Đồng khai thác Biển Đông với Trung Quốc : Lợi bất cập hại

27 Tháng Bảy 20176:49 CH(Xem: 9420)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  SÁU 28 JULY  2017


Đồng khai thác Biển Đông với Trung Quốc : Lợi bất cập hại


image008

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (P) tại Manila, Philippines, ngày 25/07/2017.NOEL CELIS / AFP


Trong những ngày qua, cả Manila lẫn Bắc Kinh đều kẻ xướng người họa, ca ngợi lợi ích của việc cùng nhau khai thác Biển Đông. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 24/07/2017 hết sức lạc quan trước trước những lợi ích trông thấy, một quan điểm được ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ghé thăm Manila hoàn toàn tán đồng.


Tuy nhiên, trong một phân tích được công bố hôm 27/07/2017, báo mạng Nhật Bản The Diplomat cho rằng đối với Philippines, đồng khai thác Biển Đông với Trung Quốc là công việc đầy rủi ro.


Trong quá khứ, Manila và Bắc Kinh từng có đề án cùng hợp tác khai thác Biển Đông, cụ thể là đề án JSMU, tức là thỏa thuận cùng khảo sát địa chấn ngoài biển, ký kết năm 2005 giữa ba tập đoàn dầu khí quốc doanh PNOC của Philippines, CNOOC của Trung Quốc và PetroVietnam của Việt Nam.


Đề án này đã nhanh chóng bị dẹp bỏ vào năm 2008 sau khi chính quyền Philippines thời đó của bà Gloria Arroyo bị cáo buộc bán đứng quyền lợi đất nước để đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ.


Ngay sau khi đề án bị hủy bỏ, Philippines đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài giúp khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi vì Trung Quốc đã tăng sức đe dọa các tập đoàn ngoại quốc, đồng thời cho tàu tuần tra hù dọa và cản trở các tàu khảo sát làm việc cho Philippines. Trong phán quyết vào tháng 7/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye chỉ rõ là Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines bằng cách ngăn không cho Manila khai thác tài nguyên tại khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở Biển Đông bị Trung Quốc cho là của họ bất chấp việc khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý Philippines.


Quá khứ đã là như vậy, hiện tại, theo The Diplomat, cũng không sáng sủa hơn. Để biện minh cho chủ trương xích lại gần Trung Quốc, chính quyền Duterte đã nhấn mạnh đến lợi ích của việc đồng khai thác Biển Đông, nêu bật một số điểm như ngư dân Philippines đã được đến đánh bắt tại khu vực bãi Scarborough Shoal, và Trung Quốc cam kết không xây dựng gì trên bãi mà họ đã chiếm từ tay Philippines vào năm 2012.


Đối với The Diplomat, những lợi ích đó khá nhỏ nhoi so với những nhượng bộ đáng kể mà Manila đã phải chịu, trong đó có việc gác qua một bên phán quyết quốc tế về Biển Đông hết sức có lợi cho Philippines, cũng như là chiều lòng Trung Quốc để ra một tuyên bố chung yếu ớt một cách đáng hổ thẹn trong tư cách chủ tịch ASEAN hồi tháng 4/2017. Nếu theo đà này, chính quyền Duterte có nguy cơ sẽ bị lên án về tội không bảo vệ chủ quyền quốc gia.


Rủi ro cũng tiềm ẩn trong tương lai gần, nhất là khi mà cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông trong những năm gần đây cho thấy là Bắc Kinh sẵn sàng xóa bỏ mọi thỏa thuận và dùng đến biện pháp cưỡng chế thô bạo để đạt mục tiêu. Đối với Philippines chẳng hạn, Trung Quốc cho đến giờ vẫn chính thức cho rằng sở dĩ kế hoạch đồng khai thác hồi năm 2005 thất bại, đó là vì Manila thiếu quyết tâm thúc đẩy, chứ không hề nói gì về các hành động cưỡng chế bất hợp pháp của Bắc Kinh sau đó.


Căn cứ vào tiền lệ đó, nếu vì một lý do nào đó mà Philippines không thực hiện thỏa thuận đồng khai thác với Trung Quốc, Bắc Kinh hoàn toàn có thể dùng biện pháp quân sự gây áp lực trên Manila, trực tiếp tại khu vực đồng khai thác, hoặc gián tiếp với các hành động quyết đoán khác, như cho xây dựng cơ sở trên bãi Scarborough Shoal hoặc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.


Thậm chí, do việc chính quyền Duterte ngày càng bám vào Trung Quốc về kinh tế, để khỏi mang tiếng là hung bạo, Bắc Kinh còn có thể dùng đến vũ khí thương mại. Trong lãnh vực này, Trung Quốc cũng đã có rất nhiều tiền sự, như cấm xuất khẩu đất hiếm vào Nhật Bản trong năm 2010, hạn chế nhập chuối Philippines vào năm 2012, hoặc mới đây là những đòn trả đũa kinh tế chống lại Hàn Quốc vì đã cho Mỹ triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD.


Phân tích của The Diplomat đã tập trung vào vấn đề đồng khai thác Biển Đông trong quan hệ Philippines-Trung Quốc, nhưng đó cũng là vấn đề đặt ra cho các nước Đông Nam Á khác bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông như Việt Nam, Malaysia hay Brunei.


Đối với các nước này, Bắc Kinh cũng đưa ra chiêu bài gác tranh chấp, đồng khai thác. Vấn đề cốt lõi tuy nhiên vẫn là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, và đề nghị đồng khai thác chỉ là một sách lược nhằm thực hiện tham vọng đó.


Vào năm 2013, khi ông Tập Cận Bình đưa ra lời kêu gọi đồng khai thác đối với các nước Đông Nam Á, trong một bài phỏng vấn trên báo Việt Nam, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên Giới Chính Phủ Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông, đã không ngần ngại vạch trần ý đồ của Bắc Kinh là thông qua yêu sách chủ quyền vô lý trên 85% diện tích Biển Đông để « "nhảy vào xí phần" trong khu vực thềm lục địa của các nước ven Biển Đông… từ đó biến các vùng biển không tranh chấp thành các vùng biển tranh chấp… ».


Đối với các chuyên gia, việc đồng khai thác chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp khai thác vùng trùng lắp giữa vùng đặc quyền kinh tế EEZ của hai nước, nhưng không thể nào áp dụng trong trường hợp như là Trung Quốc muốn thúc đẩy : Khoanh một vùng rất lớn ăn sâu vào thềm lục địa của các nước khác, tự nhận chủ quyền trên đó, rồi đòi đồng khai thác những vùng nằm trong EEZ của các láng giềng./( Trọng Nghĩa 27-07-2017)

19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18855)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10469)
"Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11442)
Thế còn Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì sao? Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11098)
"Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến".
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18238)
Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12403)
- "Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12". -"Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A. (Xem tiếp trang trong)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11338)
- "Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài. - Ảnh bên: Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum, Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13788)
"Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết". Ảnh bên: Các thủ thủy VN cang gác đảo Đá Nam". Photo: Lý Kiến Trúc.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11579)
"Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn". "Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10866)
"Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10940)
"Nhiệm vụ của Vận tải hạm GY820 là vận chuyển tiếp liệu cho căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Hưng, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10841)
"Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11965)
"Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines.Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines". "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào 12 hải lý đá Su Bi hôm 27/10/15 và ngày 12/11/15 pháo đài bay B-52 đã tuần tra tự do hàng không bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn". " Nikkei Asian Review ngày 18/11 cho biết, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á ". "Trong số 259 triệu USD viện trợ lần này, Philippines nhận được 79 triệu. Số còn lại, Mỹ tài trợ cho Việt Nam khoảng 40 triệu USD với 19,6 triệu trong năm tài khóa 2015 và 20,5 triệu trong năm tài khóa 2016. Mức viện trợ của Mỹ cho Indonesia là 21 triệu USD và Malaysia là 2,5 triệu USD và đều phân bổ làm 2 đợt, năm tài
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10948)
"Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11028)
"Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm".
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10030)
"Bộ Ngoại giao Philipines, ngày hôm nay, 11/11/2015, thông báo, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ tổ chức cuộc điều trần vào ngày 24/11/2015, để tiếp tục nghe các bên liên quan trình bầy lập luận trong vụ Philipines kiện Trung Quốc liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12688)
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11". "Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11787)
"Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11194)
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh," Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 11344)
"Cuộc họp giữa đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, sẽ kéo dài một tiếng hôm nay qua đường truyền video trực tiếp".