Dầu khí VN: Trữ lượng nhỏ nhưng tỷ trọng khai thác lớn làm nền kinh tế có vấn đề

26 Tháng Chín 20177:45 CH(Xem: 9341)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  TƯ  27  SEP  2017


Dầu khí VN: Trữ lượng nhỏ nhưng tỷ trọng khai thác lớn làm nền kinh tế có vấn đề


Dân trí - Trữ lượng dầu nước ta khoảng 750 triệu tấn, nhưng đã khai thác và đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn. Trữ lượng khí còn lại cũng không nhiều. “Trữ lượng chỉ có vậy mà tỷ trọng khai thác lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề”, một vị chuyên gia nói.

Mở cửa hội nhập nhưng vẫn tồn tại chủ nghĩa bảo hộ


Tại hội thảo "Ngành dầu khí trong bối cảnh toàn cầu hóa" được tổ chức sáng nay (26/9/17), đại diện của Hội đồng tư vấn của PVN cho biết, tiềm năng dầu khí của chúng ta không nhiều. Hiện nay, trữ lượng dầu khoảng 750 triệu tấn, trong đó, đã khai thác đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn.


Bên cạnh đó, hơn 730 tỷ m3 khí, hiện đã khai thác 170 tỷ m3, trữ lượng phần còn lại không nhiều, đâu đó chỉ còn những mỏ nhỏ.


“Trữ lượng dầu chỉ có vậy mà tỷ trọng khai thác lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề”, vị chuyên gia này chia sẻ.


image040

Tiềm năng dầu khí của Việt Nam không nhiều.


Ông này còn nói thêm rằng, ông muốn ngành dầu khí phát triển, nhưng ông muốn ngành khác còn phát triển hơn.


Theo vị chuyên gia này, tính đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất khai thác dầu khí từ đá móng. Trước đó, mọi giả thiết, mọi lý thuyết đều nói rằng ở đó không có dầu.


“Thế giới bảo ta kì quái nhưng ta vẫn mày mò khai thác, nên 200 triệu tấn dầu khí được khai thác từ đá móng của ta đã thay đổi mọi nhận thức của các nhà địa chất dầu khí”, vị chuyên gia này cho biết.


Bên cạnh đó, nói về ngành dầu khí Việt Nam từ sau khi ký hiệp định TPP, ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, từ một nước đi sau đến muộn trong hội nhập trở thành một nước dẫn đầu, đặt nền tảng cho hội nhập thế giới thế hệ mới.


Tuy nhiên, sự mâu thuẫn giữa mở cửa hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ trong nước khi một mặt vẫn mở cửa vẫn đàm phán, còn một mặt vẫn có những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.


Mâu thuẫn giữa hợp tác về kinh tế và cạnh tranh trong vị thể chính trị đã làm cho doanh nghiệp đang hợp tác vẫn phải cạnh tranh, cạnh tranh vẫn phải hợp tác sao cho lợi ích quốc gia là quan trọng nhất.


Để giải quyết vấn đề này, ông Chung cho rằng, nên tăng cường chế biến dầu khí trên nền tảng khai thác. Cú sốc mô hình khai thác tài nguyên dạy chúng ta bài học rằng nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên mà không tăng cường chế biến, phân phối, thì sẽ phải đối diện với những cú sốc giảm giá.


Thêm nữa, việc gần như quan trọng nhất là đổi mới, tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo ông Chung, nếu không nâng cao được năng lực 60.000 con người ở cả 3 cấp độ của ngành dầu khí thì sẽ không bắt kịp với hội nhập, không đáp ứng được cạnh tranh và rất khó thắng lợi.


image039

Hội nhập hạn chế nhưng hợp lý


Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.


Chế biến các sản phẩm dầu và hóa dầu thì nước ta mở cửa thị trường và không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn ở Việt Nam.


Tuy nhiên, điều quan trọng là phân phối sản phẩm dầu thì ta chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phân phối, trừ khi họ có nhà máy chế biến dầu. Trong trường hợp họ không làm nhà máy lọc dầu thì không được phân phối.


Mặt khác, có một bất cập là người đàm phán và người làm chính sách không khớp nhau ở chỗ mặc dù cam kết nhưng một công ty xăng dầu cổ phần hóa thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn được mua cổ phần. Đây chính là khập khiễng trong chính sách.


Nói tóm lại, cam kết hội nhập của dầu khí đang ở mức rất hạn chế, nhưng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay thì cam kết ấy là hợp lý. Nếu chưa làm rõ được vùng quyền chủ quyền với Trung Quốc mà mở rộng ra thì sẽ hết sức phức tạp, ông Tuyển nhấn mạnh.


Đương nhiên, cam kết như vậy cũng làm hạn chế sức cạnh tranh của ngành dầu khí, làm cho ngành rất khó phát triển. “Ta chỉ có thể biết mình là ai và có thể làm gì khi ta dám đối đầu với thách thức”, vị chuyên gia này nói thêm. (Hồng Vân)

25 Tháng Chín 2016(Xem: 9695)
- Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ vào năm tới, làm thế nào để tái khẳng định sức mạnh Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điều quan trọng. - Người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 10251)
Theo quan sát, có tất cả năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình. Trong đó bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các công trình kiên cố này có chiều cao khoảng 3 hoặc 4 tầng, SCMP ước tính.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 9458)
"Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016".
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9922)
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
09 Tháng Chín 2016(Xem: 9887)
"Hôm 07/09/2016 tại Vientian, phái đoàn Philippines tham dự Thượng đỉnh ASEAN công bố bằng chứng tố cáo Trung Quốc bí mật xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Manila, nhiều không ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Scarborough, chỉ cách đảo chính Luzon 230 km".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 10873)
Hậu chấn PCA-Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9427)
« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 9820)
Diễn biến bất thường ở biển Darwin Úc: “Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 11149)
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 9975)
- "Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch". - Trong lúc đó: Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ». Ảnh bên: Song Tử Tây by LYKIENTRUC.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 12413)
"Nếu Việt Nam triển khai các loại tên lửa mới nhất để nhắm vào Trung Quốc thì đó là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam hãy nhớ về quá khứ và rút ra một số bài học từ lịch sử," tờ Global Times cho biết.
11 Tháng Tám 2016(Xem: 12087)
"Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 10306)
"Tờ Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 6/8 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Nga bên lề G-20 tại Hàng Châu đầu tháng Chín tới sẽ có "tin mừng", Bắc Kinh và Moscow có thể thành lập một tòa án quốc tế cho khu vực Âu - Á".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 10124)
"Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 9581)
"Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 9723)
“Phán quyết của Toà Trọng tài PCA đã làm rõ rất nhiều thứ trên giấy tờ, nhưng không có gì thay đổi trên thực địa cả. Đừng trông đợi bất cứ thay đổi kịch tính nào trong vấn đề Biển Đông phức tạp".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 9815)
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10015)
- Tân Hoa Xã ngày hôm 19/07/ đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp ». - Ảnh bên: Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer.