư vấn của PVN cho biết, tiềm năng dầu khí của chúng ta không nhiều. Hiện nay, trữ lượng dầu khoảng 750 triệu tấn, trong đó, đã khai thác đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn.


Bên cạnh đó, hơn 730 tỷ m3 khí, hiện đã khai thác 170 tỷ m3, trữ lượng phần còn lại không nhiều, đâu đó chỉ còn những mỏ nhỏ.


“Trữ lượng dầu chỉ có vậy mà tỷ trọng khai thác lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề”, vị chuyên gia này chia sẻ.


image040

Tiềm năng dầu khí của Việt Nam không nhiều.


Ông này còn nói thêm rằng, ông muốn ngành dầu khí phát triển, nhưng ông muốn ngành khác còn phát triển hơn.


Theo vị chuyên gia này, tính đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất khai thác dầu khí từ đá móng. Trước đó, mọi giả thiết, mọi lý thuyết đều nói rằng ở đó không có dầu.


“Thế giới bảo ta kì quái nhưng ta vẫn mày mò khai thác, nên 200 triệu tấn dầu khí được khai thác từ đá móng của ta đã thay đổi mọi nhận thức của các nhà địa chất dầu khí”, vị chuyên gia này cho biết.


Bên cạnh đó, nói về ngành dầu khí Việt Nam từ sau khi ký hiệp định TPP, ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, từ một nước đi sau đến muộn trong hội nhập trở thành một nước dẫn đầu, đặt nền tảng cho hội nhập thế giới thế hệ mới.


Tuy nhiên, sự mâu thuẫn giữa mở cửa hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ trong nước khi một mặt vẫn mở cửa vẫn đàm phán, còn một mặt vẫn có những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.


Mâu thuẫn giữa hợp tác về kinh tế và cạnh tranh trong vị thể chính trị đã làm cho doanh nghiệp đang hợp tác vẫn phải cạnh tranh, cạnh tranh vẫn phải hợp tác sao cho lợi ích quốc gia là quan trọng nhất.


Để giải quyết vấn đề này, ông Chung cho rằng, nên tăng cường chế biến dầu khí trên nền tảng khai thác. Cú sốc mô hình khai thác tài nguyên dạy chúng ta bài học rằng nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên mà không tăng cường chế biến, phân phối, thì sẽ phải đối diện với những cú sốc giảm giá.


Thêm nữa, việc gần như quan trọng nhất là đổi mới, tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo ông Chung, nếu không nâng cao được năng lực 60.000 con người ở cả 3 cấp độ của ngành dầu khí thì sẽ không bắt kịp với hội nhập, không đáp ứng được cạnh tranh và rất khó thắng lợi.


image039

Hội nhập hạn chế nhưng hợp lý


Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.


Chế biến các sản phẩm dầu và hóa dầu thì nước ta mở cửa thị trường và không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn ở Việt Nam.


Tuy nhiên, điều quan trọng là phân phối sản phẩm dầu thì ta chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phân phối, trừ khi họ có nhà máy chế biến dầu. Trong trường hợp họ không làm nhà máy lọc dầu thì không được phân phối.


Mặt khác, có một bất cập là người đàm phán và người làm chính sách không khớp nhau ở chỗ mặc dù cam kết nhưng một công ty xăng dầu cổ phần hóa thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn được mua cổ phần. Đây chính là khập khiễng trong chính sách.


Nói tóm lại, cam kết hội nhập của dầu khí đang ở mức rất hạn chế, nhưng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay thì cam kết ấy là hợp lý. Nếu chưa làm rõ được vùng quyền chủ quyền với Trung Quốc mà mở rộng ra thì sẽ hết sức phức tạp, ông Tuyển nhấn mạnh.


Đương nhiên, cam kết như vậy cũng làm hạn chế sức cạnh tranh của ngành dầu khí, làm cho ngành rất khó phát triển. “Ta chỉ có thể biết mình là ai và có thể làm gì khi ta dám đối đầu với thách thức”, vị chuyên gia này nói thêm. (Hồng Vân)

10 Tháng Năm 2016(Xem: 11309)
Ts Trần Công Trục: Âm mưu của Đài Loan "Ngày 10/5 hãng thông tấn Reuters đưa tin, có khả năng PCA sẽ "trì hoãn" việc ra phán quyết vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông..."Ảnh bên: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đi thăm đảo Ba Bình.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10176)
"Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11570)
Mặt trận biển Đông Ảnh bên: Mũi tên trắng trên: đường đi của các chiến hạm Nhật Bản. Mũi tên trắng dưới: đường đi của Chiến hạm Pháp và Nga qua eo biển Malacca. Chấm đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 11375)
Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP
24 Tháng Tư 2016(Xem: 10078)
Nước cờ ngoại giao của Trung cộng "Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh". - Quan điểm của VN: Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 9808)
(GDVN) - Toàn bộ quá trình phóng tên lửa của Trung Quốc đã được các vệ tinh cảm biến quân sự của Mỹ trong khu vực theo dõi. South China Morning Post ngày 20/4 dẫn nguồn báo Washington Free Beacon cho hay, một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ, Trung Quốc đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 hôm 12/4.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 9979)
"Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 10675)
"Hình ảnh chụp từ vệ tinh quốc tế ImageSat ngày 7/4 được các giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua công nhận là xác thực cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 12186)
"Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 10123)
"Hãng tin Reuters tường thuật rằng tàu ngầm Oyashio là một trong những tàu ngầm lớn nhất và mới nhất của Nhật Bản. Thuyền trưởng Hiraoki Yoshino thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được Reuters dẫn lời nói rằng “mục đích chủ yếu của chuyến đi là để huấn luyện các binh sĩ hải quân”.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 13358)
"Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”. "Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ". - Trung cộng xây lò nguyên tử gần Bạch Long Vĩ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 10964)
- "Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10113)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10203)
- Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
21 Tháng Ba 2016(Xem: 9700)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 10316)
"Sau khi tập trận xong với hải quân Philippines, hai khu trục hạm hộ tống tàu ngầm Nhật Oyashio lần đầu tiên sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng là một quốc gia đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 9934)
"Vương Nghị nói rằng, nước ông không loại trừ khả năng đưa các phóng viên báo chí ra các thực thể (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp trên Biển Đông sau khi hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 9840)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".